Tag

Văn nghệ sĩ và bạn đọc thương tiếc trước sự ra đi của nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm

Văn học - Nghệ thuật 21/04/2021 12:19
aa
TTTĐ - Nghe tin nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm đột ngột ra đi, nhiều đồng nghiệp, văn nghệ sĩ và bạn đọc đã bày tỏ sự thương tiếc, xót xa tác giả của "Viên xúc xắc mùa thu".
Ngọc Lê Ninh dí dỏm ca ngợi "tên trộm" trong thơ "Tên trộm đáng yêu"

Nhà thơ Trần Đăng Khoa - Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam - chia sẻ, chiều 20/4, nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm nhận lời tham gia chương trình “Khách đến chơi nhà” trên sóng VOV nhưng đến giờ lên sóng vẫn không thấy nhà thơ có mặt.

"Phóng viên điện về nhà anh cũng không thấy hồi âm. Người thân phá cửa thì anh đã mất. Thời gian mất, ước đoán từ 2 đến 3h chiều. Anh Cầm bị bệnh phổi. Có lẽ do tắc nghẽn đột ngột và anh đã ra đi. Đây là một tổn thất không gì bù đắp được", nhà thơ Trần Đăng Khoa cho biết.

Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm (1952 - 2021)
Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm (1952 - 2021)

Tin nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm đột ngột qua đời khiến không ít người yêu thơ tiếc thương. trên trang cá nhân nhà thơ Hữu Việt đau buồn gửi lời tiễn biệt nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm: "Đây có lẽ là bức ảnh cuối cùng của người anh yêu quý! Bất ngờ và đột ngột quá! Thêm một nhà thơ lớn về tài năng và tuyệt vời về nhân cách đã nằm xuống".

Bên dưới dòng chia sẻ của nhà thơ Hữu Việt, PGS.TS Ngô Văn Giá bàng hoàng: "Ôi, sao lại thế được. Thương quá!". Nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ để lại bình luận: "Buồn quá, mới chiều qua còn họp cùng và nghe anh phát biểu. Xin được vĩnh biệt người anh tài hoa!".

Tiến sĩ Đỗ Anh Vũ viết: “Lâu lắm rồi, chúng ta mới lại có cái cảm giác hụt hẫng, trống vắng, buồn bã đến thảng thốt khi một nhà thơ không còn nữa. Hoàng Nhuận Cầm đã đi xa thật rồi, để chiều hôm nay, đêm hôm nay và chắc chắn nhiều ngày sau nữa những câu thơ của anh vẫn con vang lên trong đầu chúng ta, trong tim chúng ta, trên môi chúng ta.

Những câu thơ đã đi cùng một phần tuổi trẻ của biết bao người. Nó chứa trong đó nước mắt, nụ cười, tình yêu vụng dại hay những năm tháng thanh xuân rực rỡ của một thế hệ thanh niên đã xếp bút nghiên lên đường ra trận rồi lại trở về thắp lên những ngọn lửa mới:

Em thấy không, tất cả đã xa rồi

Trong tiếng thở của thời gian rất khẽ”…

Văn nghệ sĩ và bạn đọc thương tiếc trước sự ra đi của nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm

Nhà thơ Ngọc Lê Ninh cũng bày tỏ: “Vô cùng thương tiếc “người anh thơ” của Ngọc Lê Ninh, thi sĩ Hoàng Nhuận Cầm đã mãi mãi ra đi về với cõi thiên thu. Hội Nhà văn Việt Nam, Điện ảnh Việt Nam lại mất đi một nhân tài”.

Trên trang cá nhân, bạn đọc Thiên Lý chia sẻ: "Vĩnh biệt Hoàng Nhuận Cầm. Thơ của ông hay và tinh tế vô cùng: Quả tim anh như căn nhà bé nhỏ / Gió em vào - nếu chán - gió lại ra / Hò hẹn mãi cuối cùng em đứng đó / Dẫu mùa thu, hoa cúc cướp anh rồi".

Bạn đọc Lam Khê tưởng nhớ: "Bài thơ duy nhất chép vào sổ lưu niệm ngày tốt nghiệp trung học của mình là "Chiếc lá đầu tiên" của ông. Tới giờ mình vẫn thuộc, với câu thơ kinh điển: "Tiếng ve râm ran xé đôi hồ nước". Ngày xưa Hội sinh viên trường mình đến mời ông tới đọc thơ ở trường cho sinh viên nghe. Ông rất bình dị, thậm chí ăn vận hơi xoàng xĩnh, gần gũi và nói chuyện thơ cuốn lắm... Thanh niên giờ chắc ít ai biết tới và thuộc thơ ông. Vĩnh biệt ông, nhà thơ của tuổi trẻ. "Em đã yêu anh, anh đã xa rồi".

