Tag

UBND huyện Thọ Xuân có ''vượt mặt'' UBND tỉnh để công nhận trạm trộn bê tông trái phép?

Bạn đọc 20/11/2018 15:02
aa
TTTĐ - Chiếu theo quyết định của UBND tỉnh Thanh Hóa thì hạng mục trạm trộn bê tông không được phép xây dựng tại khu đất thuộc dự án Nhà máy gạch không nung của Công ty Quang Phát. Thế nhưng, UBND huyện Thọ Xuân lại điều chỉnh công nhận hạng mục trên phù hợp với tổng quy hoạch mặt bằng xây dựng.

UBND huyện Thọ Xuân có ''vượt mặt'' UBND tỉnh để công nhận trạm trộn bê tông trái phép?

Dự án Nhà máy gạch không nung, xưởng cán tôn của Công ty Quang Phát.

Bài liên quan

Thanh Hóa: Nhà máy gạch không nung của Công ty Quang Phát hoạt động trái phép chính quyền làm ngơ?

Thanh Hóa: Dự án Nhà máy gạch không nung của Công ty Quang Phát hoạt động trái phép?

Thanh Hóa: Trạm trộn bê tông Quang Phát bị “tố” hoạt động trái phép, gây ô nhiễm môi trường

Nhiều dấu hỏi về vấn đề pháp lý dự án Nhà máy sản xuất gạch không nung, xưởng cán tôn và buôn bán vật liệu xây dựng, đồ nội thất tổng hợp của Công ty Cổ phần Dịch vụ Thương mại Quang Phát (Công ty Quang Phát) và trạm trộn bê tông xuất hiện trên khu đất này cần được UBND tỉnh Thanh Hóa, UBND huyện Thọ Xuân và các đơn vị chức năng làm rõ (?!).

Như Báo Tuổi trẻ Thủ đô đã thông tin, ngày 22/8/2016, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Nhà máy sản xuất gạch không nung, xưởng cán tôn và buôn bán vật liệu xây dựng, đồ nội thất tổng hợp do Công ty Cổ phần Dịch vụ Thương mại Quang Phát (Công ty Quang Phát) làm chủ đầu tư.

Nhiều hạng mục công trình tại dự án của Công ty Quang Phát dù chưa được cấp phép những đã được xây dựng và đi vào hoạt động?
Nhiều hạng mục công trình tại dự án của Công ty Quang Phát dù chưa được cấp phép những đã được xây dựng và đi vào hoạt động?

Theo quyết định của UBND tỉnh Thanh Hóa, Dự án có công suất sản xuất 50 triệu viên gạch mỗi năm, được xây dựng trên diện khoảng 29.240m2. Dự án có tổng vốn đầu tư khoảng 46,389 tỷ đồng, từ nguồn vốn tự có của Công ty Quang Phát và vốn vay khác. Theo kế hoạch, Dự án khởi công vào tháng 01/2017 và đi vào hoạt động tháng 12/2019.

Quy mô xây dựng dự án gồm: Nhà máy gạch không nung (diện tích khoảng 11.389m2) trong đó có hai nhà máy diện tích khoảng 3.600m2, nhà văn phòng (khoảng 319m2), nhà để xe (khoảng 120m2), nhà vệ sinh (khoảng 90m2), bãi tập kết đá, sân phơi gạch, khu tập kết gạch thành phẩm, khu tập kết xe, máy móc thiết bị.

Các công trình khác thuộc dự án còn có xưởng cán tôn với tổng diện tích khoảng 5.178m2 gồm nhà gầm cầu trục (khoảng 945m2), nhà kho thành phẩm (khoảng 945m2), nhà kho nguyên liệu (khoảng 2.509m2), nhà văn phòng (khoảng 319m2)… Khu bán hàng vật liệu xây dựng, đồ nội thất tổng hợp và các hạng mục sân, đường nội bộ, cây xanh, hạng mục công trình phụ trợ khác.

UBND tỉnh Thanh Hóa chấp thuận chủ trương dự án Nhà máy gạch không nung, xưởng cán tôn... nhưng không có hạng mục trạm trộn bê tông.
UBND tỉnh Thanh Hóa chấp thuận chủ trương dự án Nhà máy gạch không nung, xưởng cán tôn... nhưng không có hạng mục trạm trộn bê tông.

Mục tiêu đầu tư nhằm cung cấp gạch không nung, các sản phẩm tôn và dịch vụ thương mại hỗn hợp cho thị trường trong khu vực xã Nam Giang, huyện Thọ Xuân và các vùng lân cận khác.

Điều đáng nói, đến thời điểm cuối tháng 7/2018, Công ty Cổ phần Dịch vụ Thương mại Quang Phát vẫn chưa được cơ quan có thẩm quyền tỉnh Thanh Hóa cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khu đất thực hiện Dự án trên.

