Tag
Hà Nội

Tập trung nguồn lực đầu tư để hoàn thành các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới

Nông thôn mới 14/07/2023 14:09
aa
TTTĐ - Sáng nay (14/7), Ban Chỉ đạo Chương trình 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội đã tổ chức Hội nghị giao ban về kết quả thực hiện đến hết Quý II/2023; Nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm 2023.
Nông dân huyện Sóc Sơn chủ động tham gia xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu Xã Dương Hà (Gia Lâm, Hà Nội): Chung sức xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu Xã Đại Thắng (huyện Phú Xuyên) hoàn thành xây dựng Nông thôn mới nâng cao Xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu gắn với phát triển xã thành phường Xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu góp phần nâng cao đời sống Nhân dân

Chủ trì hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình số 04; Nguyễn Doãn Toản, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình số 04; Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Chủ tịch UBND thành phố, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình số 04.

Nỗ lực đưa ba huyện còn lại về đích Nông thôn mới

Báo cáo tại hội nghị, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Nguyễn Xuân Đại cho biết: Thành phố có 15/18 huyện, thị xã đạt chuẩn Nông thôn mới. Đối với 3 huyện (Ứng Hòa, Ba Vì, Mỹ Đức) chưa đạt chuẩn Nông thôn mới, Văn phòng Điều phối Nông thôn mới thành phố đã hoàn thiện hồ sơ trình Hội đồng thẩm định Nông thôn mới Trung ương xem xét, công nhận 3 huyện đạt chuẩn. Đến nay, thành phố có 382/382 xã đạt chuẩn Nông thôn mới, 111 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao, 20 xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu.

Tập trung nguồn lực đầu tư để hoàn thành các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới
Toàn cảnh Hội nghị giao ban

Tổng kinh phí huy động thực hiện Chương trình xây dựng Nông thôn mới từ năm 2021 đến quý II-2023 là 49.889 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách thành phố chiếm 44,3%; Ngân sách huyện chiếm 45,9%; Ngân sách xã chiếm 4,1%; Huy động ngoài ngân sách Nhà nước chiếm 5,7%...

Đối với chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), lũy kế từ năm 2019 đến nay, thành phố đã tổ chức đánh giá, công nhận được 2.167 sản phẩm OCOP. Trong đó có 1.871 sản phẩm OCOP còn hiệu lực. Riêng trong năm 2022, thành phố đánh giá, công nhận được 518 sản phẩm OCOP, tăng 118 sản phẩm so với kế hoạch thành phố đề ra (đạt 400 sản phẩm).

Đối với phát triển kinh tế nông thôn, hiện toàn thành phố có 1.389 hợp tác xã nông nghiệp. Trong đó 1.165 hợp tác xã đang hoạt động, 224 hợp tác xã ngừng hoạt động, chờ giải thể. Các hợp tác xã nông nghiệp cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu phục vụ sản xuất của các hộ thành viên. Nhiều hợp tác xã đã tạo sức cạnh tranh với các thành phần kinh tế khác.

Thành phố Hà Nội hiện có 321 làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận thuộc 24 quận, huyện, thị xã. Có 70 cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động, tổng diện tích theo quy hoạch là 1.686 ha. Hiện, các cơ sở sản xuất hoạt động ổn định và có xu hướng tiếp tục phát triển.

Tập trung nguồn lực đầu tư để hoàn thành các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Nguyễn Xuân Đại phát biểu tại hội nghị giao ban

Về nhiệm vụ trong các tháng cuối năm 2023, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Nguyễn Xuân Đại cũng nhấn mạnh: Thành phố phấn đấu 3 huyện còn lại (Ứng Hòa, Ba Vì, Mỹ Đức) được công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới. Hoàn thiện hồ sơ cho các huyện: Đan Phượng, Gia Lâm, Thanh Trì, Đông Anh đề nghị Trung ương công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao; Thành phố có thêm 61 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao; 33 xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu.

Tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc

Tại hội nghị, các tham luận làm rõ về kết quả đạt được, đồng thời chỉ ra những khó khăn, hạn chế trong thực hiện Chương trình số 04 của Thành ủy.

