Tag

Tăng cường quản lý, giám sát vệ sinh thực phẩm tại các làng nghề truyền thống

Kinh tế 21/12/2018 19:21
aa
TTTĐ – Cuối năm, nhu cầu sử dụng thực phẩm của người dân tăng cao, đó cũng là lúc hàng hóa kém chất lượng, không bảo đảm tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm, hàng hóa không rõ nguồn gốc được kẻ xấu tìm các trà trộn, tuồn ra thị trường gây bức xúc trong nhân dân. Do vậy, thời điểm này, các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra giám sát chất lượng thực phẩm, người tiêu dùng cũng cần nâng cao nhận thức trong việc mua bán, sản phẩm hàng hóa dịp Tết.

Tăng cường quản lý, giám sát vệ sinh thực phẩm tại các làng nghề truyền thống

Ông Trần Văn Chung, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội phát biểu tại buổi tọa đàm

Bài liên quan

Cuối năm, Hà Nội triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm

Tuyên truyền đảm bảo an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Kỷ Hợi

Xây dựng hệ thống thông tin an toàn thực phẩm

Bánh ngọt là thủ phạm gây ra vụ ngộ độc thực phẩm tại trường mầm non ở Đông Anh

Trước tình trạng vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm tại các làng nghề vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp, trở thành mối lo đối với người tiêu dùng, UBND huyện Hoài Đức phối hợp với Báo Hànộimới, Sở Y tế Hà Nội, Công ty Cổ phần Thực phẩm Minh Dương tổ chức buổi tọa đàm “Quản lý, giám sát vệ sinh, an toàn thực phẩm tại các làng nghề truyền thống ở ngoại thành Hà Nội dịp cuối năm 2018” nhằm góp phần đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao vai trò, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại các làng nghề truyền thống. Mặt khác, kêu gọi doanh nghiệp, cộng đồng, các tổ chức, đoàn thể chung tay góp sức để tạo nên thị trường thực phẩm sạch, chất lượng, an toàn.

Ngoài ra, tọa đàm còn nhằm thúc đẩy tinh thần trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp trong chỉ đạo, điều hành công tác bảo đảm an toàn thực phẩm tại địa phương, tăng cường năng lực của đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.

Phát biểu tại buổi tọa đàm, ông Nguyễn Hoàng Long, Tổng Biên tập báo Hànộimới cho biết: Công tác bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm đang phải đối mặt với những thách thức rất lớn, đó là vấn đề dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y, hóa chất bảo quản trong nông sản, thực phẩm như rau, quả, thịt gia súc, gia cầm, hải sản; vấn đề rượu không nguồn gốc, rượu pha cồn công nghiệp… vẫn chưa được kiểm soát chặt chẽ. Vấn đề chế biến thực phẩm còn nhiều hạn chế do trình độ, quy mô sản xuất, chế biến thực phẩm ở nước ta với gần 90% là chế biến thủ công, hộ gia đình, cá thể. Vì vậy, điều kiện vệ sinh, an toàn thực phẩm của các cơ sở chế biến thực phẩm loại này hầu như không đạt yêu cầu. Vấn đề thực phẩm buôn bán trên thị trường vẫn chưa kiểm soát hiệu quả, thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng, thực phẩm nhập lậu còn lưu thông trên thị trường. Trong khi đó, ý thức chấp hành pháp luật về vệ sinh, an toàn thực phẩm của một số tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng còn chưa cao…

Nói về công tác quản lý, giám sát an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội, ông Trần Văn Chung, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết: rên địa bàn Hà Nội hiện có khoảng 66.000 cơ sở thực phẩm, 7 cơ sở giết mổ công nghiệp, 23 cơ sở giết mổ bán công nghiệp và 955 điểm giết mổ nhỏ lẻ, 454 chợ, 124 siêu thị, 22 Trung tâm thương mại. Sản xuất thực phẩm của thành phố đáp ứng khoảng 60% nhu cầu tiêu dùng, số còn lại nhập từ các tỉnh và nhập khẩu. Trong năm 2018, thành phố Hà Nội đã triển khai đồng bộ, kịp thời các văn bản chỉ đạo của Trung ương và Thành ủy, thành phố đã ban hành trên 280 văn bản chỉ đạo và triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm.

