Tag

Yên Bái: Đẩy mạnh chuyển đổi số nâng cao chất lượng phục vụ người dân

Tin tức 31/01/2022 09:00
aa
TTTĐ - Nhân dịp Xuân Nhâm Dần 2022, báo Tuổi trẻ Thủ đô có dịp trò chuyện với Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Trần Huy Tuấn về chuyển đổi số trên địa bàn.
Báo Tuổi trẻ Thủ đô trao 3 nhà tình nghĩa cho hộ nghèo tại tỉnh Yên Bái Ba Nghị quyết quan trọng vừa được HĐND tỉnh Yên Bái thông qua
Chuyển đổi số là xu thế tất yếu trên toàn cầu và là một giải pháp quan trọng, cấp thiết, làm cơ sở xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, quốc gia. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng xác định chuyển đổi số là một trong những nội dung trọng tâm và đột phá chiến lược thực hiện định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030.

Trong những năm qua, các cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã tích cực đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác chỉ đạo điều hành và thực hiện nhiệm vụ; Từng bước xây dựng chính quyền điện tử gắn với mô hình đô thị thông minh, đạt được kết quả nhất định.

Yên Bái: Đẩy mạnh chuyển đổi số nâng cao chất lượng phục vụ người dân
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Trần Huy Tuấn

Nghị quyết số 51-NQ/TU ngày 22/7/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái khóa XIX về chuyển đổi số tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 nêu rõ: “Phấn đấu đến năm 2025, tỉnh Yên Bái cơ bản hoàn thành các mục tiêu xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh, từng bước hoàn thành chuyển đổi số đối với những chỉ tiêu cơ bản của một số lĩnh vực quan trọng trên cả ba trụ cột là chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Đặc biệt phấn đấu thứ hạng của tỉnh Yên Bái vào nhóm 30/63 địa phương của cả nước về chuyển đổi số”.

Nghị quyết cũng đặt mục tiêu đến năm 2030, tỉnh Yên Bái thực hiện chuyển đổi số đồng bộ, toàn diện trên phạm vi toàn tỉnh, sẵn sàng thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới, đồng thời tiếp tục nâng thứ hạng của tỉnh Yên Bái trên bảng xếp hàng đánh giá chuyển đổi số hàng năm.

- Ông có thể chia sẻ trong thời gian tới, tỉnh Yên Bái sẽ triển khai chuyển đổi số ra sao nhằm đạt mục tiêu mà Nghị quyết số 51-NQ/TU đã đề ra?

- Để đạt được mục tiêu mà Nghị quyết số 51 đã đề ra, tỉnh Yên Bái tiếp tục tập chung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp với phương châm “Đổi mới căn bản, toàn diện công tác chỉ đạo, điều hành, vận hành hệ thống quản lý Nhà nước và xã hội, xây dựng mô hình đô thị thông minh, tiến tới xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số và xã hội số, giúp các ngành, địa phương, tổ chức, doanh nghiêp và người dân triển khai hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh, cung cấp, sử dụng dịch vụ xã hội hiệu quả cao, góp phần nâng cao chất lượng đời sống xã hội và sự hài lòng của người dân”.

Theo đó, nhiệm vụ giải pháp hàng đầu là công tác lãnh đạo, chỉ đạo, bám sát những chủ trương, chiến lược về chuyển đổi số quốc gia và các nghị quyết của tỉnh Yên Bái phù hợp với điều kiện thực tế địa phương.

Trung tâm điều hành thông minh tỉnh Yên Bái
Trung tâm điều hành thông minh tỉnh Yên Bái

Trong năm 2022, UBND tỉnh Yên Bái giao nhiệm vụ chi tiết, cụ thể cho các sở, ngành, địa phương triển khai đồng bộ. Đặc biệt, lần đầu tiên, UBND tỉnh Yên Bái đã đưa mục tiêu, chỉ tiêu chuyển đổi số vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong năm tới.

Cùng với đó, tỉnh Yên Bái tập trung đầu tư, tiếp nhận hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin với công nghệ tiên tiến, hiện đại có tính bảo mật, an toàn, an ninh cao và tiếp tục triển khai mở rộng các nhiệm vụ của đô thị thông minh tầm nhìn đến năm 2025; Thực hiện kế hoạch chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.

Chúng tôi cũng tiếp tục đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính theo hướng không phụ thuộc vào địa giới hành chính, gắn số hóa và sử dụng kết quả số hóa hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, tăng năng suất lao động, góp phần hình thành công dân số, doanh nghiệp số trong xây dựng chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số.

