Tag

8 cảnh báo cho người lao động khi tham gia chương trình IM Japan

Lao động - Việc làm 06/12/2018 10:34
aa
TTTĐ - Chương trình IM Japan là Chương trình đưa thực tập sinh đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản theo Bản ghi nhớ giữa Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Tổ chức Phát triển nhân lực quốc tế Nhật Bản được thực hiện từ năm 2005. Đây là chương trình phi lợi nhuận được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội giao cho Trung tâm Lao động ngoài nước trực tiếp phối hợp với Tổ chức IM Japan triển khai thực hiện.

8 cảnh báo cho người lao động khi tham gia chương trình IM Japan

Ảnh minh họa (nguồn Dolab)

Bài liên quan

Nâng cao năng lực cán bộ làm công tác xuất khẩu lao động tại huyện nghèo

Lịch thi tuyển ứng viên điều dưỡng, hộ lý sang làm việc tại Nhật Bản theo Chương trình EPA khóa 7 năm 2018

Gần 15.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong tháng 10/2018

Theo đó, trải qua 14 năm triển khai, chương trình đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo người lao động trên cả nước và đã có gần 6.000 thực tập sinh xuất cảnh sang Nhật thực tập.

Tuy nhiên, trong thời gian qua lợi dụng tính chất phi lợi nhuận của chương trình đã có một số tổ chức, cá nhân lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin của người lao động, mạo danh Trung tâm lao động ngoài nước hoặc thông tin là có quan hệ với Trung tâm Lao động ngoài nước để làm trung gian, môi giới, thu những khoản tiền trái quy định. Nhiều người lao động đã chủ động khai báo việc nộp tiền cho đối tượng trung gian môi giới nên đã được hướng dẫn lấy lại được các khoản tiền đã nộp trái quy định. Tuy nhiên, một số người lao động do không tìm hiểu kỹ thông tin về chương trình bị lừa, nộp tiền cho những đối tượng này.

Một số hình thức thường được các đối tượng lừa đảo người lao động như: tổ chức bán hoặc phát hồ sơ chương trình IM Japan miễn phí cho người lao động; đứng ra tổ chức các lớp ôn luyện Toán, thể lực trước khi thi tuyển cho người lao động; tổ chức đưa người lao động đi thi tuyển; tuyên truyền về việc có thể tác động vào kết quả thi tuyển, kết quả đào tạo của người lao động, giúp người lao động lựa chọn được những đơn hàng tốt, sớm xuất cảnh sang Nhật Bản thực tập; yêu cầu người lao động khi nộp tiền phải có cam kết chỉ được nhận lại tiền đã nộp nếu thi trượt chương trình; hướng dẫn cho người lao động trước khi thi để trả lời phỏng vấn, trong đó yêu cầu người lao động không được khai báo về việc người lao động có quen biết, nộp hồ sơ, nộp tiền cho đối tượng trung gian môi giới để che giấu các hành vi lừa đảo nêu trên.

Để ngăn ngừa hiện tượng nêu trên, Trung tâm Lao động ngoài nước đã đưa ra 8 cảnh báo cho người lao động, cụ thể như sau:

1. Trung tâm Lao động ngoài nước và IM Japan không phối hợp hay ủy quyền cho bất cứ tổ chức, cá nhân nào khác để tổ chức ôn luyện trước khi thi tuyển, tuyển chọn, đào tạo và phái cử thực tập sinh.

2. Trung tâm Lao động ngoài nước không thu bất kỳ khoản tiền nào của người lao động từ lúc người lao động nộp hồ sơ đến khi tham gia thi tuyển. Các khoản người lao động phải chi phí sau khi trúng tuyển bao gồm: tiền khám sức khỏe, học phí khóa đào tạo dự bị tiếng Nhật (3 tháng), tiền ăn và ký túc xá (7 tháng). Tổng chi phí cơ bản khoảng 25 – 30 triệu.

3. Trung tâm Lao động ngoài nước không tổ chức hoặc liên kết với các tổ chức hay cá nhân để tổ chức các khóa ôn tập trước khi thi tuyển; Đồng thời khuyến cáo người lao động tự ôn tập, rèn luyện thể thao trước khi thi theo hướng dẫn của Trung tâm.

4. Để đăng ký tham gia chương trình, người lao động phải tự tải và hoàn thiện hồ sơ Đăng ký dự tuyển theo hướng dẫn trên website không nhận hoặc mua hồ sơ từ các đối tượng trung gian.

5. Trực tiếp đến Trung tâm Lao động ngoài nước (Số 1, Trịnh Hoài Đức, Đống Đa, Hà Nội) để nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển hoặc trực tiếp gửi chuyển phát nhanh bảo đảm qua đường bưu điện (Trung tâm không tiếp nhận hồ sơ thông qua trung gian).

6. Kết quả tuyển chọn được đánh giá dựa trên kết quả từng nội dung thi tuyển của các ứng viên (Toán, thân thể, thể lực, phỏng vấn) và đảm bảo theo đúng các tiêu chí của chương trình.

7. Việc bố trí ngành nghề, giới thiệu công ty tiếp nhận cho ứng viên được IM Japan thực hiện thông qua việc đánh giá kết quả thi tuyển, học lực và kinh nghiệm làm việc của các ứng viên và sẽ do công ty tiếp nhận phỏng vấn, quyết định lựa chọn.