Bằng chứng là ngày 25/7/2018, UBND huyện Thọ Xuân ban hành Văn bản số 1018/UBND – TN&MT về việc tham gia ý kiến chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của Công ty Quang Phát gửi Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất – Sở TN&MT tỉnh Thanh Hóa.

Nội dung văn bản nêu rõ: Thực hiện Công văn số 585/CV-VPĐK ngày 13/7/2018 của Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất – Sở TN&MT tỉnh Thanh Hóa về việc tham gia ý kiến chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của Công ty Quang Phát tại xã Nam Giang, huyện Thọ Xuân.

Sau khi kiểm tra hiện trạng sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của Công ty Quang Phát ngày 23/7/2018 do Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất – Sở TN&MT tỉnh Thanh Hóa chủ trì, UBND huyện Thọ Xuân có ý kiến như sau:

Về nguồn gốc đất, khu đất của Công ty đang sử dụng được Sở TN&MT cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phát hành CH326948 ngày 20/10/2017 tại xã Nam Giang, huyện Thọ Xuân với tổng diện tích 26.959,6m2; mục đích sử dụng là đất cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp; thời hạn sử dụng đến ngày 30/3/2067; nguồn gốc sử dụng là Nhà nước cho thuê đất trả tiền hằng năm.

Tuy nhiên, UBND huyện Thọ Xuân lại điều chỉnh quy hoạch, công nhận trạm trộn bê tông phù hợp với tổng quy hoạch mặt bằng xây dựng.
Tuy nhiên, UBND huyện Thọ Xuân lại điều chỉnh quy hoạch, công nhận trạm trộn bê tông phù hợp với tổng quy hoạch mặt bằng xây dựng.

Về hiện trạng sử dụng đất, khu đất đang sử dụng ổn định, đúng mục đích, ranh giới rõ ràng và có tường xây kiên cố bao quanh.

Về công trình xây dựng trên đất, qua kiểm tra thực tế các hạng mục công trình xây dựng phù hợp với vị trí so với tổng mặt bằng quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt. Có hai hạng mục công trình xây dựng phù hợp với diện tích so với tổng mặt bằng quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt, gồm: Nhà máy gạch (vị trí số 10); trạm trộn bê tông phục vụ sản xuất (vị trí số 12). Công trình nhà thương mại dịch vụ (vị trí số 03) có diện tích xây dựng (diện tích chiếm đất tầng 1) là 15.0m *25.0m = 375.0m2. Diện tích sàn tầng 2 là 10.0m*15.0m= 150.0m2 và công trình Nhà văn phòng (vị trí số 02) hiện công ty đang xây dựng chưa hoàn thiện nên công ty không đề nghị chứng nhận hạng mục này.

Qua kiểm tra hồ sơ tại công ty, hiện Công ty đã được UBND huyện Thọ Xuân phê duyệt điều chỉnh tổng mặt bằng quy hoạch xây dựng theo Quyết định số 1331/QĐ-UBND ngày 25/6/2018, nhưng chưa được cấp giấy phép xây dựng theo quy định. Hiện nay, Công ty đang hoàn thiện thủ tục, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định.

Trong khi đó, theo ghi nhận của phóng viên (PV) Báo Tuổi trẻ Thủ đô, hiện trên khu đất thực hiện dự án của Công ty Quang Phát xây dựng xong nhiều hạng mục công trình như nhà máy gạch, các công trình nhà thương mai dịch vụ… và đi vào hoạt động hơn một năm nay. Bên cạnh đó, khu đất dự án trên còn xuất hiện một trạm trộn bê tông bị người dân tố gây ô nhiễm môi trường.

Trạm trộn bê tông của Công ty Quang Phát hoạt động ngay sát khu vực trồng lúa của người dân xã Nam Giang.
Trạm trộn bê tông của Công ty Quang Phát hoạt động ngay sát khu vực trồng lúa của người dân xã Nam Giang.

Đáng nói, chiếu theo Quyết định số 3167/QĐ-UBND ngày 22/8/2016 của UBND tỉnh Thanh Hóa, thì hạng mục trạm trộn bê tông không được phép xây dựng tại khu đất thuộc dự án. Thế nhưng, tại Văn bản 1018/UBND – TN&MT về việc tham gia ý kiến chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của Công ty Quang Phát của UBND huyện Thọ Xuận gửi Văn phòng Đăng ký QSD đất – Sở TN&MT tỉnh Thanh Hóa công nhận hạng mục trạm trộn bê tông phù hợp với tổng quy hoạch mặt bằng xây dựng.

Theo ghi nhận của PV, trạm trộn bê tông được xây dựng trên diện tích khá rộng, tại trạm có đặt 2 - 3 máy trộn bê tông, ngoài việc phục vụ sản xuất bên trong dự án thì Công ty Quang Phát còn mang bán phục vụ các công trình trên địa bàn và các vùng lân cận.

