Tag

Vụ vi phạm Luật Đấu giá ở Kon Tum: Phân bổ cây cao su thanh lý không cần đấu giá căn cứ vào quy định nào?

Bạn đọc 24/04/2021 12:03
aa
TTTĐ - Ngoài vi phạm Luật Đấu giá đối với 60.000 cây cao su, thì việc khai thác số lượng lớn những cây cao su thanh lý còn lại tại Công ty TNHH MTV Cao su Kon Tum, được thực hiện bằng hình thức phân bổ mà không cần thông qua đấu giá liệu có đúng luật?
Vi phạm Luật đấu giá cây cao su ở Kon Tum, ai chịu trách nhiệm nếu thất thoát tài sản Nhà nước? Vụ đấu giá cây cao su ở Kon Tum vi phạm Luật Đấu giá, nguy cơ gây thất thoát tài sản Nhà nước Người đàn ông U40 ở Kon Tum thành công với mô hình trồng chuối tiêu hồng Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm hoạt động phá rừng tại Kon Tum
2.	Hoạt động khai thác cây cao su thanh lý ở nông trường Ia Chim (Kon Tum) vẫn diễn ra ồ ạt dù vụ việc vi phạm đấu giá chưa ngã ngũ,
Hoạt động khai thác cây cao su thanh lý vẫn đang diễn ra ồ ạt dù vụ việc vi phạm đấu giá chưa được làm rõ

Khai thác cây phân bổ không cần đấu giá

Trực tiếp có mặt tại nông trường Ia Chim (xã Ia Chim, TP.Kon Tum, Kon Tum), PV ghi nhận hoạt động khai thác cây cao su tái canh tại đây vẫn đang diễn ra khẩn trương, liên tục. Mỗi ngày, gần chục xe tải loại 2 - 4 trục ra vào. Các khúc cây cao su được đội ngũ nhân công khai thác sau đó chất có ngọn lên xe để vận chuyển ra ngoài.

Qua tìm hiểu của PV, đây là một trong 4 nông trường vừa được Công ty TNHH MTV Cao su Kon Tum (thuộc Tập đoàn Cao su Việt Nam) cho đấu giá gần 60.000 cây cao su thanh lý trên tổng diện tích hơn 130ha. Tuy nhiên, PV dễ dàng nhận thấy các hoạt động khai thác tại đây được phân chia thành các khu vực riêng cho cây đấu giá và cây khai thác dưới danh nghĩa phân bổ không qua đấu giá (áp khung giá của 60.000 cây cho toàn bộ diện tích còn lại) .

Theo đó, các cây cao su đấu giá được chở thẳng về nhà máy cưa xẻ chế biến gỗ của Công ty TNHH Nhất Hưng Gia Lai tại KCN Trà Đa (TP Pleiku, Gia Lai), cách nông trường khai thác trên dưới 60km. Còn cây cao su phân bổ được chở thẳng về nhà máy máy sản xuất gỗ của Công ty TNHH MTV Cao su Kon Tum (tại TP Kon Tum), cách nông trường Ia Chim gần 20km.

1.	Văn bản chỉ đạo xử lý của Cục Bổ trợ tư pháp vừa dẫn kết quả xác minh vi phạm đấu giá của Sở Tư pháp Hà Nội nhưng lại đề nghị Công ty TNHH MTV Cao su Kon Tum xem xét, đánh giá căn cứ khẳng định vi phạm?
Văn bản chỉ đạo xử lý của Cục Bổ trợ tư pháp vừa dẫn kết quả xác minh vi phạm đấu giá của Sở Tư pháp Hà Nội nhưng lại đề nghị Công ty TNHH MTV Cao su Kon Tum xem xét, đánh giá căn cứ khẳng định vi phạm?

Điều đáng nói, tại Công văn số 794/STP-BTTP của Sở Tư pháp Hà Nội đã khẳng định, Công ty Đấu giá Đông Đô không đăng thông báo công khai việc đấu giá 137ha cây cao su (gần 60.000 cây cao su thanh lý) của Công ty TNHH MTV Cao su Kon Tum trên Cổng thông tin điện tử quốc gia về đấu giá tài sản là vi phạm quy định tại Điều 57 Luật Đấu giá tài sản...

