Tag

Truyền thống hiếu học đất Thăng Long

Người Hà Nội 12/11/2021 16:38
aa
TTTĐ - Thăng Long xưa có trường đại học đầu tiên của nhà nước phong kiến, nơi đào tạo ra hiền tài giúp ích cho nước nhà. Những tấm bia được lưu lại ở Văn Miếu, những tấm gương hiếu học của người xưa vẫn khiến chúng ta ngày nay noi theo, ngưỡng mộ. Để ta thấy rằng, trong công cuộc hội nhập mạnh mẽ như ngày nay, phát huy truyền thống hiếu học của đất Thăng Long xưa giúp chúng ta luôn trang bị cho mình kiến thức mới, theo kịp được tiến bộ của nhân loại, mang đến nhiều giá trị cho bản thân cũng như Thủ đô và đất nước.
“Nét đẹp trang phục truyền thống dân tộc Mường” đoạt giải Nhất “Tinh hoa Việt Nam”

Là kinh đô nhiều đời, Thăng Long không chỉ là trung tâm về chính trị mà còn trung tâm về học hành, thi cử. Chính bởi vậy, người Hà Nội trong rất nhiều những nét thanh lịch, văn minh thì truyền thống trọng thầy, trọng chữ nghĩa cũng là một điểm sáng rất đáng tự hào.

Nhiều người Hà Nội hiện nay biết rõ những con phố của Thủ đô còn lưu dấu lại về sự học hành của người Thăng Long xưa. Đó là phố Tràng Thi “ngày xưa là nơi thi Hương, nên phố được gọi là Tràng Thi. Ở đây là nơi sĩ tử của các tỉnh từ Thanh Hóa trở ra đến thi Hương. Lúc đầu là một bãi đất, xung quanh rào tre nữa. Tới năm Thiệu Trị thứ 5 thì tường đã xây bằng gạch và trong có 21 toà đường viện (theo Đại Nam nhất thống trí).

Văn Miếu Quốc Tử Giám- trường Đại học đầu tiên của Thăng Long xưa
Văn Miếu - Quốc Tử Giám - trường đại học đầu tiên của Thăng Long xưa

Các tòa đường viện này là nơi của các Khảo quan, còn sĩ tử thì vẫn ở bãi trống chia làm 4 vi (4 khu vực), mỗi vi dành cho một số tỉnh. Cứ 3 năm tổ chức một lần, thời gian trống giữa các kỳ thi đất để cho dân cày cấy, trồng hoa màu. Khoa Thi Hương cuối cùng ở đây là năm 1879. Từ 1886 trở đi Tràng Thi Hà Nội bị bãi bỏ và đem tập trung về Nam Định” (trích Từ điển đường phố Hà Nội).

Cũng vì sự học hành, thi cử này mà Thăng Long xưa cũng có phố Hàng Bút, Hàng Giấy là những vật phẩm không thể thiếu cho nghiệp “bút nghiên” để cho các sĩ tử hay người theo học chữ thánh hiền có thể mua sắm phục vụ cho việc học hành của mình.

Bên cạnh đó, không chỉ chú trọng việc tuyển người tài bằng chữ nghĩa, nhà Trần xưa kia cũng lập ra Giảng Võ đường (phố Giảng Võ) ngày nay để làm nơi thao luyện quân sự. Ở đây, theo PGS.TS. Lê Trung Hoa: “Nguyên trước đây, ở khu vực này có một ngôi điện mang tên Giảng Võ được xây dựng năm 1010. Đây là nơi vua Lý Thái Tổ và các quan võ đến họp bàn việc nước.

Đến năm 1170, tại khu này có lập một trường dạy võ và bắn cung (gọi là xạ đình). Việc học võ nói riêng và quân sự nói chung được duy trì dưới triều Lý (1010 - 1225) và triều Trần (1226 - 1400).

Tháng 8 âm lịch năm 1253, vua Trần Thái Tông cho mở Giảng Võ đường để luyện tập võ nghệ chuẩn bị đối phó với âm mưu xâm lược nước ta của quân Nguyên Mông. Tháng 10 âm lịch năm 1481, vua Lê Thánh Tông cho đào hồ Hải Trì, xây lại điện Giảng Võ để tập luyện binh tượng.

Vậy địa danh Giảng Võ bắt nguồn từ tên các điện và trường luyện tập võ nghệ để bảo vệ Tổ quốc của ông cha ta ở các triều đại cũ”. Như vậy, cũng có nghĩa là, tại nơi đây không chỉ để nơi rèn luyện võ nghệ bảo vệ tổ quốc mà còn là nơi dạy và học những bài học binh pháp, tôi rèn bản lĩnh chiến trường.

