Tag

Sản phẩm OCOP gốm sứ Bát Tràng sẵn sàng “vươn mình” ra thế giới

Nông thôn mới 28/05/2020 10:11
aa
TTTĐ - Làng gốm Bát Tràng thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội có lịch sử tồn tại hơn 1.000 năm tuổi. Nơi đây có hàng nghìn hộ dân làm nghề gốm sứ, doanh thu từ sản xuất của cả xã ước đạt hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm. Vừa qua UBND thành phố Hà Nội đã công nhận các sản phẩm gốm của hai cơ sở sản xuất tại xã Bát Tràng là sản phẩm OCOP 4 sao và sắp tới xét duyệt các tiêu chí, định hướng, nâng cấp lên 5 sao.

Sản phẩm OCOP gốm sứ Bát Tràng sẵn sàng “vươn mình” ra thế giới

Vừa qua UBND thành phố Hà Nội đã công nhận các sản phẩm gốm của hai cơ sở sản xuất tại xã Bát Tràng là sản phẩm OCOP 4 sao và sắp tới xét duyệt các tiêu chí, định hướng, nâng cấp lên 5 sao

Bài liên quan

Gạo hữu cơ Đồng Phú: Sản phẩm OCOP 4 sao hướng tới thị trường xuất khẩu

Xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP trứng gà siêu sạch Ba Huân

Động lực để Chương Mỹ phát triển kinh tế nông thôn

Phát triển sản phẩm OCOP mang thương hiệu “Sữa Phù Đổng”

Rau mầm Thanh Hà: Sản phẩm OCOP đặc trưng của huyện Thường Tín

Đông Anh: Điểm sáng trong triển khai xây dựng Chương trình OCOP

Phát triển tiềm năng cây dược liệu gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP

“Thổi hồn” vào những cục đất sét

Với niềm say mê bất tận nghề nặn gốm cha ông truyền lại, bà Hà Thị Vinh, Giám đốc Công ty TNHH Gốm sứ Quang Vinh (xã Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội) đã dùng đôi bàn tay tỉ mẩn của mình "thổi hồn" vào những cục đất sét, biến chúng thành những sản phẩm đẹp lạ.

Kể lại hành trình gắn bó với nghề gốm, bà Vinh cho hay, năm 1989, sau khi không còn làm việc ở Xí nghiệp sứ Bát Tràng, bà mạnh dạn dồn vốn liếng tích cóp được xây dựng tổ hợp gốm sứ xuất khẩu Mỹ Hạnh. "Tôi đặt tên Mỹ Hạnh là bởi ngay từ đầu, chúng tôi đã mong muốn sản phẩm của mình có tính thẩm mỹ cao, đồng thời có một hạnh kiểm tốt - tức là sản phẩm đẹp từ trong tâm hồn".

Năm 1994, để đẩy mạnh xuất khẩu, tổ hợp gốm sứ xuất khẩu Mỹ Hạnh giải thể, thay vào đó bà Vinh thành lập Công ty TNHH Gốm sứ Quang Vinh. Đến năm 2001, Công ty Gốm sứ Quang Vinh đã quyết định đầu tư nhà máy tại Mạo Khê (Đông Triều, Quảng Ninh). Từ một tổ hợp với 6 thành viên ban đầu, đến nay Quang Vinh đã có 2 nhà máy sản xuất sản phẩm gốm sứ với trên 700 lao động, riêng cơ sở sản xuất tại Đông Triều đã được mở rộng trên diện tích 30.000m2.

Chia sẻ về quyết định mở nhà máy ở Quảng Ninh, bà Vinh cho biết: “Khách hàng của Quang Vinh rất khắt khe. Họ yêu cầu chúng tôi phải bảo mật cho họ về mẫu mã sản phẩm trong một thời gian rất dài, trong khi nếu sản xuất ở ngay tại Bát Tràng, nơi mọi người đều rất giỏi nghề thì chỉ cần hở ra một chút là sản phẩm có thể bị sao chép. Một lý do khác khi quyết định đặt cơ sở ở Đông Triều là tại đây rất gần các mỏ nguyên liệu mà chúng tôi cần. Ngoài ra, cũng là nơi có thể rút ngắn thời gian vận chuyển hàng ra nước ngoài qua các cảng biển”.

