Tag

Tết này “gói” Hà Nội trong phố Hàng Buồm

Người Hà Nội 24/01/2022 13:00
aa
TTTĐ - Khác với năm trước, những ngày cận Tết năm nay, đến phố Hàng Buồm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), người dân có thể hưởng trọn không khí đón Xuân của Hà Nội. Bởi người dân không chỉ mua quà Tết đa dạng chủng loại như mọi năm mà còn có thể check-in, tận hưởng không gian nghệ thuật để hoài niệm về một Hà Nội xưa cũ thông qua những triển lãm trên con phố này.
Hà Nội giữ vững kỷ cương, vươn tầm khát vọng Nguồn lực từ niềm tin, ý chí và khát vọng vươn lên HĐND TP Hà Nội: Đổi mới, sáng tạo, quy tụ sức mạnh Nhân dân Hy sinh thầm lặng cho mùa Xuân trọn vẹn

Nói về địa chỉ mua bánh kẹo nhập ngoại ở Hà Nội, không thể không nhắc đến con phố Hàng Buồm - con phố nằm giữa lòng phố cổ luôn tấp nập người qua lại. Cùng với hoạt động mua bán sầm uất như mọi năm, Tết này Hàng Buồm đặc biệt hơn với sự xuất hiện của Trung tâm Văn hóa Nghệ Thuật 22 Hàng Buồm - nơi trưng bày các tác phẩm nghệ thuật đặc sắc.

Thiên đường bánh kẹo giữa lòng Thủ đô

Khi được hỏi địa chỉ để mua sắm bánh kẹo ngày Tết, người sống ở Hà Nội sẽ nói ngay đến con phố Hàng Buồm. Nơi đây có hàng trăm loại mặt hàng và được người dân Hà thành rất ưa chuộng mỗi dịp Tết đến, Xuân về.

Đến hẹn lại lên, thị trường bánh kẹo Tết tại phố Hàng Buồm lại tấp nập kẻ mua người bán hơn bao giờ hết.

Trước đây, tuyến phố này chuyên kinh doanh các loại bánh kẹo nhập ngoại. Song nhiều năm gần đây, do nhu cầu tăng cao, các cửa hàng đã nhập thêm rất nhiều các sản phẩm được sản xuất trong nước để phục vụ người dân. Các sản phẩm đa dạng với đủ mọi chủng loại: Từ cao cấp như bánh kẹo hộp thiếc cho đến các loại bánh kẹo bình dân hơn như bánh kẹo bán theo cân, mứt, ô mai, hoa quả sấy...

Tết này “gói” Hà Nội trong phố Hàng Buồm

Các chủ cửa hàng cho biết, mấy năm nay ngoài bánh kẹo nhập ngoại thì cửa hàng nhập thêm nhiều bánh kẹo “Made in Vietnam” để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Hàng nhập về rất nhiều, đặc biệt là càng gần Tết thì nhu cầu mua sắm của người dân càng tăng lên, lượng bánh kẹo được bán ra cũng tăng gấp nhiều lần. Bánh kẹo trong nước thường được mua để ăn trong gia đình hay mời khách đến chơi nhà còn bánh kẹo ngoại nhập chủ yếu là đi biếu. Mặt hàng được ưa chuộng với sức bán ra nhiều nhất vẫn là bánh kẹo bán theo cân.

Tết này “gói” Hà Nội trong phố Hàng Buồm

Chị Phương Thảo (ở phố Quang Trung, Hoàn Kiếm) chia sẻ: “Năm nào cận Tết mình cũng qua đây để mua bánh kẹo nên là quen cái cảnh đông đúc này rồi. Năm nay có khác hơn, mọi người chủ động đeo khẩu trang, đứng cách xa nhau. Kinh nghiệm của tôi là chỉ mua hàng quen để đỡ phải mặc cả. Giá hàng hoá năm nay vẫn như mọi năm thôi không bị tăng quá nhiều, mẫu mã đa dạng và phong phú hơn”.