Bạn đọc Hạnh An An cảm thán: “Em thấy không tất cả đã xa rồi!!! Trong tiếng thở của thời gian rất khẽ... Tuổi thơ kia ra đi cao ngạo thế!?... Sân trường đêm rụng xuống trái bàng đêm..." RIP thi sĩ Hoàng Nhuận Cầm"!

Văn nghệ sĩ và bạn đọc thương tiếc trước sự ra đi của nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm

Còn bạn đọc Mam Chuy thì bày tỏ: "Em rất thích 1 bài thơ của Hoàng Nhuận Cầm: "Em thấy không tất cả đã xa rồi / Trong tiếng thở của thời gian rất khẽ / Tuổi thơ kia ra đi cao ngạo thế / Hoa súng tím vào trong mắt lắm mê say...".

Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm sinh năm 1952 tại Hà Nội, ông là con cả của nhạc sĩ Hoàng Giác. Ông từng theo học khoa Văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là ĐH KHXH&NV, ĐH Quốc gia Hà Nội), rồi nhập ngũ chiến đấu ở mặt trận Quảng Trị từ năm 1971 đến khi đất nước thống nhất.

Sau ngày đất nước thống nhất, ông trở lại học nốt chương trình đại học và đến năm 1981 làm việc tại Hãng Phim truyện Việt Nam. Sau đó, ông chuyển sang làm việc tại Đài Truyền hình Việt Nam nhưng rồi lại quay về Hãng Phim truyện Việt Nam.

Hoàng Nhuận Cầm là tác giả của nhiều bài thơ tình được độc giả trẻ, đặc biệt là học sinh, sinh viên yêu thích vì nó gắn với những kỷ niệm của tuổi trẻ, tình yêu như “Chiếc lá đầu tiên”, “Hò hẹn mãi cuối cùng em cũng đến”, “Viên xúc xắc mùa thu”...

Văn nghệ sĩ và bạn đọc thương tiếc trước sự ra đi của nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm

Ông đoạt giải nhất cuộc thi thơ Báo Văn nghệ năm 1972 - 1973, giành Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam với tập thơ “Xúc xắc mùa thu” năm 1993.

Bên cạnh thơ, ông cũng là một biên kịch nổi tiếng. Ông là tác giả tác phẩm của nhiều kịch bản về đề tài chiến tranh, lịch sử đã được dựng thành phim như “Hà Nội mùa đông năm 46”, “Mùi cỏ cháy”, “Nhà tiên tri”… Ông đã giành giải thưởng Biên kịch xuất sắc nhất tại LHP Việt Nam lần thứ 17 (năm 2011) và Giải Cánh Diều năm 2012 cùng với kịch bản phim điện ảnh “Mùi cỏ cháy”.

Với khán giả truyền hình, nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm còn quen thuộc với vai diễn Bác sĩ Hoa Súng trong chương trình "Gặp nhau cuối tuần".

Cùng nhà thơ Ngọc Lê Ninh Cùng nhà thơ Ngọc Lê Ninh "Nợ" những ân tình
Nhà thơ Ngọc Lê Ninh tiếp tục kết hợp cùng Sao mai Hiền Anh ra mắt ca khúc Nhà thơ Ngọc Lê Ninh tiếp tục kết hợp cùng Sao mai Hiền Anh ra mắt ca khúc "Nhất vợ" nhân dịp 8/3
Hành trình trở về quê hương mùa xuân và mẹ qua bài thơ Hành trình trở về quê hương mùa xuân và mẹ qua bài thơ "Hương đời" của Á hậu Trang Viên

Đọc thêm

Trải nghiệm Thư viện số Nguyễn An Ninh tại TP Hồ Chí Minh Văn học - Nghệ thuật

Trải nghiệm Thư viện số Nguyễn An Ninh tại TP Hồ Chí Minh

TTTĐ - Kỷ niệm 124 năm Ngày sinh của chí sĩ Nguyễn An Ninh, TP Hồ Chí Minh cho ra mắt không gian trải nghiệm Thư viện số Nguyễn An Ninh - Chuyên đề Nam Bộ tại đường sách Nguyễn Văn Bình (Quận 1).
Triển lãm về những khu vườn nổi tiếng của Bắc Kinh tại Hà Nội Văn hóa