Chủ tịch UBND huyện Đông Anh Nguyễn Xuân Linh cho biết, xây dựng huyện Nông thôn mới nâng cao, đến nay, Đông Anh đã đạt 6/9 tiêu chí. Một số tiêu chí Nông thôn mới nâng cao cao hơn cả tiêu chí đô thị như: Trường học, cơ sở vật chất văn hóa…

Đối với huyện Ba Vì, Bí thư Huyện ủy Ba Vì Dương Cao Thanh cho biết nguồn vốn cấp cho chương trình xây dựng Nông thôn mới rất kịp thời, đầy đủ, thể hiện sự quan tâm của thành phố với huyện. Bên cạnh đó, các sở, ngành cũng bám sát cơ sở để hướng dẫn, đôn đốc tạo điều kiện cho huyện thực hiện nhiều nội dung còn vướng mắc. Các quận cũng dành nhiều nguồn lực hỗ trợ đầu tư xây dựng nhiều công trình trên địa bàn.

Tập trung nguồn lực đầu tư để hoàn thành các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền phát biểu tại hội nghị giao ban

Bí thư Huyện ủy Ba Vì cũng đề nghị thành phố quan tâm giúp đỡ cải thiện tiêu chí về môi trường để sớm di dời các hộ dân trong bán kính 500m khu vực ảnh hưởng bãi xử lý rác thải, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn. Đồng thời, có kế hoạch xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Trong đó, chú trọng ứng dụng chuyển đổi số, tạo sàn giao dịch thương mại điện tử để người nông dân có thể tự chủ động tiêu thụ sản phẩm...

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền cho biết, Hà Nội đã và đang đặt hàng các nhà khoa học, các viện, học viện… hỗ trợ thành phố tập trung vào sản xuất các lĩnh vực chủ lực trong nông nghiệp.

Trong đó, về chăn nuôi tập trung vào phát triển con giống như: Bò, lợn, gà… để cung cấp giống cho cả nước. Hà Nội sẽ xây dựng chuỗi liên kết theo hướng “Hà Nội cung cấp giống cho các tỉnh để chăn nuôi và đưa sản phẩm về Thủ đô”.

Đối với trồng trọt, Hà Nội tập trung phát triển nông nghiệp hàng hoá cho người dân Thủ đô. Nông nghiệp sẽ phát triển theo hướng hữu cơ, thích ứng với tự nhiên, tạo ra các sản phẩm mùa vụ bền vững.

Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các chỉ tiêu, tiêu chí

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến đánh giá: Thời gian qua, Ban Chỉ đạo Chương trình 04 của Thành ủy, UBND Thành phố tiếp tục chỉ đạo quyết liệt các sở, ban ngành Thành phố, Ban Chỉ đạo các huyện, thị xã xây dựng và triển khai kế hoạch, giải pháp linh hoạt, phù hợp tập trung tổ chức triển khai thực hiện và đạt nhiều kết quả quan trọng.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến hoan nghênh Thanh Trì là điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, Đan Phượng là điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu. Hiện, 3 huyện: Mỹ Đức, Ứng Hòa, Ba Vì đang phấn đấu hoàn thành huyện Nông thôn mới nhưng tiêu chí nước sạch chưa đạt, đồng chí Nguyễn Thị Tuyến đề nghị các huyện này cần chủ động, quá trình thực hiện khó khăn thì báo cáo thành phố để có giải pháp tháo gỡ.

Tập trung nguồn lực đầu tư để hoàn thành các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến phát biểu kết luận hội nghị

Về những nhiệm vụ trong các tháng cuối năm, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy đề nghị thành phố và các địa phương tập trung chỉ đạo, ưu tiên dành nguồn lực đầu tư để bảo đảm hoàn thành các tiêu chí xây dựng huyện Nông thôn mới, huyện Nông thôn mới nâng cao, xã Nông thôn mới nâng cao, xã Nông thôn mới kiểu mẫu, phấn đấu về đích đúng kế hoạch.

Đối với các huyện đang thực hiện đề án xây dựng thành quận như: Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Đan Phượng, Hoài Đức, cần tập trung đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các chỉ tiêu, tiêu chí huyện Nông thôn mới nâng cao chưa đạt, cơ bản đạt, hoàn thành xây dựng Nông thôn mới nâng cao trước khi lên quận.

Đối với các xã đăng ký đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao, Nông thôn mới kiểu mẫu năm 2023, đề nghị các huyện, thị xã đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện, sớm hoàn thiện hồ sơ công nhận.

Về cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, đồng chí Nguyễn Thị Tuyến đề nghị các địa phương tập trung chỉ đạo thực hiện tốt sản xuất vụ mùa; Hướng dẫn các cơ sở chăn nuôi đẩy nhanh tái đàn và áp dụng biện pháp kỹ thuật để nâng cao hiệu quả trong sản xuất; Thực hiện đồng bộ các giải pháp, phấn đấu đến hết năm 2023, thu nhập của người dân nông thôn đạt 70 triệu đồng/người/năm…

Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến cũng giao Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới thành phố tổng hợp, báo cáo đầy đủ kiến nghị, phân loại nhóm vấn đề, tham mưu giao các thành viên Ban Chỉ đạo, lãnh đạo các sở, ban, ngành thành phố tập trung giải quyết các kiến nghị của địa phương; Có văn bản trả lời và kiến nghị với Thành ủy, UBND thành phố giải quyết nếu vượt thẩm quyền.

