Tag

Tiềm năng của nọc rắn trong việc phát triển các loại thuốc cứu mạng con người

Sức khỏe 01/04/2021 12:53
aa
TTTĐ - Hàng năm, trên thế giới có từ 81.410 đến 137.880 người chết vì rắn cắn. Tại Malaysia, số liệu chính thức của Bộ Y tế (MOH) cho thấy mỗi năm có từ 2.600 đến 3.700 người bị cắn, dẫn đến dưới 6 trường hợp tử vong. Nhận thức được mức độ nghiêm trọng của việc bị rắn cắn là một vấn đề sức khỏe cộng đồng, WHO đã chính thức liệt bị rắn cắn là bệnh nhiệt đới hay bị lơ là nhất vào tháng 6 năm 2017.
Phú Thọ: Cứu chữa thành công thiếu niên 14 tuổi bị rắn độc cắn dẫn đến liệt cơ hô hấp Phú Thọ: Cứu chữa thành công thiếu niên 14 tuổi bị rắn độc cắn dẫn đến liệt cơ hô hấp
Liên tiếp trẻ nhập viện vì bị rắn độc cắn Liên tiếp trẻ nhập viện vì bị rắn độc cắn
Tổn thương não vì bị rắn độc cắn Tổn thương não vì bị rắn độc cắn

Tuy nhiên, có một sự thật là nọc độc của rắn cũng có thể cứu mạng người. Tiến sĩ Michelle Yap Khai Khun là giảng viên tại Trường Khoa học của Đại học Monash Malaysia, hiện đang tập trung vào dược lý học của độc tố nọc độc và liệu pháp sinh học để phát triển các loại thuốc trong tương lai.

Khám phá tiềm năng chưa được khai thác của nọc độc

Tiến sĩ Yap chia sẻ: “Mặc dù nọc rắn nguy hiểm chết người, giá trị của nó cần được khám phá trên nhiều lĩnh vực. Bên cạnh tác dụng giết chết con mồi, nọc độc còn mang lại lợi ích về mặt y học, vì vậy giới khoa học rất quan tâm tới việc phát triển các loại thuốc mới dựa vào đó.”

Đối tượng nghiên cứu của Tiến sĩ Yap là độc tố tế bào có trong nọc độc của rắn hổ mang Xích đạo (hoặc Sumatran), được WHO xếp vào loại rắn độc loại 1. Do đó, loài rắn này được ưu tiên cao nhất để sản xuất kháng nọc độc, Tiến sĩ Yap giải thích.

Rắn hổ mang xích đạo được xếp vào loại rắn độc cấp 1
Rắn hổ mang xích đạo được xếp vào loại rắn độc cấp 1

Trong nghiên cứu của mình, Tiến sĩ Yap đặt mục tiêu hiểu rõ hơn về hoạt động của thuốc gây độc tế bào, cách chúng hoạt động và được cơ thể xử lý với mục đích sử dụng độc tố tế bào cho các mục đích khác. Các ứng dụng tiềm năng bao gồm điều trị tăng huyết áp cho đến các chất chống ung thư.

“Nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi các tế bào ung thư tiếp xúc với độc tính, chúng sẽ chết. Hiện nay chúng tôi đã biết chúng có thể tiêu diệt tế bào ung thư, chúng tôi muốn biết các phân tử gây độc như thế nào, điểm mà chất độc tiếp xúc với tế bào có thể được sử dụng trong công việc chế tạo thuốc. Chúng tôi muốn biết làm thế nào chúng tôi có thể bao bọc tác nhân độc hại thành các hạt nano và đưa chúng đến các tế bào ung thư mục tiêu”.

Điều trị bệnh hoại tử da

Một trong những mục tiêu khác của bác sĩ Yap là tìm ra một loại thuốc giải độc khác cho bệnh hoại tử da. Bà cho biết: “Phương pháp trị độc hiện tại bao gồm việc các bác sĩ sử dụng thuốc kháng nọc độc có nguồn gốc từ các kháng thể do ngựa tạo ra.

“Thuốc giải độc này cần được tiêm vào máu để phát huy tác dụng. Nhưng trong trường hợp hoại tử da, nọc độc ở trên bề mặt da.” Cô giải thích rằng thuốc kháng nọc độc hiện tại không hiệu quả trong việc loại bỏ khối u trên da, và đó là một trong những hạn chế của nó.

Thuốc giải độc được tạo ra ở động vật cũng có thể gây ra các phản ứng dị ứng với trường hợp xấu nhất là nhiễm trùng huyết. Trong tình trạng chết người này, nhiễm trùng gây ra một phản ứng dây chuyền khắp cơ thể có khả năng dẫn đến tổn thương mô, suy nội tạng và tử vong.

“Các nhà nghiên cứu châu Âu đã bắt đầu sử dụng kháng thể của con người trong nghiên cứu về kháng nọc độc. Cuối cùng, cần phải có chất kháng nọc độc có thể được áp dụng trên da để điều trị chứng nhiễm trùng da”, cô chia sẻ. Hiện tại, nạn nhân bị nhiễm trùng da được can thiệp bằng phẫu thuật. Các phương pháp điều trị sau vết cắn thường bị bỏ qua vì quá tốn kém, khiến nạn nhân phải chịu hậu quả về thể chất và tâm lý.

Hứa hẹn về một phương pháp điều trị rẻ hơn

Trị liệu sinh học hứa hẹn sẽ điều trị bằng nọc rắn an toàn hơn và rẻ hơn. “Nếu chúng ta có thể sản xuất kháng nọc không có nguồn gốc từ kháng thể, nó sẽ có giá cả phải chăng hơn vì chúng ta có thể nâng cao sản lượng và giảm chi phí. Nó cũng sẽ hiệu quả hơn trong việc phân phối thuốc và có thể được sản xuất trong phòng thí nghiệm”, Tiến sĩ Yap nói.

