Tag

Thí điểm hai ngành nghề đưa lao động Việt Nam đi làm việc tại Thái Lan

Lao động - Việc làm 08/11/2018 07:54
aa
TTTĐ - Vừa qua, Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội Việt Nam và Bộ Lao động Thái Lan đã cùng làm việc để trao đổi và thống nhất về việc đưa lao động Việt Nam đi làm việc tại Thái Lan theo thỏa thuận về tuyển dụng lao động giữa hai Chính phủ Việt Nam và Thái Lan. Theo đó, hai ngành nghề thí điểm đưa lao động Việt Nam đi làm việc tại Thái Lan là xây dựng và đánh bắt cá.

Thí điểm hai ngành nghề đưa lao động Việt Nam đi làm việc tại Thái Lan

Một trong hai ngành nghề thí điểm đưa lao động Việt Nam đi làm việc tại Thái Lan là đánh bắt cá

Bài liên quan

Công bố xếp hạng doanh nghiệp xuất khẩu lao động

Robot Nhật 'xuất khẩu lao động' sang Singapore

Xuất khẩu lao động Philippines: Con dao hai lưỡi

Nhiều chính sách hỗ trợ người dân đi xuất khẩu lao động

Theo thỏa thuận giữa hai bên, tất cả các doanh nghiệp có giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đều có thể đưa lao động đi làm việc tại Thái Lan và đăng ký hợp đồng tại Cục Quản lý lao động ngoài nước theo quy định; Hai ngành nghề thí điểm đưa lao động Việt Nam đi làm việc tại Thái Lan là xây dựng và đánh bắt cá; Doanh nghiệp dịch vụ có thể ký hợp đồng đưa người lao động đi làm việc tại Thái Lan trực tiếp với chủ sử dụng lao động Thái Lan hoặc thông qua công ty môi giới lao động Thái Lan. Công ty môi giới lao động Thái Lan và chủ sử dụng lao động Thái Lan đều phải được cấp giấy phép tuyển dụng lao động nước ngoài.

Quy trình đưa lao động Việt Nam đi làm việc tại Thái Lan gồm 8 bước:

(1) Người sử dụng lao động Thái Lan nộp đơn xin tuyển dụng lao động nước ngoài lên văn phòng việc làm tỉnh tại Thái Lan (kèm theo các thông tin về số lượng lao động cần tuyển, yêu cầu đối với lao động, điều kiện làm việc, mức lương/thu nhập hàng tháng, hợp đồng lao động mẫu sẽ ký với người lao động Việt Nam). Sau khi được văn phòng việc làm tỉnh tại Thái Lan cấp phép, các giấy tờ đó được chuyển trực tiếp cho cơ quan phái cử Việt Nam hoặc được chuyển gián tiếp thông qua công ty môi giới Thái Lan.

(2) Cơ quan phái cử Việt Nam đăng ký hợp đồng tại Cục QLLĐNN. Sau khi được Cục QLLĐNN chấp thuận, cơ quan phái cử Việt Nam đăng tuyển thông tin tìm lao động. Sau khi có lao động, cơ quan phái cử Việt Nam gửi danh sách người lao động cho người sử dụng lao động Thái Lan hoặc công ty môi giới Thái Lan (kèm theo giấy chứng nhận khám sức khỏe, lý lịch tư pháp và hộ chiếu của người lao động).

(3) Người sử dụng lao động Thái Lan lựa chọn lao động từ danh sách, ký trước hợp đồng lao động cho từng lao động và thông báo cho Cục Việc làm Thái Lan và cơ quan phái cử Việt Nam.

(4) Cục Việc làm Thái Lan xác nhận và thông báo cho Cơ quan đại diện ngoại giao của Thái Lan tại Việt Nam để cấp visa, đồng thời cũng thông báo cho Cục QLLĐNN.

(5) Cơ quan phái cử Việt Nam tổ chức bồi dưỡng kiến thức cần thiết, hướng dẫn người lao động ký hợp đồng lao động, ký hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với người lao động. Đồng thời nộp tất cả tài liệu bao gồm cả danh sách lao động do Cục QLLĐNN xác nhận để xin cấp visa ở Việt Nam.

(6) Người sử dụng lao động Thái Lan chịu trách nhiệm đón người lao động tại sân bay, kiểm tra sức khỏe người lao động, xin giấy phép làm việc và đưa người lao động tham gia chương trình giáo dục định hướng 1 ngày do Cục Việc làm Thái Lan tổ chức.

(7) Người sử dụng lao động Thái Lan và công ty môi giới Thái Lan chịu trách nhiệm quản lý người lao động, phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan và cơ quan phái cử Việt Nam giải quyết các vấn đề phát sinh đến người lao động.

