Cấp cứu nữ bệnh nhân trầm cảm bị chấn thương thận trái nặng
Bệnh nhân là N.T.P (49 tuổi, Hà Nội) từ bệnh viện tuyến dưới chuyển lên BVĐK Hà Đông trong tình trạng tỉnh, không sốt, da niêm mạc nhợt, mạch nhanh huyết áp tụt, đau lan tỏa khắp bụng, hố thắt lưng trái căng đầy đau nhiều, nước tiểu qua sonde có máu.
Khai thác tiền sử người nhà bệnh nhân cho biết, bệnh nhân bị trầm cảm nặng, tăng huyết áp từ nhiều năm nay.
Sau khi khám và đánh giá toàn trạng bệnh nhân, phối hợp với siêu âm, cắt lớp vi tính và các xét nghiệm cơ bản, kíp trực đã hội chẩn với lãnh đạo khoa Ngoại thận - Tiết niệu chẩn đoán xác định đây là trường hợp chấn thương thận trái trên nền thận trái ứ nước mất chức năng do sỏi niệu quản trái 1/3 dưới.
![]() |
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân sau phẫu thuật. |
Đặc biệt trên phim cắt lớp vi tính cho thấy, hình ảnh ổ tụ máu lớn sau phúc mạc quanh thận trái và trong bể thận trái.
Các bác sĩ xác định đây là bệnh nhân nặng, cần ưu tiên theo dõi, hồi sức tích cực. Bệnh nhân được theo dõi sát monitor, hồi sức bồi phụ thể tích tuần hoàn, truyền 3 đơn vị máu và chế phẩm.
Mặc dù hồi sức tích cực nhưng tình trạng bệnh nhân diễn biến xấu nhanh: huyết áp giảm dần, lượng huyết sắc tố máu tụt nhanh từ 101g/l xuống 66g/l trong thời gian ngắn và bắt đầu xuất hiện dấu hiệu rối loạn đông máu. Với tinh thần cứu người như cứu hỏa bác sĩ quyết định mổ cấp cứu để giành lại sự sống cho bệnh nhân.
Ngay sau đó, bệnh nhân được chuyển thẳng từ khoa Cấp cứu ngoại lên phòng mổ. Trong quá trình mổ có nhiều khó khăn do bệnh nhân rối loạn đông máu, có nhiều cơn tăng huyết áp kịch phát, huyết áp tối đa lên hơn 200mmHg khiến việc cầm máu gặp nhiều khó khăn, máu chảy nhiều.
ThS.BSCKII Nguyễn Quốc Đông và kíp mổ, kíp Gây mê hồi sức đã từng bước khắc phục khó khăn, phẫu thuật thành công cho bệnh nhân, lấy ra trong khoang cạnh thận và bể thận bệnh nhân khoảng 2.000ml máu tươi lẫn máu đông.
Ca mổ kéo dài gần 2 giờ đồng hồ và thành công ngoài mong đợi. Sau mổ bệnh nhân tiếp tục được theo dõi sát, hồi sức tại khoa Gây mê hồi sức trong 2 ngày sáu đó chuyển khoa ngoại Thận - Tiết niệu tiếp tục theo dõi điều trị.
Sau mổ 7 ngày bệnh nhân hồi phục nhanh, các xét nghiệm về mức bình thường, dẫn lưu vết mổ khô, ngày thứ 2 bệnh nhân đã trung tiện và bắt đầu ăn uống bình thường. Bệnh nhân có thể xuất viện trong vài ngày tới.
Theo BS Nguyễn Quốc Đông khuyến cáo: "Với những bệnh nhân có bệnh lý đặc biệt như trầm cảm, rối loạn tâm thần cần được theo dõi sát và định kỳ cho khám kiểm tra tổng thể tại các cơ sở y tế để phát hiện những bệnh tiềm ẩn kèm theo xử lý sớm tránh để có biến chứng nguy hiểm đến tính mạng".
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Sẵn sàng đáp ứng công tác thu dung, điều trị bệnh nhân mắc sởi

Nhiễm ký sinh trùng, cụ ông 72 tuổi biến chứng nghiêm trọng

Thực hiện thành công ca ghép da tự thân cho bệnh nhân tiểu đường

Xem xét đình chỉ hoạt động phòng khám đa khoa An Đông

Mỗi năm Việt Nam có 6.200 ca ung thư liên quan đến HPV

Sao Thái Dương ghi dấu ấn tại London, Vương Quốc Anh

4 biện pháp trọng tâm để phòng, chống dịch, bệnh sởi hiệu quả

Xác minh sai phạm tại Phòng khám Đa khoa An Đông

Mở rộng toàn diện nội dung truyền thông, giáo dục dân số