Điều khiến dư luận thắc mắc là dù dự án của Công ty Quang Phát chưa được cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng nhưng nhiều hạng mục đã được xây dựng xong và đi vào sử dụng một thời gian dài. Đáng nói hơn, dự án này lại không bị chính quyền địa phương và cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra, xử lý(?!).

Liên quan đến việc này, trao đổi với PV Báo Tuổi trẻ Thủ đô, ông Lê Văn Minh - Chủ tịch UBND xã Nam Giang cho biết, dự án của Công ty Quang Phát và hoạt động trạm trộn bê tông là đầy đủ thủ tục pháp lý nhưng không dám khẳng định điều này. Nhưng khi PV đề nghị được tiếp cận các hồ sơ liên quan thì vị này không cung cấp được với lý do “xã không nắm được”.

“Trạm trộn bê tông cùng các hạng mục khác của Công ty Quang Phát được xây dựng và đã đi vào hoạt động được gần một năm. Công ty được sự chấp thuận của tỉnh nên tôi nghĩ hồ sơ pháp lý phải đầy đủ. Hiện tại, xã Nam Giang đang thiếu cán bộ nên hồ sơ pháp lý liên quan đến dự án tôi không nắm được” - ông Lê Văn Minh, Chủ tịch UBND xã cho biết.

Để hiểu rõ hơn về sự việc, vào giữa tháng 9/2018, PV Báo Tuổi trẻ Thủ đô cũng đã liên hệ với đại diện Công ty Quang Phát trao đổi thông tin và tiếp cận hồ sơ liên quan.

Tại cuộc trao đổi, đại diện Công ty Quang Phát khẳng định là các thủ tục, hồ sơ pháp lý liên quan đến hoạt động của trạm trộn bê tông là đầy đủ. Tuy nhiên, khi phóng viên đề nghị được tiếp cận hồ sơ thì vị này lấy lý do là nhân viên phụ trách có việc xin nghỉ và hẹn cung cấp sau. Đáng nói, vị này cũng thừa nhận có việc Công ty mang bán bê tông ra ngoài, chủ yếu là phục vụ cho nhà dân.

Nhiều ngày sau đó PV liên tục liên hệ để được tiếp cận hồ sơ liên quan thì đại diện Công ty Quang Phát cũng liên tục khất lần, đến nay vẫn chưa cung cấp được bất cứ hồ sơ nào chứng minh được hoạt động của trạm trộn bê tông là đúng pháp luật.

Cũng liên quan đến việc này, phóng viên Báo Tuổi trẻ Thủ đô đã liên hệ làm việc với Phòng TN&MT huyện Thọ Xuân. Trao đổi với PV, đại diện Phòng TN&MT huyện Thọ Xuân cũng không khẳng định được việc trạm trộn bê tông hoạt động là có phép hay không. Đặc biệt, các hồ sơ về môi trường đơn vị này cũng không nắm được(?!).

“Chúng tôi chỉ có văn bản chấp thuận Dự án Nhà máy sản xuất gạch không nung, xưởng cán tôn và buôn bán vật liệu xây dựng, đồ nội thất tổng hợp của UBND tỉnh Thanh Hóa cho Công ty Quang Phát. Còn các hồ sơ về trạm trộn bê tông và công tác chấp hành pháp luật về môi trường chúng tôi không nắm được, cũng chưa thấy phía Công ty nộp lên”, vị này nói.

Về vấn đề cấp phép hoạt động của dự án, ông Lê Năng Dũng - Trưởng phòng TN&MT huyện Thọ Xuân đề nghị phóng viên liên hệ với Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Thọ Xuân. Trong khi đó, mặc dù rất nhiều lần PV liên hệ qua điện thoại với ông Lý Đình Sĩ - Trưởng phòng Kinh tế và Hạ tầng nhưng đều không nhấc máy, thậm chí nhắn tin cũng không trả lời.

Như vậy, có thể thấy những nghi vấn của người dân về việc trạm trộn bê tông hoạt động trái phép và gây ô nhiễm môi trường là hoàn toàn có cơ sở, thậm chí có hay không việc cấp chính quyền địa phương đang bao che cho những vi phạm của doanh nghiệp?. Hơn nữa, dấu hỏi về vấn đề pháp lý của dự án và trạm trộn bê tông xuất hiện trên khu đất thực hiện dự án cũng cần được cần được làm rõ.

Thiết nghĩ, để mọi chuyện được minh bạch và tránh gây bức xúc trong nhân dân, UBND tỉnh Thanh Hóa và các cơ quan có thẩm quyền cần sớm vào cuộc kiểm tra, làm rõ, xử lý nghiêm nếu có sai phạm.