Triển lãm về những khu vườn nổi tiếng của Bắc Kinh tại Hà Nội

TTTĐ - Sáng 11/9, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Trung tâm quản lý Công viên Bắc Kinh tổ chức khai mạc triển lãm “Bảo vật phương Đông, danh viên Bắc Kinh” với chủ đề “Triển lãm về các khu vườn cổ của Bắc Kinh” tại Khu di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội).
50 tác phẩm màu nước đặc sắc trưng bày tại "Hà Nội trong tôi" Văn hóa

50 tác phẩm màu nước đặc sắc trưng bày tại "Hà Nội trong tôi"

TTTĐ - Kỷ niệm 70 Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp với nhóm họa sĩ “Màu nước Hà Nội” ra mắt triển lãm tranh với chủ đề “Hà Nội trong tôi”.
8 tài năng trẻ đoạt giải "Âm thanh tình anh em" Văn học - Nghệ thuật

8 tài năng trẻ đoạt giải "Âm thanh tình anh em"

TTTĐ - Ban Tổ chức dự án “Âm thanh tình anh em: Khám phá tài năng” vừa trao 8 giải thưởng cho các nghệ sĩ ở lĩnh vực Nghệ thuật thị giác, âm nhạc và sân khấu.
600 đại biểu tham dự Gala Tiếng Việt thân thương Văn học - Nghệ thuật

600 đại biểu tham dự Gala Tiếng Việt thân thương

TTTĐ - 20h ngày 8/9/2024, Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Lễ tổng kết Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng NVNONN năm 2024 và Chương trình Gala Tiếng Việt thân thương.
Họa sĩ Sophie Trịnh gửi gắm thông điệp ý nghĩa về phụ nữ Văn học - Nghệ thuật

Họa sĩ Sophie Trịnh gửi gắm thông điệp ý nghĩa về phụ nữ

TTTĐ - Với triển lãm "Lớp lang cảm xúc", điều khiến nữ họa sĩ Sophie Trịnh tự hào là có thể lan tỏa thông điệp của sự sẻ chia, là sợi dây kết nối những nỗi niềm sâu kín, khát khao yêu thương của chính mình và những bản thể khác thông qua những tác phẩm hội họa.
Dấu ấn thời gian và những hoạt động ý nghĩa Văn học - Nghệ thuật

Dấu ấn thời gian và những hoạt động ý nghĩa

TTTĐ - Dịp kỷ niệm Quốc khánh 2/9 năm nay, TP Hồ Chí Minh sẽ tổ chức nhiều hoạt động triển lãm, biểu diễn văn hóa, nghệ thuật và thể thao. Thông qua đó, người dân có thể hiểu thêm về những trang sử hào hùng của dân tộc cũng như ý nghĩa quan trọng của ngày Quốc khánh.
Ấn tượng với triển lãm “Nghiên bút còn thơm” Văn hóa

Ấn tượng với triển lãm “Nghiên bút còn thơm”

TTTĐ - Sau 4 tháng miệt mài, sáng tạo, 15 tác giả thư pháp từ mọi miền đất nước cùng với giám tuyển đã mang đến Triển lãm “Nghiên bút còn thơm” những tác phẩm nghệ thuật thư pháp độc đáo, ấn tượng.
“Rèn nhân cách - Luyện tài năng” theo gương sáng của Bác Hồ Văn hóa

“Rèn nhân cách - Luyện tài năng” theo gương sáng của Bác Hồ

TTTĐ - Nhân dịp Kỉ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2024) và 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969 - 2024), Nhà xuất bản Kim Đồng xuất bản bộ sách "Rèn nhân cách - Luyện tài năng". Ấn phẩm nhằm giúp các em học sinh có thêm tư liệu tìm hiểu về Bác Hồ kính yêu, phấn đấu, học tập, rèn luyện theo gương sáng của Người gồm 5 cuốn với 5 chủ điểm: Yêu nước, Đoàn kết, Khiêm tốn, Giản dị, Tiết kiệm.
Khánh Hòa: Hiện thực hóa các hệ giá trị văn hóa trong đời sống Văn học - Nghệ thuật

Khánh Hòa: Hiện thực hóa các hệ giá trị văn hóa trong đời sống

TTTĐ - Đây là lần đầu tiên, Tỉnh ủy Khánh Hòa tổ chức hội nghị bàn các vấn đề về văn hóa có đông đảo đại biểu đại diện từ thôn, tổ dân phố đến cấp tỉnh, từ cán bộ quản lý, các chuyên gia, nhà khoa học đến cộng đồng các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, du lịch.
Xem thêm