Tag

Quận Nam Từ Liêm quyết liệt kiểm tra, xử lý thông tin bán thuốc điều trị COVID-19 nhập lậu

Sức khỏe 05/03/2022 07:40
aa
TTTĐ - Liên quan thông tin phản ánh việc bán thuốc điều trị COVID-19 nhập lậu trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, ngày 4/3, ông Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng phòng Y tế quận cho biết, đơn vị đã phối hợp với Thanh tra Sở Y tế, Quản lý thị trường trực tiếp kiểm tra nhà thuốc H.G trên đường Lưu Hữu Phước, quận Nam Từ Liêm.
Hướng dẫn sử dụng thuốc điều trị trẻ nhiễm COVID-19 tại nhà Sở Y tế Hà Nội chỉ đạo về việc kê đơn, bán thuốc Molnupiravir Thủ tướng yêu cầu cắt giảm ngay thủ tục mua thuốc phòng, chống COVID-19 Hải Phòng: Phát hiện đối tượng vận chuyển gần 29.000 viên thuốc điều trị COVID-19 không rõ nguồn gốc
Chủ nhà thuốc H.G được mời đến làm việc tại UBND quận và ký cam kết bán thuốc theo đúng quy định
Chủ nhà thuốc H.G được mời đến làm việc tại UBND quận và ký cam kết bán thuốc theo đúng quy định

Tại thời điểm lực lượng chức năng kiểm tra nhà thuốc trên không còn sản phẩm thuốc kháng virus của Ấn Độ là Movfor Molnupiravir Capsules 200mg trước bán cho khách với giá 2,8 triệu đồng nữa.

“Khi được hỏi thì chủ nhà thuốc Nguyễn Thị Thanh H lý luận trước đó có người dùng không hết bán lại. Tất nhiên đây chỉ là lời biện bạch của họ. Theo quy định phải bằng chứng kiểm tra tại chỗ nhưng sản phẩm không còn, nếu có đơn bán thuốc hoặc sản phẩm mua tại cửa hàng chúng tôi sẽ trực tiếp xử phạt. Ngay trong chiều ngày 4/3 chúng tôi đã mời chị H lên UBND quận làm việc. Chủ cơ sở viết bản cam kết tuyệt đối không được bán các loại thuốc không rõ nguồn gốc. Những thuốc này chỉ bán theo đơn và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng”, ông Tuấn cho biết.

Ông Tuấn cũng cho hay: “Chủ nhà thuốc H.G nhận thấy việc làm chưa đúng quy định, cam kết từ nay trở đi thực hiện đúng việc kinh doanh thuốc phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, thuốc phải bán theo đơn của bác sĩ, thực hiện đúng quy chế kê đơn, nếu tái phạm sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm”.

UBND quận Nam Từ Liêm ban hành văn bản gửi Phòng Y tế, Đội Quản lý thị trường số 6, các cơ sở y tế, yêu cầu kiểm tra, xử lý các cơ sở kinh doanh bán thuốc điều trị COVID-19 nhập lậu
UBND quận Nam Từ Liêm ban hành văn bản gửi Phòng Y tế, Đội Quản lý thị trường số 6, các cơ sở y tế, yêu cầu kiểm tra, xử lý các cơ sở kinh doanh bán thuốc điều trị COVID-19 nhập lậu

Trước đó ngay trong ngày 3/3, sau khi nắm được thông tin phản ánh việc bán thuốc điều trị COVID-19 nhập lậu trên địa bàn, ông Trần Thanh Long, Phó Chủ tịch UBND quận Nam Từ Liêm đã ban hành văn bản gửi Phòng Y tế, Đội Quản lý thị trường số 6, các cơ sở y tế, kinh doanh thuốc trên địa bàn quận về việc kê đơn bán thuốc Molnupiravir.

Theo đó, Bộ Y tế đã có Quyết định số 69/QĐ-QLD cấp giấy đăng ký lưu hành có điều kiện đối với 3 thuốc chứa hoạt chất Molnupiravir sản xuất trong nước. Cụ thể, thuốc Molnupiravir 200mg của Công ty CP Hóa - Dược phẩm Mekophar; Molnupiravir 400mg của Công ty TNHH Liên doanh StellaPharm; Molnupiravir 400mg của Công ty Cổ phần dược phẩm Boston Việt Nam.