Đọc thêm

Nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm OCOP Nông thôn mới

Nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm OCOP

TTTĐ - Những năm qua, chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn huyện Gia Lâm (Hà Nội) đã đạt được những kết quả nổi bật. Toàn huyện hiện có 149 sản phẩm OCOP của 35 chủ thể đã được công nhận, góp phần nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Sản xuất nông nghiệp vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ Nông thôn mới

Sản xuất nông nghiệp vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ

TTTĐ - Đại biểu Mai Văn Hải (đoàn Thanh Hóa) cho rằng, sản xuất nông nghiệp vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, hiệu quả kinh tế chưa cao, kết quả xã đạt chuẩn Nông thôn mới ở một số vùng vẫn còn chênh lệch lớn...
Hạ tầng khung hứa hẹn làm thay đổi diện mạo thị xã Sơn Tây Nông thôn mới

Hạ tầng khung hứa hẹn làm thay đổi diện mạo thị xã Sơn Tây

TTTĐ - Hàng loạt dự án hạ tầng đang được triển khai quyết liệt hứa hẹn sẽ làm thay đổi diện mạo của thị xã Sơn Tây (Hà Nội). Đây được cho là ưu tiên của thị xã nhằm thúc đẩy phát triển địa phương theo hướng đô thị, hiện đại, xứng đáng với tiềm năng và lợi thế.
Kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm công trình thủy lợi Nông thôn mới

Kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm công trình thủy lợi

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 3616/UBND-KTN về tăng cường xử lý vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
Nâng tầm thương hiệu, đưa sản phẩm OCOP vươn ra thế giới Nông thôn mới

Nâng tầm thương hiệu, đưa sản phẩm OCOP vươn ra thế giới

TTTĐ - Sáng 31/10, tại Khu đô thị Vinhomes Ocean Park 3 (tỉnh Hưng Yên), Bộ Công thương phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Liên minh Hợp tác xã Việt Nam chỉ đạo tổ chức triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu (VIETNAM OCOPEX).
Bình Thuận tập trung phát triển ngành hàng thanh long giá trị cao Nông thôn mới

Bình Thuận tập trung phát triển ngành hàng thanh long giá trị cao

TTTĐ - Tỉnh Bình Thuận đang tập trung triển khai Kết luận số 977 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, hướng tới phát triển ngành thanh long bền vững, có giá trị cao.
Phát huy hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi bò sinh sản Nông thôn mới

Phát huy hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi bò sinh sản

TTTĐ - Những năm qua, các mô hình nuôi bò sinh sản do Trung tâm Khuyến nông Hà Nội triển khai ở nhiều địa phương đã giúp nhiều hộ dân tận dụng được tài nguyên sẵn có, góp phần nâng cao thu nhập và mở ra định hướng phát triển kinh tế bền vững.
Nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp theo chuỗi, công nghệ cao Nông thôn mới

Nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp theo chuỗi, công nghệ cao

TTTĐ - Hướng tới xây dựng nền nông nghiệp xanh, sinh thái, thời gian qua, huyện Thanh Oai (Hà Nội) tập trung nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp theo chuỗi, mô hình ứng dụng công nghệ cao. Nhờ vậy, góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế cho người dân.
Hà Nội công nhận danh hiệu 3 làng nghề và làng nghề truyền thống Nông thôn mới

Hà Nội công nhận danh hiệu 3 làng nghề và làng nghề truyền thống

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 5596/QĐ-UBND về việc công nhận danh hiệu “Làng nghề Hà Nội” và “Làng nghề truyền thống Hà Nội”.
Du lịch nông nghiệp - cơ hội mới cho nông dân Thủ đô Nông thôn mới

Du lịch nông nghiệp - cơ hội mới cho nông dân Thủ đô

TTTĐ - Vài năm gần đây, việc xây dựng các điểm du lịch nông nghiệp, phát triển các sản phẩm thế mạnh của địa phương, thu hút sự tham gia tích cực của người dân được xem là điểm nhấn trong phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội. Trong sự phát triển đi lên đó, người nông dân có thêm đường mới để làm giàu trên đồng ruộng của mình.
Xem thêm