Bên cạnh đó, công tác thanh kiểm tra, giám sát các cơ sở thực phẩm được tăng cường, xử lý các cơ sở vi phạm với nhiều hình thức. Cụ thể, tổng số đoàn thanh tra, kiểm tra 938 đoàn, trong đó có các đoàn kiểm tra chuyên ngành về an toàn thực phẩm theo chức năng nhiệm vụ của các ngành… Kết quả, thanh kiểm tra 120.072 lượt cơ sở, phạt tiền 8.238 cơ sở với số tiền phạt gần 29 tỷ đồng, tiêu hủy sản phẩm của 250 cơ sở. Các trường hợp vi phạm tập trung vào các hành vi: Không có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc có nhưng hết hiệu lực; điều kiện vệ sinh cơ sở, điều kiện bảo quản thực phẩm chưa bảo đảm; sản xuất, kinh doanh mặt hàng chưa có giấy tiếp nhận công bố hợp quy; sản xuất hàng hóa không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố.

Hoài Đức là địa phương có nhiều làng nghề, hộ sản xuất kinh doanh liên quan tới sản xuất, chế biến nông sản, thực phẩm. Ông Đỗ Đức Trung, Phó Chủ tịch UBND huyện Hoài Đức cho biết: Hiện trên địa bàn huyện có khoảng 10.000 hộ sản xuất kinh doanh, trong đó liên quan tới nông sản thực phẩm có gần 2.500 hộ. Sản lượng thực phẩm huyện Hoài Đức cung cấp cho thị trường Hà Nội và vùng lân cận rất lớn. Lĩnh vực chế biến và sản xuất thực phẩm đã đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế của huyện, đóng góp cho ngân sách và giúp giải quyết việc làm cho 44.000 lao động.

Tuy nhiên, hiện lĩnh vực này vẫn gặp một số khó khăn như không có địa điểm sản xuất tập trung trong khi nhu cầu sản xuất lớn. Phần lớn các hộ sản xuất nhỏ lẻ đang hoạt động kinh doanh ngay tại nơi cư trú, gây khó khăn cho công tác kiểm tra, giám sát ATTP. Để bảo đảm sức khỏe cho người dân, tạo niềm tin cho người tiêu dùng, đáp ứng xu thế hội nhập, UBND huyện dưới sự chỉ đạo trực tiếp của thành phố thường xuyên kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm ATTP… Hàng năm, huyện đều rà soát thống kê, đánh giá, phân loại và cập nhật các cơ sở dừng sản xuất và các cơ sở mới đi vào hoạt động.

Ông Đỗ Đức Trung cũng cho biết, Sở Công Thương đã phối hợp với huyện mở nhiều lớp tập huấn kiến thức về vệ sinh ATTP dưới hình thức lớp tập trung, tập huấn cho các xã đặc thù hoặc mở lớp riêng cho các tiểu thương. Huyện đã cụ thể hoá và tạo mọi điều kiện giải quyết nhanh những vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính, tập huấn về kiến thức, cấp phép kinh doanh, cấp phép cơ sở đủ điều kiện. Với những cơ sở sản xuất nằm trong hộ sản xuất gia đình, việc cấp phép và hậu kiểm là hết sức quan trọng. Ngoài ra, Huyện cũng đã thực hiện tốt việc giám sát thường xuyên, định kỳ và tăng cường kiểm tra. Năm 2018, tại tuyến xã đã kiểm tra đối với 1.356 cơ sở, nhắc nhở 358 cơ sở liên quan đến điều kiện ATTP; tuyến huyện kiểm tra 675 cơ sở...

Từ nay đến cuối năm, Ban chỉ đạo công tác ATTP thành phố Hà Nội yêu cầu các cấp, các ngành tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước và chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm của lãnh đạo các cấp, chính quyền địa phương. Qua đó, triển khai đồng bộ các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm; đồng thời, triển khai kế hoạch cảnh báo nhanh sự cố về an toàn thực phẩm trên địa bàn.

Bài liên quan

Công nhận top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực Hà Nội năm 2018

Các địa phương cần chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ nhân dân đón Tết cổ truyền

Triển khai đồng bộ công tác phục vụ nhân dân đón Tết

Hà Nội phát triển chợ thương mại điện tử tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp an toàn

Đọc thêm

Ngân hàng Standard Chartered chia sẻ xu hướng quản trị nguồn vốn Thị trường - Tài chính

Ngân hàng Standard Chartered chia sẻ xu hướng quản trị nguồn vốn

TTTĐ - Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam vừa tổ chức thành công Diễn đàn Quản trị nguồn vốn thường niên năm thứ 2 với chủ đề “Kế hoạch quản trị nguồn vốn tương lai” tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
BIDV MetLife đạt giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc Châu Á lần thứ 5 liên tiếp Doanh nghiệp

BIDV MetLife đạt giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc Châu Á lần thứ 5 liên tiếp

TTTĐ - Tại Thành phố Hồ Chí Minh, lễ Vinh danh Giải thưởng Doanh nghiệp Châu Á – Asia Pacific Enterprise Award (APEA) đã xướng tên Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ BIDV MetLife (BIDV MetLife) với giải Doanh nghiệp xuất sắc Châu Á (Corporate Excellence Award), đánh dấu lần thứ năm liên tiếp công ty giành giải thưởng này. Bà Elena Butarova, Tổng Giám đốc BIDV MetLife đại diện công ty lên nhận giải thưởng.
Lời giải nào cho những “bài toán” mới của nghề bảo hiểm? Doanh nghiệp

Lời giải nào cho những “bài toán” mới của nghề bảo hiểm?