Khác với những cơ sở khác, Công ty TNHH gốm sứ Quang Vinh tại xã Bát Tràng có hơn 30 năm làm nghề, 90% thị trường xuất khẩu ra nước ngoài và gốm Quang Vinh đang được bán tại 20 thị trường trên Thế giới và vào các thị trường khó tính như: Bắc Âu, Tây Âu, Mỹ, Úc, Nhật Bản và các nước khác.

"Với nền kinh tế thị trường đang hội nhập mạnh mẽ như hiện nay, để đáp ứng những đòi hỏi khắt khe của thị trường thì thay vì bán những gì mình có, chúng tôi chuyển sang bán những gì thị trường cần", bà Vinh chia sẻ.

Công ty TNHH Gốm sứ Quang Vinh đã có 4 sản phẩm của được TP Hà Nội đánh giá, phân hạng là sản phẩm OCOP tiềm năng 5 sao và 1 sản phẩm 4 sao
Công ty TNHH Gốm sứ Quang Vinh đã có 4 sản phẩm của được TP Hà Nội đánh giá, phân hạng là sản phẩm OCOP tiềm năng 5 sao và 1 sản phẩm 4 sao

Trải qua hàng chục năm tham gia thị trường xuất khẩu, bà Vinh đã đưa sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ Bát Tràng đến với nhiều thị trường trên thế giới, tiếp cận nhiều thị trường khắt khe, khó tính. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, Công ty TNHH Gốm sứ Quang Vinh đã cho ra mắt hàng nghìn sản phẩm độc đáo, tinh xảo. Nhiều người vừa nhìn thấy những tác phẩm gốm độc đáo, tài hoa đó, đã không đắn đo suy nghĩ mua ngay về dùng hoặc làm quà biếu.

Để tiếp tục nâng cao giá trị sản phẩm đến với thị trường, năm 2019, Công ty TNHH Gốm sứ Quang Vinh đã có 4 sản phẩm của được TP Hà Nội đánh giá, phân hạng là sản phẩm OCOP tiềm năng 5 sao và 1 sản phẩm 4 sao. Trong đó, 4 sản phẩm là: Bộ bát đĩa gốm sứ hoa sen đỏ; Bộ bát đĩa gốm sứ rồng phượng; Bộ bát đĩa gốm sứ chim én, hoa sen; Bộ ấm chén chim én, hoa sen.

Bà Hà Thị Vinh, Giám đốc Công ty TNHH Gốm sứ Quang Vinh cho biết thêm: Cách đây 3 năm Quang Vinh được UBND tỉnh Quảng Ninh chấm điểm sản phẩm OCOP 4 sao, chúng tôi đã xem đây là cơ hội vàng để phát triển sản phẩm. Trong tương lai, Quang Vinh nhận thức rất rõ và muốn quảng bá thương hiệu của mình ra thị trường trong nước và thế giới. Công ty cũng đã phối hợp với Hiệp hội Làng nghề Hà Nội đầu tư xây dựng nên trung tâm xúc tiến sản phẩm nhằm hỗ trợ cho các làng nghề, doanh nghiệp, đạt sao và khuyến khích cho những nghệ nhân làm nghề có cơ hội xúc tiến thương mại, phát triển thị trường”.

Nỗ lực tìm hướng đi riêng

Ngoài Công ty TNHH Gốm sứ Quang Vinh, làng gốm Bát Tràng còn có thêm Hợp tác xã Sản xuất kinh doanh gốm sứ Tân Thịnh vinh dự được UBND thành phố Hà Nội công nhận các sản phẩm gốm là sản phẩm OCOP 4 sao và sắp tới xét duyệt các tiêu chí, định hướng, nâng cấp lên 5 sao.

Theo ông Trần Đức Tân, Giám đốc Hợp tác xã Sản xuất kinh doanh gốm sứ Tân Thịnh (Xóm 5, xã Bát Tràng) cho biết: Hợp tác xã Sản xuất kinh doanh gốm sứ Tân Thịnh thành lập từ năm 2013, đến nay đã có gần 30 xã viên với thu nhập từ 8 triệu đồng/tháng. Hợp tác xã chuyên sản xuất đồ gốm mang tính chất nội thất, trang trí. Tại xã có hơn 2.000 hộ dân nhưng có đến 500 hộ tham gia sản xuất làm nghề gốm Bát Tràng. Vì vậy việc cho ra đời những sản phẩm gốm có giá trị thì mỗi cơ sở sản xuất đều có hướng đi riêng và đối với gốm sứ Tân Thịnh cũng vậy.

