Tag

Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam - Malaysia

Tiêu điểm 21/11/2024 20:27
aa
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia, chiều 21/11, hai bên đã nhất trí nâng cấp quan hệ Việt Nam - Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương Đền thờ Quốc tổ Lạc Long Quân tại Cà MauTổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì phiên họp về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trịTổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm chính thức Malaysia
Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam - Malaysia
Tổng Bí thư Tô Lâm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim tại buổi họp báo (Ảnh: TTXVN)

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia, chiều 21/11, hai bên đã nhất trí nâng cấp quan hệ Việt Nam - Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.

Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện giữa Việt Nam - Malaysia:

1. Nhận lời mời của Thủ tướng Malaysia Dato’ Seri Anwar Ibrahim, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân đã thăm chính thức Malaysia từ ngày 21 đến ngày 23 tháng 11 năm 2024.

2. Trong chuyến thăm, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Malaysia Dato’ Seri Anwar Ibrahim; hội kiến với Chủ tịch Hạ viện Tan Sri Dato’ Dr Johari bin Abdul; Chủ tịch Thượng viện Dato Awang Bemee Awang Ali Basah; tiếp Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Phát triển Nông thôn, Chủ tịch Đảng Tổ chức Thống nhất Dân tộc Mã-lai (UMNO) Dato’ Seri Dr Ahmad Zahid Hamidi; gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Malaysia và thăm một số trung tâm kinh tế và văn hóa tại Malaysia.

3. Tại cuộc hội đàm với Thủ tướng Malaysia Dato’ Seri Anwar Ibrahim, trong bầu không khí chân thành và tin cậy, hai nhà lãnh đạo bày tỏ hài lòng về quan hệ hợp tác sâu rộng Việt Nam và Malaysia đã trải qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển (1973-2024), vượt qua những giai đoạn thăng trầm trong lịch sử và ngày càng phát triển mạnh mẽ.

Từ sau khi nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác chiến lược năm 2015, hợp tác hai nước đã không ngừng được củng cố và phát triển sâu sắc, đạt được những thành tựu quan trọng cả trên bình diện song phương và đa phương, trên cơ sở hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, tầm nhìn chung về an ninh, thịnh vượng, phát triển bền vững ở khu vực và sự tương đồng về văn hóa, lịch sử cũng như gắn kết sâu sắc giữa nhân dân hai nước.

4. Trên cơ sở những kết quả đạt được và nhận thấy quan hệ Việt Nam-Malaysia đang ở giai đoạn chín muồi với nhiều cơ hội, tiềm năng phù hợp để tiến lên tầm cao mới, hai nhà lãnh đạo đã quyết định nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác Chiến lược Toàn diện, đánh dấu ý nghĩa lịch sử của chuyến thăm này.

5. Với việc tuyên bố thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện, Chính phủ hai nước khẳng định cam kết ủng hộ lẫn nhau trên con đường phát triển của mỗi nước, tiếp tục củng cố và tăng cường hợp tác hữu nghị, tin cậy chính trị giữa hai nước trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị của nhau.

Các phương hướng và biện pháp triển khai quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội, pháp luật và quy định của mỗi nước và nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam - Malaysia
Tổng Bí thư Tô Lâm và Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim hội đàm hẹp (Ảnh: TTXVN)

6. Hai bên nhất trí về những phương hướng làm sâu sắc hơn nữa và nâng tầm quan hệ trên các lĩnh vực, nhất là những biện pháp mang tính đột phá nhằm tăng cường kết nối, tháo gỡ khó khăn và mở rộng hợp tác; mở ra một chương mới trong quan hệ hợp tác hai nước vì hòa bình, ổn định, bền vững, bao trùm và thịnh vượng chung; và vì Cộng đồng ASEAN đoàn kết, tự cường và thịnh vượng, với các cột trụ chính bao gồm:

(i) Tăng cường tin cậy và hợp tác chính trị, quốc phòng, an ninh, luật pháp và tư pháp, tạo nền tảng quan hệ vững chắc, góp phần bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển: thông qua tăng cường trao đổi đoàn và hợp tác tại tất cả các cấp và các kênh nhằm làm sâu sắc hơn nữa quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và các chính đảng của Malaysia, cũng như giữa Chính phủ, Quốc hội và nhân dân hai nước; triển khai hiệu quả các cơ chế sẵn có, đồng thời nghiên cứu thành lập các cơ chế hợp tác phù hợp với nhu cầu hợp tác trong bối cảnh mới;