Kinh phí để tiếp tục nghiên cứu là thách thức lớn nhất trong quá trình nghiên cứu đang diễn ra, khi đại dịch trở nên trầm trọng hơn.

“Mọi người quan tâm nhiều hơn đến việc tài trợ nghiên cứu về Covid-19 hoặc các bệnh không lây nhiễm khác hiện nay. Rắn cắn thường là một căn bệnh nhiệt đới bị bỏ quên, nhưng tôi rất vui vì một số nhà tài trợ quốc tế như Wellcome Trust, Hiệp hội Y học và Vệ sinh Nhiệt đới Hoàng gia và Hamish Ogston Foundation, đang ngày càng quan tâm đến việc hỗ trợ nghiên cứu về vấn đề này”, Tiến sĩ cho biết.

Tin liên quan

Đọc thêm

Đảm bảo an toàn thực phẩm, xử lý nước sau bão, lũ Chung tay vì an toàn thực phẩm

Đảm bảo an toàn thực phẩm, xử lý nước sau bão, lũ

TTTĐ - Huyện Mê Linh tổ chức phát động chiến dịch tổng vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn thực phẩm, xử lý nước sinh hoạt... sau mưa lũ.
Kịp thời hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 Tin Y tế

Kịp thời hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng do cơn bão số 3

TTTĐ - Trước những diễn biến phức tạp của cơn bão số 3 (Yagi), Trung tâm y tế (TTYT) Sơn Tây đã kịp thời triển khai phương án, kế hoạch đảm bảo công tác y tế và tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn.
Tăng cường tuyên truyền đảm bảo an toàn thực phẩm sau mưa bão Chung tay vì an toàn thực phẩm

Tăng cường tuyên truyền đảm bảo an toàn thực phẩm sau mưa bão

TTTĐ - Để chủ động chăm sóc sức khỏe cho người dân trong mùa mưa bão và đặc biệt là cơn bão số 3 (Yagi), Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Gia Lâm đã xây dựng kế hoạch, chuẩn bị đầy đủ nguồn lực để đáp ứng y tế, vệ sinh môi trường, đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP).
Tặng thuốc, vật tư y tế thiết yếu cho huyện Mỹ Đức, Ứng Hòa Tin Y tế

Tặng thuốc, vật tư y tế thiết yếu cho huyện Mỹ Đức, Ứng Hòa

TTTĐ - TS Nguyễn Đình Hưng, Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế Hà Nội đã đi thăm, trao tặng thuốc, vật tư y tế thiết yếu hỗ trợ Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Ứng Hòa và Mỹ Đức để cấp phát, điều trị cho người dân vùng bị ngập lụt.
Tập trung xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh Tin Y tế

Tập trung xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội tiếp tục chỉ đạo các đơn vị y tế trong toàn ngành tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ, ngập lụt sau bão, đặc biệt là tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và vệ sinh môi trường, ổn định đời sống người dân.
VinBrain bứt tốc thông qua việc hợp tác với các hệ thống y tế lớn tại Việt Nam Tin Y tế

VinBrain bứt tốc thông qua việc hợp tác với các hệ thống y tế lớn tại Việt Nam

TTTĐ - Công ty Cổ phần VinBrain, startup AI công nghệ y tế được đầu tư bởi Vingroup, tiếp tục củng cố vị thế trên thị trường nội địa với các thỏa thuận hợp tác mới nhất cùng Medlatec và Vikomed.
Gia Lai: Nhiều học sinh nhập viện nghi do uống trà sữa Chung tay vì an toàn thực phẩm

Gia Lai: Nhiều học sinh nhập viện nghi do uống trà sữa

TTTĐ - UBND phường Thống Nhất, TP Pleiku, Gia Lai, đã có báo cáo nhanh về việc 21 học sinh trung học cơ sở nghi bị ngộ độc sau khi được đại diện ban phụ huynh tổ chức liên hoan nhân dịp Tết Trung thu.
Tăng cường nhân lực điều trị các nạn nhân của bão số 3 Tin Y tế

Tăng cường nhân lực điều trị các nạn nhân của bão số 3

TTTĐ - Ngày 16/9, Bộ Y tế đã có công văn số 5481/BYT-KCB gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ và bệnh viện thuộc trường Đại học Y Dược; Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc bảo đảm công tác khám, chữa bệnh, hỗ trợ khắc phục hậu quả bão lụt.
Kiểm soát an toàn thực phẩm xung quanh cổng trường học Chung tay vì an toàn thực phẩm

Kiểm soát an toàn thực phẩm xung quanh cổng trường học

TTTĐ - Ngày 16/9, UBND huyện Hoài Đức tổ chức hội nghị tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm chuyên đề “Kiểm soát an toàn thực phẩm (ATTP) trong và xung quanh cổng trường học”.
Hoàn Mỹ hợp tác cùng chuyên gia nước ngoài điều trị các ca khó về thay khớp háng, khớp gối Tin Y tế

Hoàn Mỹ hợp tác cùng chuyên gia nước ngoài điều trị các ca khó về thay khớp háng, khớp gối

TTTĐ - Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình và Cột sống Hoàn Mỹ, Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ - hệ thống y tế tư nhân hàng đầu tại Việt Nam vừa tổ chức hội thảo “Thay khớp háng ca khó, hội chẩn cùng chuyên gia” nhằm mang đến các giải pháp tiên tiến trong chăm sóc và điều trị các trường hợp thay khớp háng, khớp gối phức tạp.
Xem thêm