(8) Khi lao động hoàn thành hợp đồng lao động hoặc trong trường hợp về nước trước thời hạn hợp đồng lao động, người sử dụng lao động Thái Lan và công ty môi giới Thái Lan chịu trách nhiệm mua vé khứ hồi và/hoặc thu xếp việc hồi hương cho người lao động, cũng như thông báo cho cơ quan phái cử Việt Nam về việc tiếp nhận lao động và thanh lý hợp đồng với người lao động.

Đặc biệt, người lao động lưu ý không phải trả tiền môi giới, khoản tiền này chủ sử dụng Thái Lan sẽ trả cho công ty môi giới Thái Lan; Vé máy bay cho người lao động từ Việt Nam sang Thái Lan khi bắt đầu hợp đồng và từ Thái Lan về Việt Nam khi hoàn thành hợp đồng sẽ do chủ sử dụng chịu.

Đọc thêm

Long An: Đẩy mạnh đào tạo nghề, giải quyết việc làm Lao động - Việc làm

Long An: Đẩy mạnh đào tạo nghề, giải quyết việc làm

TTTĐ - Với quyết tâm hoàn thành các chỉ tiêu đào tạo nghề và giải quyết việc làm, từ đầu năm đến nay, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Long An đã phối hợp tốt với các ngành, địa phương và các trường đào tạo nghề tập trung thực hiện tốt công tác này; từ đó, góp phần ổn định xã hội, đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần của người dân trên địa bàn tỉnh.
Sôi nổi ngày hội việc làm dành cho sinh viên báo chí, truyền thông Lao động - Việc làm

Sôi nổi ngày hội việc làm dành cho sinh viên báo chí, truyền thông

TTTĐ - Sáng 23/8, trường Cao đẳng Truyền hình tổ chức Ngày hội việc làm thu hút gần 40 cơ quan báo chí, truyền thông, doanh nghiệp với gần 500 sinh viên tham gia.
Giải pháp thoát nghèo bền vững Lao động - Việc làm

Giải pháp thoát nghèo bền vững

TTTĐ - Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước nhằm giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động; đồng thời, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và hội nhập quốc tế, xóa đói giảm nghèo.
Xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo động lực bứt phá Lao động - Việc làm

Xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo động lực bứt phá

TTTĐ - Nguồn nhân lực có chất lượng và kỹ năng nghề có vai trò quan trọng trong phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Vì vậy, những năm gần đây, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo.
Điều tra tiền lương tại 3.400 doanh nghiệp của 18 tỉnh, thành phố Lao động - Việc làm

Điều tra tiền lương tại 3.400 doanh nghiệp của 18 tỉnh, thành phố

TTTĐ - Theo kế hoạch điều tra năm 2024 về lao động, tiền lương trong doanh nghiệp của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, việc điều tra sẽ được tiến hành tại 3.400 doanh nghiệp của 18 tỉnh, thành phố, đại diện cho 8 vùng kinh tế của cả nước.
Tập trung giải quyết việc làm cho các đối tượng lao động đặc thù Lao động - Việc làm

Tập trung giải quyết việc làm cho các đối tượng lao động đặc thù

TTTĐ - Những năm qua, thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp, phát huy các nguồn lực, hỗ trợ vay vốn ưu đãi tạo việc làm, tăng cường kết nối cung - cầu lao động để thêm nhiều nguồn việc làm mới cho người lao động. Nhờ vậy, số lao động được giải quyết việc làm liên tục tăng cao trong những năm gần đây.
Miễn phí học nghề, lao động phi chính thức vẫn thờ ơ Lao động - Việc làm

Miễn phí học nghề, lao động phi chính thức vẫn thờ ơ

TTTĐ - Dù được miễn phí đào tạo nhưng tỉ lệ lao động phi chính thức đăng ký học nghề vẫn rất thấp. Ngoài chính sách chưa đủ hấp dẫn, các chuyên gia cho rằng, cần nâng cao công tác tuyên truyền, đồng thời bổ sung thêm các chế độ hỗ trợ khác để thực sự thu hút người lao động tham gia.
Viện Chiến lược và Chính sách y tế thông báo tuyển dụng viên chức năm 2024 Lao động - Việc làm

Viện Chiến lược và Chính sách y tế thông báo tuyển dụng viên chức năm 2024

TTTĐ - Viện Chiến lược và Chính sách Y tế - Bộ Y tế vừa thông báo tuyển dụng viên chức năm 2024 với số lượng người làm việc ứng với vị trí việc làm cần tuyển là 7 người.
Người lao động là “chìa khóa tương lai” của ngành Công nghệ thông tin Lao động - Việc làm

Người lao động là “chìa khóa tương lai” của ngành Công nghệ thông tin

TTTĐ - ManpowerGroup – công ty cung cấp giải pháp nhân sự hàng đầu thế giới – ra mắt Báo cáo Thị trường lao động ngành Công nghệ thông tin (CNTT) 2024.
Cơ chế, chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người có đất thu hồi Lao động - Việc làm

Cơ chế, chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người có đất thu hồi

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 12/2024/QĐ-TTg về cơ chế, chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người có đất thu hồi.
Xem thêm