8. Việc ứng viên nộp tiền cho các tổ chức, cá nhân trung gian môi giới là trái quy định của Chương trình, nếu không chủ động khai báo mà bị phát hiện người lao động sẽ bị dừng Chương trình.

Lưu ý đối với người lao động:

Nếu phát hiện các trường hợp tiêu cực trong quá trình thi tuyển hoặc bị các tổ chức, cá nhân lừa đảo, đề nghị người lao động chủ động, trung thực thông báo với Trung tâm Lao động ngoài nước để được tư vấn, hỗ trợ, bảo vệ quyền lợi của bản thân (điện thoại liên hệ: 024.7303.0199 số máy lẻ 115/116; email: thuctapsinhnhatban@gmail.com)./.

Đọc thêm

Đồng Nai xác định "hạt nhân" động lực phát triển kinh tế vùng Nông thôn mới

Đồng Nai xác định "hạt nhân" động lực phát triển kinh tế vùng

TTTĐ - Tỉnh Đồng Nai xác định 3 "hạt nhân" quan trọng để làm động lực phát triển kinh tế vùng của địa phương.
Nhiều hiệu quả kinh tế từ sáng kiến của công nhân, lao động Lao động - Việc làm

Nhiều hiệu quả kinh tế từ sáng kiến của công nhân, lao động

TTTĐ - Theo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, năm 2024, toàn thành phố đã có 95.523 sáng kiến của công nhân lao động được công nhận ở cấp cơ sở, 2.086 sáng kiến được công nhận ở cấp trên cơ sở.
Lan tỏa sâu rộng chương trình “Mái ấm Công đoàn” Muôn mặt cuộc sống

Lan tỏa sâu rộng chương trình “Mái ấm Công đoàn”

TTTĐ - Sự hỗ trợ từ chương trình “Mái ấm Công đoàn” là nền tảng quan trọng ban đầu giúp các đoàn viên, người lao động khó khăn có thêm quyết tâm xây dựng ngôi nhà mới để ổn định cuộc sống.
Cùng Vinatrain tìm hiểu về lĩnh vực xuất nhập khẩu Lao động - Việc làm

Cùng Vinatrain tìm hiểu về lĩnh vực xuất nhập khẩu

TTTĐ - Nhân viên xuất nhập khẩu là cầu nối giữa các doanh nghiệp, góp phần cho hoạt động lưu thông hàng hóa quốc tế và nội địa được dễ dàng và nhanh chóng.
Hà Nội: Thị trường tuyển dụng giúp việc tăng cao, cơ hội mở rộng Lao động - Việc làm

Hà Nội: Thị trường tuyển dụng giúp việc tăng cao, cơ hội mở rộng

TTTĐ - Trong những năm gần đây, thị trường tuyển dụng giúp việc theo giờ tại Hà Nội trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và nhịp sống đô thị ngày càng hối hả, nhu cầu tìm kiếm những người giúp việc gia đình, đặc biệt là giúp việc theo giờ, đã gia tăng đáng kể. Điều này mở ra nhiều cơ hội cho những người lao động tìm kiếm việc làm ổn định và linh hoạt tại Thủ đô.
Hải Phòng tổ chức ngày hội việc làm cho thanh niên năm 2024 Lao động - Việc làm

Hải Phòng tổ chức ngày hội việc làm cho thanh niên năm 2024

TTTĐ - Sáng 24/8, tại trường Cao đẳng Bách nghệ Hải Phòng, Ban Thường vụ Thành đoàn Hải Phòng phối hợp với Trung tâm IOM tổ chức chương trình “Ngày hội việc làm cho thanh niên năm 2024” cấp huyện và cấp thành phố nhằm hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp và giới thiệu việc làm cho đoàn viên, thanh niên trên địa bàn.
Long An: Đẩy mạnh đào tạo nghề, giải quyết việc làm Lao động - Việc làm

Long An: Đẩy mạnh đào tạo nghề, giải quyết việc làm

TTTĐ - Với quyết tâm hoàn thành các chỉ tiêu đào tạo nghề và giải quyết việc làm, từ đầu năm đến nay, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Long An đã phối hợp tốt với các ngành, địa phương và các trường đào tạo nghề tập trung thực hiện tốt công tác này; từ đó, góp phần ổn định xã hội, đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần của người dân trên địa bàn tỉnh.
Sôi nổi ngày hội việc làm dành cho sinh viên báo chí, truyền thông Lao động - Việc làm

Sôi nổi ngày hội việc làm dành cho sinh viên báo chí, truyền thông

TTTĐ - Sáng 23/8, trường Cao đẳng Truyền hình tổ chức Ngày hội việc làm thu hút gần 40 cơ quan báo chí, truyền thông, doanh nghiệp với gần 500 sinh viên tham gia.
Xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo động lực bứt phá Lao động - Việc làm

Xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo động lực bứt phá

TTTĐ - Nguồn nhân lực có chất lượng và kỹ năng nghề có vai trò quan trọng trong phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Vì vậy, những năm gần đây, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo.
Điều tra tiền lương tại 3.400 doanh nghiệp của 18 tỉnh, thành phố Lao động - Việc làm

Điều tra tiền lương tại 3.400 doanh nghiệp của 18 tỉnh, thành phố

TTTĐ - Theo kế hoạch điều tra năm 2024 về lao động, tiền lương trong doanh nghiệp của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, việc điều tra sẽ được tiến hành tại 3.400 doanh nghiệp của 18 tỉnh, thành phố, đại diện cho 8 vùng kinh tế của cả nước.
Xem thêm