Tết này “gói” Hà Nội trong phố Hàng Buồm

Một tiểu thương lâu năm ở phố Hàng Buồm cho biết: “Mọi người đi sắm tết từ sớm. Mọi năm hàng đã phải nhập về từ trước tết một tháng mới đáp ứng đủ nhu cầu mua bán của mọi người. Có người mua lẻ nhưng cũng có người mua sỉ nên giá cả vẫn phải cạnh tranh mới bán được. COVID-19 nên ai cũng khó khăn mà, giá thì vẫn cứ như mọi năm thôi”.

Dịch COVID-19 khiến cho giá nguyên liệu đầu vào tăng song thị trường hàng hoá ghi nhận sự cố gắng giữ nguyên giá của các tiểu thương để khuyến khích người dân mua hàng.

Tết này “gói” Hà Nội trong phố Hàng Buồm

Ngoài những tiểu thương thì còn có cả nhưng cơ sở chuyên bán buôn, mỗi ngày đều xuất bán đi hàng trăm thùng lớn thùng nhỏ.

Tết này “gói” Hà Nội trong phố Hàng Buồm

“Phố này bán lẻ nhiều lắm mà ít hàng gói quà sẵn biếu Tết nên năm nay tôi phải làm thêm hình thức này cho đẹp để cạnh tranh, chứ dịch như này bán khó hơn năm ngoái nhiều”, một chủ cửa hàng giữa phố cho biết.

“Gói gọn” Hà Nội trong không gian triển lãm 22 Hàng Buồm

“Thấy thông tin về Hội quán Quảng Đông cũng như triển lãm này ở trên mạng là mình phải sắp xếp thời gian để đi ngay. Được tham quan và ngắm nghía Hà Nội của mình gói gọn trong một không gian như thế này thì mình không thể bỏ lỡ được”, bạn Nam Anh (ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) háo hức chia sẻ.

Hội quán Quảng Đông được hình thành từ 400 năm trước. Đây là nơi sinh hoạt tín ngưỡng và cộng đồng của người gốc Hoa tại Quảng Đông (Trung Quốc) sang định cư tại phường Hà Khẩu, tổng Hữu Túc, huyện Thọ Xương (nay là các phố Hàng Ngang, Hàng Buồm, Lãn Ông).

Tết này “gói” Hà Nội trong phố Hàng Buồm

Công trình kiến trúc này được tu sửa từ cuối năm 2018 và được hoàn thành vào cuối năm 2021. Hiện tại, nơi đây đã trở thành trung tâm triển lãm nghệ thuật, thu hút người dân Thủ đô với tên gọi chính thức là Trung tâm Văn hoá Nghệ thuật 22 Hàng Buồm.

“Con phố cũng như những dòng sông chảy trôi không ngừng, bao kiếp người qua, bao kiếp người tới. Trong vòng chảy của thời gian bất tận ấy, con phố nào cũng đầy ắp những kỷ niệm vui buồn…”, trích lời giới thiệu của triển lãm Không gian ký ức 22 Hàng Buồm.

Tác phẩm nghệ thuật thư pháp “Rồng rắn lên mây” được viết trên lụa bằng mực đất thể hiện tinh thần đoàn kết, nắm tay như trong câu đồng dao và cùng phát triển hơn nữa.
Tác phẩm nghệ thuật thư pháp “Rồng rắn lên mây” được viết trên lụa bằng mực đất thể hiện tinh thần đoàn kết, nắm tay như trong câu đồng dao và cùng phát triển hơn nữa

Trong không gian rộng lớn, các nét kiến trúc cổ kính thể hiện sự giao thoa văn hóa các nước Việt - Hoa - Pháp mang lại những trải nghiệm khó quên cho du khách.

Không gian được bố trí theo nhiều tầng nhiều lớp với các gian nhà khác nhau theo đúng kết cấu của Hội quán Quảng Đông trước đây. Vẻ đẹp hoài cổ của nơi đây rất phù hợp để cho các nghệ sĩ có thể thỏa sức bày trí các tác phẩm nghệ thuật của mình.

Các triển lãm đang được tổ chức bao gồm: “Không gian ký ức 22 Hàng Buồm”, “Phiêu diêu”, “Ký hoạ phố cổ 2021”... được thực hiện bởi nhóm nghệ sĩ Nguyễn Thế Sơn - Giám đốc nghệ thuật của Tuần lễ Khơi nguồn sáng tạo, nghệ sĩ Trần Hậu Yên Thế, nghệ sĩ Vũ Xuân Đông và kiến trúc sư Hoàng Phương - người thực hiện dự án trùng tu công trình văn hoá kiến trúc.