Đặc biệt, không thể không kể đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám, trường đại học đầu tiên của triều đình phong kiến Việt Nam. Ngoài chức năng “Văn Miếu” là thờ cúng các bậc tiên thánh, tiên sư của đạo Nho, Văn Miếu còn mang chức năng của một trường học hoàng gia mà học trò đầu tiên là Thái tử Lý Càn Đức (tức vua Lý Nhân Tông), con trai vua Lý Thánh Tông với Nguyên phi Ỷ Lan, lúc đó mới 5 tuổi.

Sau đó, năm 1076, Lý Nhân Tông cho lập trường Quốc Tử Giám ở bên cạnh Văn Miếu. Có thể coi đây là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam. Ban đầu, trường chỉ dành riêng cho con của vua và con các bậc đại quyền quý (hay gọi tên là quốc tử). Năm 1253, tức Nguyên Phong thứ ba thời vua Trần Thái Tông, đổi Quốc Tử giám thành Quốc học viện cho mở rộng và thu nhận cả con cái của các nhà thường dân có sức học xuất sắc.

Như vậy, đạo học nói riêng hay tri thức nói chung đã được coi trọng, bồi đắp suốt nhiều đời qua tại Thăng Long - Hà Nội. Bao giờ cũng vậy, kinh đô là nơi tập trung cho việc thi cử, tuyển chọn người tài thì lại càng tập trung nhiều thầy giỏi và nhiều người hiếu học tìm đến.

Vượt qua nhiều khó khăn, học sinh vẫn chăm chỉ rèn đức luyện tài
Vượt qua nhiều khó khăn, học sinh vẫn chăm chỉ rèn đức luyện tài (Ảnh minh họa)

Trong khi đó, cho đến ngày nay nhiều ngôi làng khoa bảng như làng Đông Ngạc, Đôn Thư, Tả Thanh Oai, Hạ Yên Quyết, Nguyệt Áng, Phú Thị, Thượng Yên Quyết… Ai cũng biết, trong đạo học thì “tôn sư” chính là một điều tiên quyết. Bởi không tôn trọng người dạy dỗ mình thành tài thì “có tài mà không có đức cũng là người vô dụng”. Không chỉ truyền bá kiến thức, người thầy còn là người chỉ dạy cho ta đạo đức, nghĩa lý để làm người.

Hiếu học bao giờ cũng đi đôi với tôn sư trọng đạo, bởi “Không thầy đố mày làm nên”. Người Hà Nội vẫn rưng rưng với những câu chuyện về sự thượng tôn giáo dục, đạo học cao hơn cả đẳng cấp trong xã hội, dù làm vua chúa hay quan chức cũng vẫn phải kính trọng thầy mà sách vở còn chép lại. Những tích truyện như quan Hành khiển Phạm Sư Mạnh về thăm thầy Chu Văn An, ngựa xe làm huyên náo cả vùng bị thầy quở trách, lần sau chỉ dám mặc áo thâm, đi một mình để giữ lễ thầy trò.

Hay điển hình như câu chuyện vua Lê Hiến Tông về thăm thầy cũ, không trống rong cờ mở mà chỉ mang theo vài cận thần. Thấy thầy giáo, vua vội vàng đến gần cụ. Theo nghĩa vua tôi, cụ sụp lạy nhưng vua Lê Hiến Tông nhanh tay nâng vai thầy lên, lễ phép nói: "Xin lão tiên sinh bình thân để cho đệ tử không bị thất lễ".

Sau đó, quay lại với những người đang quỳ rạp hai bên đường, vua nhẹ nhàng bảo: "Cho tất cả các người đứng dậy cùng trẫm về nhà tôn sư", đồng thời nhắc lại rằng, ông đến đây để thăm thầy chứ không phải đi việc công cán, mọi nghi lễ chốn triều đình nên dùng vào lúc khác.

Ngôi nhà thầy Nguyễn Bảo giản dị, cổ kính và gọn gàng, đúng với phong thái của một bần nho trong sáng. Vua mời cụ ngồi lên sập giữa để mình đứng vấn an thầy. Cụ Nguyễn Bảo giật mình: "Tâu bệ hạ, đâu lại có thể như thế được. Đạo thầy là nặng song phép nước cao hơn, xin hoàng thượng cho lão phu này được đứng hầu. Người ngoài trông vào sao tiện ạ".

Đáp lại, nhà vua nhẹ nhàng nói: "Thưa tôn sư, họ đã biết mục đích của trẫm hôm nay rồi. Tôn sư cho phép đệ tử ngồi chung là đã quá lắm rồi". Nói xong, nhà vua đỡ cụ xuống cùng ngồi đàm đạo. Sau đó nhà vua còn cùng thầy mình dùng bữa cơm dân dã rất vui vẻ.

Những câu chuyện như vậy đã làm tấm gương sáng để cho mãi mãi người đời sau noi theo. Bởi lẽ, ngoài cha mẹ là người sinh thành dưỡng dục thì thầy giáo cũng là người sinh ra ta trên phương diện tinh thần, dẫn dắt ta đến biển trời tri thức, để ta trưởng thành và sống có ích cho xã hội. Bởi vậy, tôn sư trọng đạo chính là một cách để “ăn quả nhớ người trồng cây”, là một cách trọng đạo làm người.