Báo Tuổi trẻ Thủ đô sẽ tiếp tục thông tin.

Đọc thêm

Hải Dương: Triệu tập 5 người tung tin “vỡ đê” Đường dây nóng

Hải Dương: Triệu tập 5 người tung tin “vỡ đê”

TTTĐ - Ngày 10/9, Công an tỉnh Hải Dương đã triệu tập 5 người đã tung tin sai sự thật về tình hình mưa, lũ gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng nghiêm trọng công tác phòng chống bão lũ.
Hàng nghìn mét vuông đất giao trái thẩm quyền tại xã Nhị Khê Bạn đọc

Hàng nghìn mét vuông đất giao trái thẩm quyền tại xã Nhị Khê

TTTĐ - UBND xã Nhị Khê giao trái thẩm quyền hàng nghìn mét vuông đất cho cá nhân sử dụng và làm hư hỏng tài sản công đã được đầu tư trên khu đất này.
Lời giải nào cho đất vướng quy hoạch "treo" nhiều năm? Đường dây nóng

Lời giải nào cho đất vướng quy hoạch "treo" nhiều năm?

TTTĐ - Tập thể người dân sống tại phường An Phú Đông, Quận 12 mong muốn được xóa quy hoạch "treo" nhiều năm để có thể xây, sửa lại nhà đã xuống cấp trầm trọng.
Kon Tum: Kiến nghị thu hồi đất cấp trái quy định cho ông Ngô Sỹ Ngạn Đường dây nóng

Kon Tum: Kiến nghị thu hồi đất cấp trái quy định cho ông Ngô Sỹ Ngạn

TTTĐ – Sáng 28/8, tại TP Kon Tum, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kon Tum tổ chức hội nghị giao ban báo chí tháng 8/2024. Đồng chí Lê Quang Thới, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kon Tum chủ trì hội nghị.
Phục hồi điều tra vụ cán bộ Sở Tài chính Hải Phòng “khất nợ”! Đường dây nóng

Phục hồi điều tra vụ cán bộ Sở Tài chính Hải Phòng “khất nợ”!

TTTĐ - Ngày 26/3/2024, Báo Tuổi trẻ Thủ đô đã đăng bài “Một công chức mạo tin nhắn của lãnh đạo Sở để "khất nợ"? Mới đây Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an TP Hải Phòng đã có Thông báo phục hồi điều tra đối với vụ việc này.
Công ty Asiana House tiếp tục khất nợ người mua nhà Đường dây nóng

Công ty Asiana House tiếp tục khất nợ người mua nhà

TTTĐ - Công ty TNHH Kinh doanh và phát triển nhà Asiana House (Công ty Asiana House) có văn bản khất nợ đến tháng 5/2024 sẽ trả hết toàn bộ số tiền đặt cọc mua nhà của khách hàng nhưng đòi mãi đến nay bà Trương Mỹ Hồng vẫn chưa nhận được tiền.
Hồ sơ chuyển nhượng đất được hợp thức hóa như thế nào? Đường dây nóng

Hồ sơ chuyển nhượng đất được hợp thức hóa như thế nào?

TTTĐ - Vụ cựu quân nhân Lê Duy Chương bị ông Lưu Hồng Nam và bà Nguyễn Thị Hà làm giả hồ sơ, chữ ký để hợp thức hóa hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất... có dấu hiệu sai phạm của cơ quan chức năng?
Cựu quân nhân gần 2 thập kỷ đi đòi lại đất của chính mình Bạn đọc

Cựu quân nhân gần 2 thập kỷ đi đòi lại đất của chính mình

TTTĐ - Đất của gia đình ông Chương (thôn Đăk Rơ Wang, xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum) đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) nhưng bị người khác làm giả sổ hộ khẩu, giả chữ ký, lập hợp đồng chuyển nhượng để làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên người khác.
Quan điểm của nhà trường là sai phạm đến đâu xử lý đến đó Bạn đọc

Quan điểm của nhà trường là sai phạm đến đâu xử lý đến đó

TTTĐ – Đại diện Ban giám hiệu trường Đại học Sư Phạm Kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng khẳng định, quan điểm của nhà trường là không bao che, sai phạm đến đâu xử lý đến đó.
Đà Nẵng: Giảng viên đại học bị tố phát hành, sử dụng sách giả Bạn đọc

Đà Nẵng: Giảng viên đại học bị tố phát hành, sử dụng sách giả

TTTĐ - Một giảng viên trường Đại học Sư Phạm Kỹ thuật (Đại học Đà Nẵng) bị tố có dấu hiệu vi phạm quy định trong hoạt động xuất bản, in và phát hành, gian dối trong công tác đào tạo, làm hồ sơ thi giảng viên chính và thi đua khen thưởng.
Xem thêm