Tết này “gói” Hà Nội trong phố Hàng Buồm
"Không gian ký ức số 22 Hàng Buồm” cho thấy sự kỳ diệu của lớp thời gian, những mảnh vụn của lịch sử
“Ký hoạ phố cổ 2021” thể hiện những nét văn hoá đặc trưng của phố cổ Hà Nội trong vòng 5 năm qua với gần 100 bức tranh được trưng bày
“Ký hoạ phố cổ 2021” thể hiện những nét văn hoá đặc trưng của phố cổ Hà Nội trong vòng 5 năm qua với gần 100 bức tranh được trưng bày
Những bức tranh ký hoạ về phố cổ được vẽ bởi những hoạ sĩ chuyên và không chuyên. Họ là những công dân sống tại Hà Nội, với các ngành nghề và lứa tuổi khác nhau.
Những bức tranh ký hoạ về phố cổ được vẽ bởi những hoạ sĩ chuyên và không chuyên. Họ là những công dân sống tại Hà Nội, với các ngành nghề và lứa tuổi khác nhau.
“Phiêu diêu” mang đến hiệu ứng thị giác, giá trị nghệ thuật của chữ, của ngôn ngữ, điêu khắc, văn tự và cả nghệ thuật màu sắc
“Phiêu diêu” mang đến hiệu ứng thị giác, giá trị nghệ thuật của chữ, của ngôn ngữ, điêu khắc, văn tự và cả nghệ thuật màu sắc
“Phiêu diêu” mang đến hiệu ứng thị giác, giá trị nghệ thuật của chữ, của ngôn ngữ, điêu khắc, văn tự và cả nghệ thuật màu sắc
“Phiêu diêu” mang đến hiệu ứng thị giác, giá trị nghệ thuật của chữ, của ngôn ngữ, điêu khắc, văn tự và cả nghệ thuật màu sắc

Tết này “gói” Hà Nội trong phố Hàng Buồm

Cùng với các tác phẩm nghệ thuật ấn tượng, triển lãm còn đem đến nhiều góc chụp ảnh độc đáo, mới lạ, thu hút rất nhiều du khách ở mọi lứa tuổi đến đây để tham quan và lưu giữ cho mình một vài bức ảnh kỉ niệm.

Tết này “gói” Hà Nội trong phố Hàng Buồm

Bạn Thu Thùy (ở quận Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ: “Mình thấy đây là một triển lãm với không gian rộng rãi, vừa mang nét cổ kính đặc trưng của Hà Nội nhưng cũng có những chi tiết rất hiện đại, độc đáo. Đặc biệt là các tác phẩm được bố trí khéo léo, đẹp mắt thuận tiện cho việc thưởng thức cũng như có thể chụp lại vài bức ảnh sống ảo và làm kỉ niệm”.

Tết này “gói” Hà Nội trong phố Hàng Buồm

Các du khách đến đây đều phải tuân thủ quy tắc 5K, trước khi vào cửa sẽ quét mã QR. Người tham quan được chia ra từng đợt để đảm bảo đúng giãn cách. Các du khách chụp ảnh tự có ý thức để không có cảnh chen lấn hay tập trung đông người với khoảng cách gần.

Tết này “gói” Hà Nội trong phố Hàng Buồm

Không chỉ là một không gian trưng bày các tác phẩm của những nghệ sĩ tài năng mà còn là một nơi để du khách có những trải nghiệm cho riêng mình, hiểu hơn nét văn hóa của Thủ đô.

Các triển lãm tại Trung tâm Văn hoá Nghệ thuật tại 22 Hàng Buồm được mở của tự do từ 8 - 17 giờ ngày thường và 8 - 21 giờ vào cuối tuần, từ ngày 24/12/2021 đến hết tháng 2/2022.

Có thể thấy, để cảm nhận không khí những ngày Tết ở Hà Nội, tìm lại ký ức về một con phố buôn bán sầm uất xưa kia và đắm mình trong không gian cổ kính đặc trưng nhưng vẫn mới mẻ hiện đại thì Hàng Buồm là một trải nghiệm không thể bỏ qua.