Du lịch, kiến trúc và lịch sử làm nổi bật những nét đẹp văn hóa Thủ đô Du lịch, kiến trúc và lịch sử làm nổi bật những nét đẹp văn hóa Thủ đô
Hà Nội - những mạch nguồn vô tận cho tác phẩm văn học Hà Nội - những mạch nguồn vô tận cho tác phẩm văn học
Sân khấu Thủ đô sáng đèn, thắp lên nhiều triển vọng mới Sân khấu Thủ đô sáng đèn, thắp lên nhiều triển vọng mới

Đọc thêm

Ấm áp như người Hà Nội... Nhịp điệu cuộc sống

Ấm áp như người Hà Nội...

TTTĐ - Trong trận bão lịch sử Yagi và đợt ngập lụt diện rộng do hoàn lưu của bão, người Hà Nội ấm áp vô bờ bởi những nghĩa cử vô cùng cao đẹp.
Quán xuyến công việc, huy động sức mạnh tổng hợp của cả Hà Nội Nhịp điệu cuộc sống

Quán xuyến công việc, huy động sức mạnh tổng hợp của cả Hà Nội

TTTĐ - Thực hiện yêu cầu của Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài, lãnh đạo các cấp của thành phố đã lăn xả, trực tiếp xuống hiện trường. Nhờ vậy, công tác khắc phục hậu quả của bão và lũ lụt của Hà Nội được hiệu quả, mang lại sự bình yên và khắc sâu niềm tin trong Nhân dân về người cán bộ mẫu mực.
Xây đắp văn minh, thắm tình Hà Nội Người Hà Nội

Xây đắp văn minh, thắm tình Hà Nội

TTTĐ - Giải Báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh đã góp phần xây đắp những hệ giá trị mới của các công dân đất Thăng Long ngàn năm văn hiến, khẳng định vốn quý của Hà Nội được gìn giữ, phát huy tích cực trong thời hiện đại.
Bản lĩnh, nghĩa tình, người Hà Nội vững vàng vượt bão Nhịp điệu cuộc sống

Bản lĩnh, nghĩa tình, người Hà Nội vững vàng vượt bão

TTTĐ - Từng trải, bản lĩnh và nắm vững thông tin, người Hà Nội bình tĩnh, đoàn kết, chấp hành mọi quy định, khuyến cáo về phòng, chống bão của các cấp chính quyền và tương trợ lẫn nhau trước thiên tai khủng khiếp.
Phát huy giá trị chùa Trầm - chùa Trăm Gian trong dòng chảy công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Phát huy giá trị chùa Trầm - chùa Trăm Gian trong dòng chảy công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Sáng 6/9, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) tổ chức Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị cụm di tích quốc gia chùa Trầm, chùa Trăm Gian". Các nhà khoa học đầu ngành thống nhất quan điểm rằng hai di tích này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, cần thiết được nghiên cứu, bảo vệ, tôn tạo nhằm gắn với du lịch tham quan, trải nghiệm trong chủ trương phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí xét tặng các danh hiệu văn hóa Nhịp điệu cuộc sống

Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí xét tặng các danh hiệu văn hóa

TTTĐ - Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội tiếp tục tổ chức lấy ý kiến các chuyên gia nhằm đóng góp vào Dự thảo tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Mùa đi xây những ước mơ... Người Hà Nội

Mùa đi xây những ước mơ...

TTTĐ - "Mùa thu ơi! Mùa thu / Mùa đi xây những ước mơ / Tung bay màu khăn thắm / Rực rỡ trên vai em", hòa trong tiếng hát rộn rã của "Mùa thu ngày khai trường", gần 2,3 triệu học sinh Hà Nội bước vào năm học mới với niềm hân hoan, náo nức...
Hà Nội: Nâng cao chất lượng việc bình xét danh hiệu văn hóa Nhịp điệu cuộc sống

Hà Nội: Nâng cao chất lượng việc bình xét danh hiệu văn hóa

TTTĐ - Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội vừa tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hoá”; “Thôn, tổ dân phố văn hoá”; “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” tại quận Ba Đình và huyện Phúc Thọ.
Quan tâm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể Nhịp điệu cuộc sống

Quan tâm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể

TTTĐ - Thực hiện Chương trình số 06-Ctr/TU của Thành uỷ về “Phát triển văn hoá, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”, huyện Đông Anh (Hà Nội) đã triển khai nhiều giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể.
Đông đảo người dân thăm nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập Người Hà Nội

Đông đảo người dân thăm nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập

TTTĐ - Dịp lễ Quốc Khánh năm nay, nhiều gia đình đã cùng nhau ghé thăm ngôi nhà ở số 48 phố Hàng Ngang, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
Xem thêm