Các sản phẩm OCOP gốm sứ Bát Tràng không ngừng nỗ lực phát triển, sẵn sàng “vươn mình” ra thế giới
Các sản phẩm OCOP gốm sứ Bát Tràng không ngừng nỗ lực phát triển, sẵn sàng “vươn mình” ra thế giới

“Nhìn sản phẩm gốm của Tân Thịnh sẽ nhìn thấy phong cách đương đại có âm nhạc, có thơ, có thiên nhiên, có họa và có những ý tưởng đột phá khác. Tuy nhiên cảm hứng của mình sẽ tạo ra những sản phẩm như một câu chuyện, có tình yêu, có sự vui buồn và nét đẹp thiên nhiên đưa vào sản phẩm.

Để gốm Tân Thịnh mang tên thương hiệu gốm Bát Tràng Tân Thịnh, mỗi sản phẩm tại đây luôn luôn sáng tạo và cập nhật cho mình một phong cách gốm riêng, khi khách hàng nhìn thấy sản phẩm thì biết ngay đó là cơ sở của Tân Thịnh. Để nhận diện sản phẩm gốm trên thị trường, trong khoảng thời gian 6 tháng đến 1 năm, chúng tôi đều cho ra những bộ sản phẩm khác nhau. Phân loại từng sản phẩm và thổi hồn màu sắc, họa tiết phù hợp với văn hóa vùng miền của khách nội địa và quốc tế”, ông Trần Đức Tân chia sẻ.

Hiện nay các sản phẩm của Tân Thịnh được bày bán trong nước, cung cấp sản phẩm đồ gốm nội thất cho các nhà chung cư, khách sạn, resort… ngoài ra còn cung cấp cho nhiều thị trường trong đó có thị trường châu Âu như: Đức; Pháp; Anh… hay ở châu Á như: Nhật, Hàn Quốc.

Doanh thu của cơ sở đạt từ 7 – 8 tỷ/ năm. Điều đáng trân trọng chính là ông và những thành viên trong hợp tác xã luôn tâm niệm phải đưa sản phẩm gốm sứ tới gần người tiêu dùng hơn bằng việc nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành sản phẩm.

Ông Hà Văn Lâm, chủ tịch hội gốm Bát Tràng chia sẻ: Nguyên liệu để sản xuất gốm Bát Tràng được lấy từ các vùng như: Cao Lanh, Mỏ Mạo Khê (Đông Triều, Quảng Ninh), Trung Hà (Vĩnh Phúc), Lào Cai, Yên Bái...Các điểm này đều cách Bát Tràng từ 70 - 200 cây số.

Để giúp các hộ sản xuất gốm có cách nhìn rõ hơn về việc tham gia chương trình OCOP, Hiệp hội thường xuyên tổ chức giao lưu định hướng chất lượng sản phẩm, tổ chức tập huấn tại phòng kinh tế huyện Gia Lâm, định hướng cho các cơ sở vùng nguyên liệu sản xuất... Để gốm Bát Tràng không tắt lửa, các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất tại xã Bát Tràng luôn không ngừng học hỏi kinh nghiệm chia sẻ bí quyết, và hoàn thiện các sản phẩm hơn để khẳng định thương hiệu của mình trên sàn đấu quốc tế.

Mặc dù, thời gian qua bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất gốm ở xã Bát Tràng vẫn có định hướng phát triển riêng. Theo đó, các cơ sở có thêm thời gian suy nghĩ về việc đưa ra các mẫu sản phẩm mới trong thời gian tới từ hình dáng sản phẩm, hoa văn, màu men và đặc biệt là tiện ích sản phẩm đưa vào cuộc sống đưa vào mỗi người dân. Do vậy sau khi hết giãn cách xã hội thì gốm Bát Tràng lại sôi động và nhộn nhịp hơn với cuộc sống thường ngày.