Thực hiện cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để thu hút các nhà đầu tư triển khai thực hiện các dự án ứng dụng công nghệ cao; hỗ trợ chuyển đổi số, phát triển thị trường, cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư theo chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư của tỉnh.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy kiểm tra Trung tâm hành chính công tỉnh Yên Bái
Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy kiểm tra Trung tâm hành chính công tỉnh Yên Bái

Ngoài ra, tỉnh Yên Bái cũng tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, thu hút nguồn nhân lực công nghệ thông tin có trình độ cao để tiếp nhận công nghệ, vận hành hệ thống hạ tầng chuyển đổi số có hiệu quả; Đẩy mạnh tập huấn kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho cán bộ công chức, viên chức; Đồng thời, thực hiện tốt công tác tuyên truyền, khuyến khích, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp sử dụng các ứng dụng, dịch vụ của đô thị thông minh, chính quyền điện tử thông qua các thiết bị công nghệ như máy tính, điện thoại thông minh…

Qua đó, chuyển đổi số cung cấp các dịch vụ công chất lượng và kịp thời phục vụ người dân và doanh nghiệp để nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, tạo môi trường minh bạch, thuận lợi để thu hút mạnh mẽ các dự án đầu tư và phát triển các thành phần kinh tế thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

- Xin ông cho biết, trong các mục tiêu mà nghị quyết đưa ra, đâu là mục tiêu quan trọng nhất mà tỉnh Yên Bái muốn hướng đến?

- Trong các mục tiêu mà nghị quyết đưa ra, tỉnh Yên Bái xác định mục tiêu quan trọng nhất để hướng đến đó là 100% thủ tục hành chính có đủ điều kiện theo quy định được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 và được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động; Duy trì kết nối, chia sẻ thông tin giữa Cổng dịch vụ công tỉnh với Cổng dịch vụ công quốc gia; 100% các giao dịch trên Cổng dịch vụ công tỉnh và hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp tỉnh, huyện, xã được xác thực điện tử; Tỷ lệ hồ sơ trực tuyến của dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên tổng số hồ sơ đạt ít nhất 50%, người dân chỉ phải nhập dữ liệu một lần và tối thiểu 90% người dân, doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính là quan trọng nhất.

Chúng tôi luôn đặt mục tiêu hướng tới nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp. Đặc biệt, khi tỉnh Yên Bái cung cấp các thủ tục hành chính lên dịch vụ công mức độ 4 sẽ giúp chính quyền hoạt động hiệu quả, minh bạch hơn; cán bộ, công chức, người dân được đào tạo, nâng cao kỹ năng số, từ đó hình thành nên các công dân số. Qua đó, việc hình thành được các công dân số là một trong những điều kiện hết sức quan trọng để phát triển được chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.

Khai trương thẻ điện tử công chức, viên chức và thanh toán không dùng tiền mặt tại tỉnh Yên Bái
Khai trương thẻ điện tử công chức, viên chức và thanh toán không dùng tiền mặt tại tỉnh Yên Bái

- Được biết, Yên Bái cũng tập trung vào mục tiêu phát triển kinh tế số, vậy ông cho biết, tỉnh sẽ đẩy mạnh phát triển những lĩnh vực nào?

- Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương, mục tiêu phát triển kinh tế số trong thời gian tới, tỉnh Yên Bái sẽ lựa chọn phát triển cấu phần kinh tế số, trong đó ưu tiên tập trung đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số ở lĩnh vực quản trị điện tử, thương mại điện tử, tài chính điện tử, ngân hàng điện tử, sản xuất thông minh, nông nghiệp chính xác, du lịch thông minh, giao thông vận tải và logistics. Vì đây là các lĩnh vực còn nhiều tiềm năng và dư địa phát triển của tỉnh hiện nay.

- Trên góc độ là người đứng đầu địa phương, ông đánh giá đâu là lợi thế để Yên Bái thực hiện chuyển đổi số thành công?

- Mặc dù vẫn là một địa phương còn gặp nhiều khó khăn nhưng những năm qua, các cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã tích cực đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành và thực hiện nhiệm vụ; Từng bước xây dựng chính quyền điện tử gắn với mô hình đô thị thông minh, đạt được kết quả nhất định.

Trung tâm Hành chính công tỉnh Yên Bái
Trung tâm Hành chính công tỉnh Yên Bái

Sau khi Trung ương ban hành các chủ trương, chiến lược, kế hoạch về chuyển đổi số, xác định "chuyển đổi số là nhiệm vụ quan trọng, là xu thế tất yếu trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành phát triển kinh tế - xã hội" cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh đã cụ thể hóa thành các nhiệm vụ, giải pháp để đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, chỉ đạo điều hành của cơ quan Nhà nước, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức làm việc nhằm phát triển môi trường số hiện đại, an toàn, nhân văn, rộng khắp, hướng tới xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.