Đọc thêm

Ấm áp như người Hà Nội... Nhịp điệu cuộc sống

Ấm áp như người Hà Nội...

TTTĐ - Trong trận bão lịch sử Yagi và đợt ngập lụt diện rộng do hoàn lưu của bão, người Hà Nội ấm áp vô bờ bởi những nghĩa cử vô cùng cao đẹp.
Quán xuyến công việc, huy động sức mạnh tổng hợp của cả Hà Nội Nhịp điệu cuộc sống

Quán xuyến công việc, huy động sức mạnh tổng hợp của cả Hà Nội

TTTĐ - Thực hiện yêu cầu của Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài, lãnh đạo các cấp của thành phố đã lăn xả, trực tiếp xuống hiện trường. Nhờ vậy, công tác khắc phục hậu quả của bão và lũ lụt của Hà Nội được hiệu quả, mang lại sự bình yên và khắc sâu niềm tin trong Nhân dân về người cán bộ mẫu mực.
Xây đắp văn minh, thắm tình Hà Nội Người Hà Nội

Xây đắp văn minh, thắm tình Hà Nội

TTTĐ - Giải Báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh đã góp phần xây đắp những hệ giá trị mới của các công dân đất Thăng Long ngàn năm văn hiến, khẳng định vốn quý của Hà Nội được gìn giữ, phát huy tích cực trong thời hiện đại.
Bản lĩnh, nghĩa tình, người Hà Nội vững vàng vượt bão Nhịp điệu cuộc sống

Bản lĩnh, nghĩa tình, người Hà Nội vững vàng vượt bão

TTTĐ - Từng trải, bản lĩnh và nắm vững thông tin, người Hà Nội bình tĩnh, đoàn kết, chấp hành mọi quy định, khuyến cáo về phòng, chống bão của các cấp chính quyền và tương trợ lẫn nhau trước thiên tai khủng khiếp.
Tìm về giá trị truyền thống với Trung thu tại Hoàng thành Thăng Long Nhịp điệu cuộc sống

Tìm về giá trị truyền thống với Trung thu tại Hoàng thành Thăng Long

TTTĐ - Nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp của phong tục truyền thống, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức chương trình “Vui tết Trung thu 2024”.
Phát huy giá trị chùa Trầm - chùa Trăm Gian trong dòng chảy công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Phát huy giá trị chùa Trầm - chùa Trăm Gian trong dòng chảy công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Sáng 6/9, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) tổ chức Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị cụm di tích quốc gia chùa Trầm, chùa Trăm Gian". Các nhà khoa học đầu ngành thống nhất quan điểm rằng hai di tích này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, cần thiết được nghiên cứu, bảo vệ, tôn tạo nhằm gắn với du lịch tham quan, trải nghiệm trong chủ trương phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí xét tặng các danh hiệu văn hóa Nhịp điệu cuộc sống

Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí xét tặng các danh hiệu văn hóa

TTTĐ - Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội tiếp tục tổ chức lấy ý kiến các chuyên gia nhằm đóng góp vào Dự thảo tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Mùa đi xây những ước mơ... Người Hà Nội

Mùa đi xây những ước mơ...

TTTĐ - "Mùa thu ơi! Mùa thu / Mùa đi xây những ước mơ / Tung bay màu khăn thắm / Rực rỡ trên vai em", hòa trong tiếng hát rộn rã của "Mùa thu ngày khai trường", gần 2,3 triệu học sinh Hà Nội bước vào năm học mới với niềm hân hoan, náo nức...
Hà Nội: Nâng cao chất lượng việc bình xét danh hiệu văn hóa Nhịp điệu cuộc sống

Hà Nội: Nâng cao chất lượng việc bình xét danh hiệu văn hóa

TTTĐ - Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội vừa tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hoá”; “Thôn, tổ dân phố văn hoá”; “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” tại quận Ba Đình và huyện Phúc Thọ.
Quan tâm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể Nhịp điệu cuộc sống

Quan tâm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể

TTTĐ - Thực hiện Chương trình số 06-Ctr/TU của Thành uỷ về “Phát triển văn hoá, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”, huyện Đông Anh (Hà Nội) đã triển khai nhiều giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể.
Xem thêm