Trang thông tin có sự phối hợp của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội

Đọc thêm

Hạ tầng khung hứa hẹn làm thay đổi diện mạo thị xã Sơn Tây Nông thôn mới

Hạ tầng khung hứa hẹn làm thay đổi diện mạo thị xã Sơn Tây

TTTĐ - Hàng loạt dự án hạ tầng đang được triển khai quyết liệt hứa hẹn sẽ làm thay đổi diện mạo của thị xã Sơn Tây (Hà Nội). Đây được cho là ưu tiên của thị xã nhằm thúc đẩy phát triển địa phương theo hướng đô thị, hiện đại, xứng đáng với tiềm năng và lợi thế.
Kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm công trình thủy lợi Nông thôn mới

Kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm công trình thủy lợi

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 3616/UBND-KTN về tăng cường xử lý vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
Bình Thuận tập trung phát triển ngành hàng thanh long giá trị cao Nông thôn mới

Bình Thuận tập trung phát triển ngành hàng thanh long giá trị cao

TTTĐ - Tỉnh Bình Thuận đang tập trung triển khai Kết luận số 977 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, hướng tới phát triển ngành thanh long bền vững, có giá trị cao.
Xây dựng Nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm, không ngừng nghỉ Nông thôn mới

Xây dựng Nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm, không ngừng nghỉ

TTTĐ - Xác định rõ xây dựng Nông thôn mới nâng cao, Nông thôn mới kiểu mẫu là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị, do đó, thời gian qua chính quyền và Nhân dân xã Quang Tiến (huyện Sóc Sơn) đã triển khai nhiều giải pháp nhằm giữ vững và nâng cao các tiêu chí đã đạt, đồng thời phấn đấu về đích xã Nông thôn mới kiểu mẫu trong năm 2024.
Phát huy hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi bò sinh sản Nông thôn mới

Phát huy hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi bò sinh sản

TTTĐ - Những năm qua, các mô hình nuôi bò sinh sản do Trung tâm Khuyến nông Hà Nội triển khai ở nhiều địa phương đã giúp nhiều hộ dân tận dụng được tài nguyên sẵn có, góp phần nâng cao thu nhập và mở ra định hướng phát triển kinh tế bền vững.
Nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp theo chuỗi, công nghệ cao Nông thôn mới

Nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp theo chuỗi, công nghệ cao

TTTĐ - Hướng tới xây dựng nền nông nghiệp xanh, sinh thái, thời gian qua, huyện Thanh Oai (Hà Nội) tập trung nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp theo chuỗi, mô hình ứng dụng công nghệ cao. Nhờ vậy, góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế cho người dân.
Hà Nội công nhận danh hiệu 3 làng nghề và làng nghề truyền thống Nông thôn mới

Hà Nội công nhận danh hiệu 3 làng nghề và làng nghề truyền thống

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 5596/QĐ-UBND về việc công nhận danh hiệu “Làng nghề Hà Nội” và “Làng nghề truyền thống Hà Nội”.
Du lịch nông nghiệp - cơ hội mới cho nông dân Thủ đô Nông thôn mới

Du lịch nông nghiệp - cơ hội mới cho nông dân Thủ đô

TTTĐ - Vài năm gần đây, việc xây dựng các điểm du lịch nông nghiệp, phát triển các sản phẩm thế mạnh của địa phương, thu hút sự tham gia tích cực của người dân được xem là điểm nhấn trong phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội. Trong sự phát triển đi lên đó, người nông dân có thêm đường mới để làm giàu trên đồng ruộng của mình.
Kiện toàn hệ thống tổ chức khuyến nông theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại Nông thôn mới

Kiện toàn hệ thống tổ chức khuyến nông theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại

TTTĐ - Thời gian qua, hệ thống khuyến nông Hà Nội đã làm tốt vai trò hỗ trợ chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật đến nông dân, khẳng định vai trò là cầu nối giữa sản xuất với tiêu thụ nông sản, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm.
Thường xuyên trao đổi hiệu quả công tác Hội và phong trào nông dân Nông thôn mới

Thường xuyên trao đổi hiệu quả công tác Hội và phong trào nông dân

TTTĐ - Sáng 28/10, tại trụ sở Hội Nông dân tỉnh Kon Tum, tiếp tục chương trình làm việc tại tỉnh Kon Tum, đoàn công tác Hội Nông dân thành phố Hà Nội và Hội Nông dân tỉnh Kon Tum tổ chức Hội nghị trao đổi kinh nghiệm trong hoạt động công tác Hội và phong trào nông dân năm 2024.
Xem thêm