(ii) Tăng cường gắn kết kinh tế hướng tới tăng trưởng bền vững, đóng góp vào phát triển và thịnh vượng chung: Thúc đẩy kết nối giữa hai nền kinh tế thông qua việc hợp tác và bổ trợ cho nhau; phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương sớm đạt 18 tỷ USD và cao hơn, theo hướng cân bằng và cùng có lợi; trao đổi thông tin về các quy định, chính sách liên quan đến các mặt hàng xuất nhập khẩu tiềm năng của mỗi nước; tăng cường hợp tác phát triển ngành công nghiệp Halal; khuyến khích doanh nghiệp nước này mở rộng đầu tư tại thị trường nước kia; cam kết bảo đảm lợi ích từ hợp tác dầu khí và xem xét thiết lập cơ chế cùng phát triển hợp tác ở các khu vực chồng lấn nếu có;

(iii) Tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực mới (như kinh tế xanh, đổi mới sáng tạo, khoa học và công nghệ, chuyển đổi số, năng lượng xanh...) và gia tăng gắn kết chặt chẽ giữa hai nước trên các lĩnh vực quan trọng khác (hợp tác giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, lao động, văn hóa, thể thao, du lịch và kết nối người dân...) nhằm hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững;

(iv) Tích cực ủng hộ lẫn nhau và phối hợp chặt chẽ trong các vấn đề khu vực và quốc tế vì hòa bình, an ninh và ổn định chung: Tăng cường phối hợp, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương, nhất là ASEAN, Liên hợp quốc, Phong trào Không liên kết, Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC)…; thúc đẩy sự phát triển và bứt phá mạnh mẽ hơn của ASEAN trong những năm tới nhằm hiện thực hóa Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2045 và xa hơn; hỗ trợ hợp tác và liên kết tiểu vùng, trong đó có tiểu vùng sông Mekong.

7. Để triển khai quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện, hai nhà lãnh đạo nhất trí giao hai Bộ Ngoại giao phối hợp cùng các bộ/ngành hữu quan hai nước xây dựng Kế hoạch hành động triển khai các trụ cột đã đề cập trên để thảo luận tại Kỳ họp Ủy ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế, khoa học và kỹ thuật do Bộ trưởng Ngoại giao hai nước đồng chủ trì. Hai bên cũng nhất trí rà soát và tiến hành đàm phán các thỏa thuận hợp tác mới vào thời điểm phù hợp nhằm tạo đà mạnh mẽ và nền tảng vững chắc cho hợp tác trong tương lai.

8. Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục ủng hộ vai trò Chủ tịch ASEAN 2025 của Malaysia, đồng thời tái khẳng định cam kết Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Malaysia và tất cả các nước thành viên ASEAN hướng tới hiện thực hóa Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025, thông qua việc thúc đẩy tăng trưởng bao trùm, phát triển bền vững và tăng cường hợp tác khu vực.

Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực, đồng thời cam kết tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực cùng quan tâm, góp phần vào sự đoàn kết, vai trò trung tâm và tự cường của ASEAN. Hai bên cũng tái khẳng định cam kết thúc đẩy hơn nữa phát triển công bằng, bao trùm và bền vững của Cộng đồng ASEAN thông qua gắn kết phát triển tiểu vùng với phát triển toàn diện của ASEAN.

9. Các nhà lãnh đạo nhắc lại lập trường nhất quán của ASEAN về Biển Đông và tái khẳng định cam kết tiếp tục phối hợp chặt chẽ nhằm duy trì hòa bình, an ninh, ổn định, an toàn và tự do hàng hải, hàng không trên Biển Đông; giải quyết hòa bình các tranh chấp, không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, phù hợp với các nguyên tắc được công nhận rộng rãi bởi luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).

10. Hai nhà lãnh đạo tái khẳng định tầm quan trọng của việc tất cả các bên liên quan kiềm chế và không tiến hành các hoạt động có thể làm leo thang căng thẳng, gây ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định ở Biển Đông; kêu gọi thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC); tạo môi trường thuận lợi để đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử tại Biển Đông (COC) hiệu lực, thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982.

