Tag

Căn nguyên và giải pháp ngăn nạn đầu cơ, "thổi" giá đất

Thị trường 28/10/2024 21:00
aa
TTTĐ - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy thừa nhận có biểu hiện đầu cơ, "thổi" giá đất, tạo mặt bằng giá cao như các đại biểu Quốc hội nêu làm ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của thị trường bất động sản...
Có tình trạng đấu giá đất cố tình đẩy lên cao để kiếm lợi nhuận

Chiều 28/10, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy đã giải trình các vấn đề đại biểu quan tâm, chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đầu cơ, "thổi" giá đất, tạo mặt bằng giá cao ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của thị trường bất động sản.

Chia sẻ về tình hình triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2024, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cho biết, Chính phủ, các bộ ngành đã tập trung mọi nguồn lực để xây dựng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Đất đai kịp thời ban hành và có hiệu lực đồng thời với luật gồm: 10 nghị định, 1 quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 7 thông tư. Các địa phương cũng đã nỗ lực để ban hành các quy định chi tiết theo thẩm quyền do luật giao (20 nội dung).

Tính đến ngày 28/10 đã có 4/63 địa phương đã ban hành đầy đủ 20 nội dung bao gồm: Hải Dương, An Giang, Yên Bái và TP HCM, có 26 địa phương cơ bản hoàn thành. Tuy nhiên, còn nhiều địa phương chưa ban hành đầy đủ các văn bản thuộc thẩm quyền đã ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả của việc triển khai thi hành luật, ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của người dân, doanh nghiệp là người sử dụng đất.

Về điều chỉnh bảng giá đất hiện hành để tiếp tục áp dụng đến ngày 31/12/2025, ông Duy cho biết, vướng mắc liên quan đến điều chỉnh bảng giá đất hiện hành theo quy định tại khoản 1 Điều 257 Luật Đất đai 2024: "Bảng giá đất theo Luật Đất đai 2013 được tiếp tục áp dụng đến hết ngày 31/12/2025. Trường hợp cần thiết, UBND cấp tỉnh quyết định điều chỉnh bảng giá đất theo quy định của Luật Đất đai 2024 cho phù hợp với tình hình thực tế về giá đất tại địa phương".

Căn nguyên và giải pháp ngăn nạn đầu cơ, thổi giá đất
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy

Đây là quy định chuyển tiếp nhằm giúp các địa phương thực hiện lộ trình để từng bước xây dựng bảng giá đất mới theo quy định của Luật Đất đai năm 2024, sẽ áp dụng từ ngày 1/1/2026 để tránh cú sốc tăng giá đột biến trong bảng giá đất, ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của một số đối tượng, tổ chức cá nhân sử dụng đất.

Tuy nhiên, khi tiến hành điều chỉnh bảng giá đất hiện hành, nếu các địa phương không xem xét thận trọng, kỹ lưỡng, đánh giá tác động một cách đầy đủ thì sẽ xảy ra trường hợp giá đất trong Bảng giá đất sau khi điều chỉnh có chênh lệch lớn so với giá đất trong bảng giá đất hiện hành.

Đặc biệt, tại các địa phương trong suốt giai đoạn 2021-2024 không điều chỉnh hoặc không thường xuyên điều chỉnh Bảng giá đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2013, nay khi thực hiện điều chỉnh lại điều chỉnh với mức chênh lệch lớn khiến người dân, doanh nghiệp phản ứng vì số tiền người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai sẽ tăng cao so với khi áp dụng giá đất trong bảng giá đất trước khi điều chỉnh.

Về công tác đấu giá quyền sử dụng đất, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cho biết, thời gian vừa qua tại một số địa phương tổ chức đấu giá đất có tình trạng chênh lệch rất lớn giữa giá khởi điểm và giá trúng đấu giá.

Căn nguyên và giải pháp ngăn nạn đầu cơ, thổi giá đất
Có tình trạng chênh lệch rất lớn giữa giá khởi điểm và giá trúng đấu giá

“Có biểu hiện đầu cơ, "thổi" giá, tạo mặt bằng giá cao như các đại biểu Quốc hội nêu làm ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của thị trường bất động sản", Bộ trưởng Đỗ Đức Duy thừa nhận.

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cho biết, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành kiểm tra, rà soát nhận thấy một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên.

Nêu một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cho biết, việc lập công khai quy hoạch các khu vực phát triển đô thị nhà ở chưa được thực hiện bài bản công khai, minh bạch, tạo cơ hội để các đối tượng lợi dụng đầu cơ đất đai.

Đồng thời, một số đối tượng tham gia đấu giá đất không thực sự có nhu cầu về đất ở, nhà ở mà chủ yếu vì mục đích đầu cơ, thao túng giá thông qua việc đẩy giá cao, "thổi" giá và bán lại đất vừa trúng đấu giá để thu lợi hoặc tạo mặt bằng giá ảo đối với khu vực xung quanh.

"Sau khi đấu giá, một số người trúng đấu giá chưa nộp tiền sử dụng đất đúng thời hạn theo quy chế đấu giá và có dấu hiệu bỏ cọc", Bộ trưởng nêu thực tế.

Ngoài ra, các địa phương thiếu chủ động trong việc tạo quỹ đất để đấu giá đất dẫn đến nhu cầu đất ở, nhà ở của người dân khan hiếm và không đáp ứng đầy đủ trong thời gian dài.

Bên cạnh đó, có trường hợp địa phương sử dụng giá đất trong bảng giá đất hiện hành chưa được điều chỉnh kịp thời thấp hơn nhiều so với mặt bằng giá đất thực tế để làm giá khởi điểm dẫn đến giá trúng đấu giá và giá khởi điểm có sự chênh lệch lớn cũng thu hút nhiều đối tượng tham gia đấu giá để kiếm lời…

Để giải quyết vấn đề này trong thời gian tới, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cho biết, trong báo cáo số 254 gửi các đại biểu Quốc hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đề xuất một số nhiệm vụ trọng tâm.