Tuy nhiên, sau khi đã chỉ ra những sai phạm trong đấu giá lô 60.000 cây cao su thanh lý tại văn bản của Sở Tư pháp Hà Nội, thay vì hủy kết quả đấu giá theo quy định của pháp luật, thì Cục Bổ trợ Tư pháp lại ra văn bản 284/BTTP-ĐGTS về việc cho Công ty TNHH MTV Cao su Kon Tum xem xét, đánh giá quá trình tổ chức đấu giá, khiến hoạt động khai thác cây cao su thanh lý không được ngăn chặn kịp thời, nguy cơ thất thoát tài sản Nhà nước là rất lớn.

Vụ vi phạm Luật Đấu giá ở Kon Tum: Phân bổ cây cao su thanh lý không cần đấu giá căn cứ vào quy định nào?
Xe chở cây cao su ra vào liên tục

Lỗ hổng gây thất thoát tài sản Nhà nước?

Phản ánh đến cơ quan báo chí, nhiều doanh nghiệp khai thác, chế biến cây cao su cho biết, theo thông lệ, công ty cao su muốn khai thác cây tái canh sẽ tổ chức đấu giá với diện tích, số lượng cây khoảng 30%. Còn đối với số cây còn lại được đơn vị này thực hiện dưới hình thức cây phân bổ và không thông qua đấu giá (đơn giá cây phân bổ được áp từ giá cây cao su đã đấu giá thành công).

Các doanh nghiệp cho rằng, những cây cao su còn lại phải được tiếp tục tổ chức đấu giá để gia tăng giá trị trúng giá, nghĩa là tăng tài sản Nhà nước vì công ty 100% vốn Nhà nước, nhằm đảm bảo nguồn vốn nhà nước sinh lời trong 70% khối lượng cây con lại.

Trước đó, báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có loạt bài về việc đấu giá lô 60.000 cây cao su thanh lý tại Công ty TNHH MTV Cao su Kon Tum đã bị hàng loạt doanh nghiệp khiếu kiện, tố giác về hành vi ém thông tin, hạn chế tối đa các đơn vị tham gia đấu giá; Ép giá đấu thấp hơn giá trị thực tế trên thị trường nhiều lần nên có nguy cơ gây thất thoát tài sản Nhà nước.

Tại kết luận của Sở Tư pháp Hà Nội cũng đã chỉ rõ, việc đấu giá cây cao su thanh lý đã “vi phạm quy định tại Điều 57, Luật Đấu giá tài sản”. Thực tế, số tiền sau đấu giá cũng chỉ chênh 190 triệu đồng so với giá khởi điểm.

Ông Nguyễn Tấn Tài, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Hải Vân cho rằng, đơn giá khởi điểm lô 60.000 cây cao su được ấn định đưa ra đấu giá đang thấp hơn thị trường ít nhất một nửa.

“Nếu chúng tôi được tham gia đấu giá, chắc chắn không ai “dại dột” bỏ thầu chỉ chênh hơn 190 triệu đồng. Bởi không riêng Công ty Hải Vân, mà nhiều doanh nghiệp hiện nay đang có nhu cầu mua cây cao su thanh lý để có nguyên liệu sản xuất, giải quyết việc làm cho người lao động, đóng góp cho ngân sách Nhà nước”, ông Tài nói.

Cây cao su sau khi khai thác được đưa về nhà máy chế biến
Cây cao su sau khi khai thác được đưa về nhà máy chế biến

Cần tuyên hủy kết quả đấu giá để tránh hệ lụy

Luật sư Đỗ Pháp, Trưởng VP Luật sư Đỗ Pháp (Đoàn Luật sư Đà Nẵng) nhận định về vụ việc: Với thông tin báo chí, việc đấu giá lô cao su thanh lý vừa qua bị kết luận vi phạm Luật Đấu giá tài sản. Có nghĩa là kết quả đấu giá không thành thì cần phải tuyên hủy kết quả để đấu giá lại nhằm ngăn chặn nguy cơ phát sinh hệ lụy, thất thoát tài sản Nhà nước.