11. Tổng Bí thư Tô Lâm chân thành cảm ơn Chính phủ và Nhân dân Malaysia về sự đón tiếp trọng thị, nồng hậu và hữu nghị dành cho đoàn. Tổng Bí thư Tô Lâm trân trọng mời Thủ tướng Dato’ Seri Anwar Ibrahim sớm sang thăm lại Việt Nam vào thời gian thích hợp cho cả đôi bên. Thủ tướng Dato’ Seri Anwar Ibrahim đã vui vẻ nhận lời.

www.vietnamplus.vn

Đọc thêm

Đường sắt tốc độ cao: Huy động sức dân và doanh nghiệp tư nhân Tiêu điểm

Đường sắt tốc độ cao: Huy động sức dân và doanh nghiệp tư nhân

TTTĐ - Góp ý về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị cần huy động sức dân, thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp trong nước nhằm khơi dậy tinh thần tự hào dân tộc cùng các nguồn lực cần thiết để đóng góp vào công trình quan trọng quốc gia này.
Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì phiên họp về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị Tiêu điểm

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì phiên họp về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Sáng 19/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Vinh quang đòi hỏi nỗ lực lớn lao, bứt phá mạnh mẽ, đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên giàu mạnh* Tiêu điểm

Vinh quang đòi hỏi nỗ lực lớn lao, bứt phá mạnh mẽ, đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên giàu mạnh*

TTTĐ - Sáng 18/11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và phát biểu chỉ đạo. Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm
Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 Tiêu điểm

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sáng 18/11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và trao Huân chương Lao động hạng Ba, tặng Trường đại học Kinh tế. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và phát biểu chỉ đạo tại buổi gặp mặt.
Bài 5: Vững tin bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc MultiMedia

Bài 5: Vững tin bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

TTTĐ - Cả hệ thống chính trị nước ta đang hừng hực khí thế với quyết tâm cao nhất, nỗ lực lớn nhất, hành động quyết liệt nhất, đồng bộ nhất và với các giải pháp mới, tư duy mới trong xây dựng pháp luật để tập trung bứt phá, phấn đấu hoàn thành tốt nhất các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của Đại hội XIII của Đảng, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ để bước vào năm 2026 và Đại hội XIV của Đảng, “đưa nước ta bước vào giai đoạn mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Việt Nam cùng ASEAN: Đổi mới để bay cao, sáng tạo để vươn xa, hội nhập để phát triển Quốc tế

Việt Nam cùng ASEAN: Đổi mới để bay cao, sáng tạo để vươn xa, hội nhập để phát triển

TTTĐ - Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44 - 45 và các Hội nghị Cấp cao liên quan mới đây đã kết thúc thành công ở Thủ đô Viêng Chăn của Lào, khép lại năm hợp tác ASEAN 2024 đáng nhớ về “Kết nối và Tự cường”, bứt tốc triển khai các Kế hoạch Tổng thể xây dựng Cộng đồng ASEAN 2025.
Bài 4: Đột phá tư duy - kiến tạo phát triển MultiMedia

Bài 4: Đột phá tư duy - kiến tạo phát triển

Ở mỗi giai đoạn phát triển, đặc biệt là trong thời điểm có tính bước ngoặt của mỗi quốc gia, quá trình đổi mới tư duy dựa trên nền tảng nhận thức mới về thực tiễn phát triển là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của các quyết sách. Có đổi mới tư duy, mới tạo được bước phát triển đột phá về lý luận phát triển, làm cơ sở cho xây dựng đường lối, thể chế, cơ chế, chính sách phát triển. Cải cách và đổi mới tư duy xây dựng pháp luật cũng vậy, phải khơi thông được điểm nghẽn, giải phóng nguồn lực và kiến tạo cho đất nước phát triển.
Bài 3: Dứt khoát bỏ tư duy “không quản được thì cấm” - Hiệu lệnh khơi thông mọi nguồn lực Emagazine

Bài 3: Dứt khoát bỏ tư duy “không quản được thì cấm” - Hiệu lệnh khơi thông mọi nguồn lực

TTTĐ - Trong bài phát biểu khai mạc quan trọng tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội hội khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị tiếp tục đổi mới công tác lập pháp, nhấn mạnh dứt khoát phải từ bỏ tư duy “không quản được thì cấm”, phải xây dựng pháp luật theo hướng vừa đảm bảo yêu cầu quản lý Nhà nước, vừa khơi thông mọi nguồn lực để phát triển. Thông điệp của người đứng đầu Đảng đã dành được sự quan tâm đặc biệt của dư luận khi cho rằng đó là những định hướng quan trọng cho đổi mới công tác lập pháp, tạo ra bước đột phá về thể chế, đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam* Tiêu điểm

Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam*

TTTĐ - Sáng 15/11, tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học (HĐKH) các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia "Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn".
Kỷ nguyên mới là bước phát triển tất yếu, hợp quy luật vận động của cách mạng Việt Nam Tiêu điểm

Kỷ nguyên mới là bước phát triển tất yếu, hợp quy luật vận động của cách mạng Việt Nam

TTTĐ - Ngày 15/11, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.
Xem thêm