Như vậy có thể nói, sự đồng thuận, quyết tâm cao độ của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân là một trong những lợi thế quan trọng trong việc thực hiện chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh đó, qua khảo sát đầu năm 2021, hộ gia đình trên địa bàn tỉnh sử dụng điện thoại thông minh đạt 94,8%. Điều đó cho thấy người dân Yên Bái luôn sẵn sàng tiếp cận với công nghệ, sẵn sàng sử dụng công nghệ và thích sử dụng công nghệ. Cùng với đó, người dân Yên Bái có nhiều phẩm chất tốt như ham học hỏi, tìm tòi, sáng tạo, hội nhập, đoàn kết, đây cũng là những thế mạnh để tỉnh Yên Bái phát huy trong thực hiện chuyển đổi số thành công.

Trân trọng cảm ơn ông!

Đọc thêm

Xây dựng Thủ đô phát triển xứng tầm trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước Tin tức

Xây dựng Thủ đô phát triển xứng tầm trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước

TTTĐ - Các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô đã diễn ra thành công tốt đẹp, trang trọng, ý nghĩa, thiết thực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tiễn của Thủ đô và đất nước.
Đại biểu Quốc hội khao khát Việt Nam có đường sắt tốc độ cao Tin tức

Đại biểu Quốc hội khao khát Việt Nam có đường sắt tốc độ cao

TTTĐ - Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân cho biết mình may mắn trải nghiệm đường sắt tốc độ cao ở Châu Âu, nên ông rất khao khát Việt Nam có được loại hình giao thông này.
Thống nhất 32 nội dung trình kỳ họp thứ 28 HĐND tỉnh Quảng Trị Tin tức

Thống nhất 32 nội dung trình kỳ họp thứ 28 HĐND tỉnh Quảng Trị

TTTĐ - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của các cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị nội dung trình HĐND tỉnh, bảo đảm chất lượng, tiến độ và quy định để thảo luận, thống nhất trình kỳ họp thứ 28 HĐND tỉnh khóa VIII.
Lan tỏa tinh thần quyết liệt chống lãng phí Thời sự

Lan tỏa tinh thần quyết liệt chống lãng phí

TTTĐ - Hà Nội là thành phố đầu tiên trong cả nước thành lập Ban chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí; thể hiện rõ hơn sự quyết liệt, đồng lòng, trách nhiệm trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ phòng, chống lãng phí của thành phố.
Quốc hội thảo luận về dự án Luật Nhà giáo Giáo dục

Quốc hội thảo luận về dự án Luật Nhà giáo

TTTĐ - Sáng 20/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo.
Trao các quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ Nhịp sống phương Nam

Trao các quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ

TTTĐ - Ngày 19/11, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vừa tổ chức Hội nghị công bố các quyết định của Ban Bí thư về chỉ định tham gia BCH Đảng bộ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nhiệm kỳ 2020-2025.
Đảm bảo chất lượng, tiến độ thi hành Luật Thủ đô Tin tức

Đảm bảo chất lượng, tiến độ thi hành Luật Thủ đô

TTTĐ - Kỳ họp thứ 19 của HĐND TP Hà Nội đã thông qua 15 Nghị quyết với tỷ lệ thống nhất cao. HĐND TP đề nghị UBND TP, các cấp, ngành, địa phương, đơn vị tập trung tổ chức triển khai khẩn trương, quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để đảm bảo các nghị quyết của HĐND TP đi vào cuộc sống và đạt hiệu quả thiết thực.
Ngày mai, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của kỳ họp thứ 8 Tin tức

Ngày mai, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của kỳ họp thứ 8

TTTĐ - Từ ngày mai (20/11), đợt 2 của kỳ họp thứ 8 sẽ bắt đầu. Trong đợt này, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua nhiều dự án luật và nghị quyết quan trọng.
Mở rộng phân cấp, uỷ quyền trong giải quyết TTHC, đầu tư xây dựng Tin tức

Mở rộng phân cấp, uỷ quyền trong giải quyết TTHC, đầu tư xây dựng

TTTĐ - Phân cấp, uỷ quyền tạo được động lực, tính chủ động giải quyết nhiệm vụ, sát với thực tiễn, giảm tầng nấc trung gian, thủ tục hành chính rườm rà, không cần thiết. Nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, Luật Thủ đô đã quy định các điều khoản trong giải quyết thủ tục hành chính và trong đầu tư xây dựng. HĐND TP Hà Nội đã cụ thể hoá các quy định, thông qua tại kỳ họp chuyên đề sáng nay (19/11).
Tài sản công được sử dụng kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết Xã hội

Tài sản công được sử dụng kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết

TTTĐ - Sáng 19/11, tại kỳ họp thứ 19, HĐND TP Hà Nội thông qua Nghị quyết quy định việc sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của TP vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết (thực hiện điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô).
Xem thêm