“Luật đã quy định cụ thể về các biện pháp xử lý đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm đấu giá. Trong đó, trường hợp không tuyên hủy kết quả đấu giá vi phạm mà để phát sinh hệ quả gây thất thoát tài sản Nhà nước, thì cần xem xét trách nhiệm trực tiếp của các cơ quan liên quan. Thậm chí cần thiết phải khởi tố vụ án để điều tra làm rõ”, Luật sư Đỗ Pháp nhận định.

Một luật sư khác (xin dấu tên) cũng cho rằng, cần phải làm rõ có hay không lỗ hổng pháp lý trong việc phân bổ cây cao su thanh lý mà không cần thông qua đấu giá. Trong khi đó, số lượng cây cao su phân bổ lớn hơn nhiều lần số cây tổ chức đấu giá. Việc áp giá đấu có giá trị thấp hơn thị trường nhiều lần cho số cây phân bổ còn lại, công ty căn cứ vào quy định nào của pháp luật, vì một cây cao su thanh lý cũng là tài sản Nhà nước nên cần được làm rõ.

Nhiều doanh nghiệp hiện nay có nhu cầu mua cây cao su thanh lý để có nguyên liệu sản xuất nhưng không thể tham gia đấu giá
Nhiều doanh nghiệp hiện nay có nhu cầu mua cây cao su thanh lý để có nguyên liệu sản xuất nhưng không thể tham gia đấu giá

Nhằm làm rõ vấn đề khai thác cây phân bổ được thực hiện theo các quy định hiện hành nào để trả lời trước những hoài nghi từ dư luận sau vụ đấu giá cây cao su thanh lý ở Kon Tum nguy cơ gây thất thoát lớn tài sản Nhà nước, PV báo Tuổi trẻ Thủ đô đã gửi câu hỏi trực tiếp đến lãnh đạo Công ty TNHH MTV Cao su Kon Tum nhưng hơn một tuần nay vẫn không nhận được hồi âm.

Báo Tuổi trẻ Thủ đô sẽ tiếp tục cập nhật thông tin.

Quy định xử phạt tội vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản Quy định tại Điều 218, văn bản hợp nhất Bộ luật Hình sự ngày 10/7/2017, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2018 sẽ bị xử lý như sau:

1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, hoặc gây thiệt hại cho người khác từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm:

a) Lập danh sách khống về người đăng ký mua tài sản bán đấu giá;

b) Lập hồ sơ khống, hồ sơ giả tham gia hoạt động bán đấu giá tài sản;

c) Thông đồng dìm giá hoặc nâng giá trong hoạt động bán đấu giá tài sản.

Ngoài ra, kể từ ngày 1/9/2020, các hành vi vi phạm quy định về hoạt động của tổ chức đấu giá tài sản sẽ bị xử phạt nặng theo quy định tại Nghị định số 82/2020/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 15/7/2020.

Đọc thêm

Còn 20 hộ chưa đồng ý mức bồi thường Bạn đọc

Còn 20 hộ chưa đồng ý mức bồi thường

TTTĐ - Liên quan tới vụ bò sữa chết hàng loạt ở tỉnh Lâm Đồng, hiện đã có 330 hộ dân đồng ý với mức bồi thường và phương án bồi thường, chỉ còn 20 hộ dân chưa đồng ý.
Hải Phòng cưỡng chế thu hồi đất Công ty CP May Hai Đường dây nóng

Hải Phòng cưỡng chế thu hồi đất Công ty CP May Hai

TTTĐ - Theo Thông báo số 269/TB-UBND ngày 24/10/2024, việc chuẩn bị thực hiện cưỡng chế thu hồi đất của Công ty May Hai, Hải Phòng (tại phường Lạch Tray, quận Ngô Quyền) là đúng trình tự và đúng quy định pháp luật.
Chuyển Công an TP Hồ Chí Minh điều tra dự án tại Cần Giờ Nhịp sống phương Nam