Đối với đấu giá quyền sử dụng đất, ngoài việc phải triển khai thực hiện nghiêm các quy định của Luật Đấu giá tài sản nhà nước, Luật Đất đai, Luật Giá và pháp luật có liên quan, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy đề nghị các địa phương khi tổ chức đấu giá đất cần chú trọng công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị; điều chỉnh hợp lý giá đất trong bảng giá đất; rút ngắn thời gian nộp tiền thanh toán trúng đấu giá.

Đồng thời, cơ quan chức năng công khai các trường hợp trúng giá cao nhưng bỏ cọc nhằm hạn chế các đối tượng lợi dụng đấu giá đất để trục lợi, "thổi" giá gây nhiễu loạn thị trường bất động sản; tăng cường biện pháp bảo đảm nguồn cung bất động sản nhà ở, đất ở có giá cả hợp lý, phù hợp với khả năng tiếp cận và khả năng chi trả của đại đa số người dân có nhu cầu thực; tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Chứng minh thu nhập mua nhà ở xã hội: Còn nhiều rào cản! Thị trường

Chứng minh thu nhập mua nhà ở xã hội: Còn nhiều rào cản!

TTTĐ - Nhà ở xã hội (NƠXH) được xem là "phao cứu sinh" cho những người lao động có thu nhập thấp, mong muốn an cư lạc nghiệp tại các thành phố lớn, trong đó có Hà Nội. Tuy nhiên trên thực tế, “chiếc phao” này không dễ dàng chạm tới, đặc biệt khi thủ tục chứng minh thu nhập đang trở thành một "cửa ải" đầy thách thức đối với không ít người muốn mua NƠXH.
Cán bộ "dám nghĩ, dám làm" được ưu tiên thuê nhà ở xã hội Thị trường

Cán bộ "dám nghĩ, dám làm" được ưu tiên thuê nhà ở xã hội

TTTĐ - UBND TP Hồ Chí Minh vừa có quyết định quy định việc ưu tiên đối tượng được thuê nhà ở xã hội do Nhà nước xây dựng bằng vốn đầu tư công. Trong đó, đáng chú ý là việc cán bộ năng động, dám nghĩ, dám làm cũng được ưu tiên thuê nhà ở xã hội.
Đầu tư cho nhà ở xã hội là đầu tư cho sự phát triển của đất nước Thị trường

Đầu tư cho nhà ở xã hội là đầu tư cho sự phát triển của đất nước

TTTĐ - Chiều 6/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội.
TP Hồ Chí Minh cấm cho thuê căn hộ chung cư ngắn ngày Thị trường

TP Hồ Chí Minh cấm cho thuê căn hộ chung cư ngắn ngày

TTTĐ - TP Hồ Chí Minh quy định chỉ các dự án căn hộ du lịch mới được khai thác cho thuê lưu trú ngắn ngày, căn hộ để ở không được kinh doanh loại hình này.
“Điểm nóng” thị trường bất động sản vùng ven Thị trường

“Điểm nóng” thị trường bất động sản vùng ven

TTTĐ - Bình Dương duy trì vị thế "thủ phủ công nghiệp" với tốc độ đô thị hóa cao và dòng vốn FDI dồi dào. Sự dịch chuyển đầu tư, nhu cầu nhà ở và quy hoạch đô thị đang tái định hình thị trường, mở ra cơ hội tại các khu vực giàu tiềm năng.
Nhận diện "sóng" địa ốc 2025 Thị trường

Nhận diện "sóng" địa ốc 2025

TTTĐ - Thị trường bất động sản Việt Nam bước vào năm 2025 với nhiều tín hiệu tích cực, khi nền kinh tế duy trì đà tăng trưởng, nguồn vốn đầu tư tiếp tục đổ vào hạ tầng và chính sách pháp lý dần hoàn thiện.
Dòng tiền đầu tư bất động sản dịch chuyển vào khu vực phía Nam Thị trường

Dòng tiền đầu tư bất động sản dịch chuyển vào khu vực phía Nam

TTTĐ - TP Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận như Bình Dương, Long An, Đồng Nai đang là điểm sáng được các nhà đầu tư lựa chọn nhờ vào tiềm năm tăng trưởng và hạ tầng giao thông phát triển nhanh chóng.
TP Hồ Chí Minh sắp có thêm 3.000 căn nhà ở xã hội Thị trường

TP Hồ Chí Minh sắp có thêm 3.000 căn nhà ở xã hội

TTTĐ - Theo Sở Xây dựng TP Hồ Chí Minh, trong năm 2025, trên địa bàn thành phố dự kiến có 4 dự án hoàn thành với quy mô 3.000 căn cùng với 8 dự án khởi công có quy mô 7.945 căn. Qua đó, thành phố cũng đang tích cực đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn.
Hải Dương: Siết chặt công tác đấu giá quyền sử dụng đất Thị trường

Hải Dương: Siết chặt công tác đấu giá quyền sử dụng đất

TTTĐ - UBND tỉnh Hải Dương yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất, nhằm ngăn chặn các hành vi trục lợi và gây nhiễu loạn thị trường bất động sản.
Xử lý nghiêm thao túng giá, đầu cơ bất động sản Thị trường

Xử lý nghiêm thao túng giá, đầu cơ bất động sản

TTTĐ - TP Hồ Chí Minh sẽ tập trung chấn chỉnh, xử lý việc thao túng giá, đầu cơ bất động sản và thanh, kiểm tra các dự án đầu tư bất động sản.
Xem thêm