TTTĐ - Những năm đầu tiên của thị trường bảo hiểm tại Việt Nam tập trung vào việc xây dựng nhận thức cho người dân về khái niệm “bảo hiểm”. Tuy nhiên, thách thức ngày nay đã trở nên phức tạp hơn.
Huyện Long Điền (Bà Rịa - Vũng Tàu) đạt nhiều chỉ tiêu kinh tế vượt kế hoạch đề ra Nhịp sống phương Nam

Huyện Long Điền (Bà Rịa - Vũng Tàu) đạt nhiều chỉ tiêu kinh tế vượt kế hoạch đề ra

TTTĐ - Trong 9 tháng năm 2024, huyện Long Điền có doanh thu thương mại tăng 18,9% so cùng kỳ; doanh thu lưu trú, du lịch tăng 17,4% so cùng kỳ, thu ngân sách trên địa bàn tăng 13,4% so với cùng kỳ.
Khai mạc ngày hội nhân vật biểu tượng và bản quyền Việt - Hàn 2024 Doanh nghiệp

Khai mạc ngày hội nhân vật biểu tượng và bản quyền Việt - Hàn 2024

TTTĐ - Ngày 3/10, “Ngày hội Nhân vật biểu tượng và Bản quyền Việt Nam - Hàn Quốc 2024” đã chính thức khai mạc tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế WTC Expo (Bình Dương). Tại sự kiện, KOCCA Việt Nam đã tổ chức giới thiệu các nhân vật biểu tượng và doanh nghiệp Hàn Quốc tiêu biểu, nơi các nhân vật mới nhất từ Hàn Quốc được chính thức trình làng tại thị trường Việt Nam.
Mang sinh kế đến bà con vùng bão lũ tỉnh Yên Bái, Lào Cai Nông thôn mới

Mang sinh kế đến bà con vùng bão lũ tỉnh Yên Bái, Lào Cai

TTTĐ - Sáng 4/10, tại Công ty Cổ phần Bình Điền Ninh Bình, chương trình "Mang sinh kế cho bà con vùng bão lũ tỉnh Yên Bái và Lào Cai" được tổ chức. Chương trình sẽ cấp hơn 5,2 tấn ngô giống và 390 tấn phân bón NPK Đầu Trâu sẽ được trao đến tay bà con của 2 tỉnh Yên Bái và Lào Cai khôi phục sản xuất.
Đội ngũ doanh nhân ngày càng khẳng định vai trò, đóng góp quan trọng đối với nền kinh tế Doanh nghiệp

Đội ngũ doanh nhân ngày càng khẳng định vai trò, đóng góp quan trọng đối với nền kinh tế

TTTĐ - Sáng 4/10, tại trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thường trực Chính phủ có cuộc gặp mặt các đại diện doanh nghiệp nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam.
Hà Nội hỗ trợ hơn 213 tỷ đồng phát triển sản xuất vụ Đông Nông thôn mới

Hà Nội hỗ trợ hơn 213 tỷ đồng phát triển sản xuất vụ Đông

TTTĐ - Sáng 4/10, HĐND TP Hà Nội đã thông qua nghị quyết Hỗ trợ phát triển sản xuất cây vụ Đông góp phần khắc phục hậu quả bão số 3 trên địa bàn TP năm 2024.
Kinh tế Quảng Nam tiếp tục trên đà phục hồi tích cực Thị trường - Tài chính

Kinh tế Quảng Nam tiếp tục trên đà phục hồi tích cực

TTTĐ - Kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm 2024 của tỉnh Quảng Nam tiếp tục phục hồi tích cực so với năm 2023 và phát triển trên hầu hết các lĩnh vực.
Xây dựng đội ngũ doanh nhân lớn mạnh để cùng đất nước phát triển Doanh nghiệp

Xây dựng đội ngũ doanh nhân lớn mạnh để cùng đất nước phát triển

TTTĐ - Sáng 4/10, tại trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thường trực Chính phủ có cuộc gặp mặt các đại diện doanh nghiệp nhân ngày Doanh nhân Việt Nam.
Xem thêm