Chuyển Công an TP Hồ Chí Minh điều tra dự án tại Cần Giờ

TTTĐ - Thanh tra TP Hồ Chí Minh xác định đơn vị trúng gói thầu xây lắp dự án tại huyện Cần Giờ có dấu hiệu cung cấp hồ sơ không trung thực, làm sai lệch kết quả đấu thầu, vi phạm Luật Đấu thầu. Qua đó, cơ quan này chuyển hồ sơ sang Công an TP Hồ Chí Minh điều tra xử lý.
Phường Vĩnh Tuy: Không tự tháo dỡ phần vi phạm sẽ bị cưỡng chế Đường dây nóng

Phường Vĩnh Tuy: Không tự tháo dỡ phần vi phạm sẽ bị cưỡng chế

TTTĐ - UBND phường Vĩnh Tuy cho biết, nếu hộ gia đình ông Vũ Trọng Cảnh, bà Vũ Thị Mai Hương không tự giác tháo dỡ công trình xây dựng không phép sẽ bị cưỡng chế theo quy định.
Hải Phòng: Hoàn thành việc giải toả 6 điểm kinh doanh xăng dầu lậu Đường dây nóng

Hải Phòng: Hoàn thành việc giải toả 6 điểm kinh doanh xăng dầu lậu

TTTĐ - Sáng 24/10, các cơ quan chức năng xã Lê Thiện (huyện An Dương, Hải Phòng) đã ra quân phá bỏ điểm mua bán xăng, dầu trái phép cuối cùng của hộ ông Phạm Phú Vĩ, (thôn Kim Sơn, xã Lê Thiện), tiền ấn nguy cơ cháy, nổ, mất an toàn giao thông trên hành lang quốc lộ 5A.
Gia Lai: Chuyển cơ quan công an vụ “bác sĩ dỏm” khám, chữa bệnh Bạn đọc

Gia Lai: Chuyển cơ quan công an vụ “bác sĩ dỏm” khám, chữa bệnh

TTTĐ – UBND tỉnh Gia Lai đã thống nhất chuyển hồ sơ vụ việc khám, chữa bệnh tư nhân có hành vi vi phạm pháp luật tại địa chỉ 75 Nguyễn Tất Thành, TP Pleiku sang cơ quan công an để điều tra làm rõ.
Tổng công ty Thăng Long lại "gian dối" tại gói thầu ở Bắc Ninh? Đường dây nóng

Tổng công ty Thăng Long lại "gian dối" tại gói thầu ở Bắc Ninh?

TTTĐ - Tổng công ty Thăng Long bị loại khỏi gói thầu tại Dự án Đầu tư xây dựng cầu Kênh Vàng và đường dẫn hai đầu cầu, kết nối hai tỉnh Bắc Ninh và Hải Dương vì làm giả hồ sơ dự thầu?
Lâm Đồng: Vụ bò sữa chết hàng loạt, 129 hộ chấp nhận bồi thường Bạn đọc

Lâm Đồng: Vụ bò sữa chết hàng loạt, 129 hộ chấp nhận bồi thường

TTTĐ – Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (PTNT) tỉnh Lâm Đồng, đến nay đã có 129 hộ chăn nuôi bò sữa chấp nhận mức thỏa thuận bồi thường, hỗ trợ bò chết, bò bệnh mà Công ty Navetco đưa ra.
Hải Dương: Đầu tư hơn 345 tỷ đồng làm đường gom dọc quốc lộ 5 Bạn đọc

Hải Dương: Đầu tư hơn 345 tỷ đồng làm đường gom dọc quốc lộ 5

TTTĐ - Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương thống nhất chủ trương đầu tư dự án đường gom quốc lộ 5 qua huyện Cẩm Giàng với dự kiến tổng mức đầu tư hơn 345 tỷ đồng.
Hải Dương: Thanh tra công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản 2 dự án, công trình Đường dây nóng

Hải Dương: Thanh tra công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản 2 dự án, công trình

TTTĐ - Thanh tra tỉnh Hải Dương vừa ban hành quyết định thanh tra đối với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương trong thực hiện công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản 2 dự án, công trình.
Xem thêm