Thuốc chứa Molnupiravir là thuốc mới, được cấp phép có điều kiện, là thuốc kê đơn, cần tiếp tục theo dõi về chất lượng, hiệu quả, an toàn của thuốc trong quá trình lưu hành. Việc sử dụng thuốc Molnupiravir cần phải có sự thăm khám, kê đơn và hướng dẫn của bác sĩ, nhân viên y tế.

Nhân viên bán thuốc tại nhà thuốc H.G trên đường Lưu Hữu Phước giới thiệu về thuốc kháng virus của Ấn Độ là Movfor Molnupiravir Capsules 200mg, một liều có giá 2.800.000 đồng dùng cho 1 người
Nhân viên bán thuốc tại nhà thuốc H.G trên đường Lưu Hữu Phước giới thiệu về thuốc kháng virus của Ấn Độ là Movfor Molnupiravir Capsules 200mg, một liều có giá 2.800.000 đồng dùng cho 1 người

Để đảm bảo quyền lợi chính đáng của người dân, tránh mua phải hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, tránh việc lợi dụng dịch bệnh để đầu cơ, tăng giá gây ảnh hưởng tiêu cực đến trật tự xã hội, UBND quận Nam Từ Liêm yêu cầu các cơ sở, đơn vị thực hiện nghiêm một số nội dung sau:

Thứ nhất, đối với các cơ sở kinh doanh thuốc phải tuân thủ các quy định về kiểm soát nguồn gốc xuất xứ của thuốc, niêm yết giá thuốc và thực hiện nghiêm việc bán thuốc theo đơn. Chỉ bán thuốc có hoạt chất Molnupiravir cho người nhiễm COVID-19 có đơn thuốc đúng quy định, thực hiện việc tư vấn nguy cơ – lợi ích cho bệnh nhân khi bán thuốc và cập nhật ngay dữ liệu xuất nhập khẩu vào hệ thống Dược Quốc gia. Tuyệt đối không được lợi dụng tình hình dịch bệnh để đầu cơ, tích trữ và đẩy giá thuốc tăng cao.

Đối với cơ sở bán lẻ thuốc trong khuôn viên cơ sở khám chữa bệnh thực hiện nghiêm các quy định theo Điều 136 Nghị định 54/2017/NĐ-CP của Chính phủ. Các cơ sở kinh doanh thuốc không kinh doanh các loại thuốc điều trị Covid-19 chưa được Bộ Y tế cấp phép lưu hành, các sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng hoá trôi nổi trên thị trường không đảm bảo chất lượng, đặc biệt là các thuốc điều trị COVID-19 có nguồn gốc Nga, Ấn Độ… đang rao bán tràn lan trên mạng xã hội chưa được Bộ Y tế cấp phép lưu hành mà báo chí đã phản ánh, đăng tải thông tin.

Thứ hai, Phòng Y tế thông báo, hướng dẫn các nhà thuốc trên địa bàn tuân thủ việc bán thuốc kê đơn, trong đó có thuốc chứa hoạt chất Molnupiravir, tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ, không tích trữ thuốc gây biến động thị trường, tuân thủ việc tư vấn nguy cơ – lợi ích cho bệnh nhân khi bán thuốc; Phối hợp với các lực lượng có liên quan kiểm tra, giám sát việc kinh doanh thuốc có hoạt chất Molnupiravir tại các nhà thuốc, tránh việc đầu cơ, tăng giá gây ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình xã hội.

Thứ ba, Đội Quản lý thị trường số 6 kiểm tra kiểm soát và xử lý nghiêm các trường hợp kinh doanh thuốc điều trị COVID-19 không rõ nguồn gốc, xuất xứ, chưa được phép lưu hành theo quy định của Pháp luật.

Trước đó, PV ghi nhận một số nhà thuốc trên địa bàn hai quận Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm, Hà Nội bán thuốc trị COVID-19 có nguồn gốc từ Nga, Ấn độ với giá từ 1,6 đến 2,8 triệu đồng. Điều đặc biệt các nhà thuốc này đều không cần giấy tờ chứng minh người nhiễm COVID-19. Chỉ cần nói qua triệu chứng, nhà thuốc sẵn sàng bán cho khách.

Đọc thêm

Sẽ bàn giao Trung tâm Y tế về UBND cấp huyện quản lý Tin Y tế

Sẽ bàn giao Trung tâm Y tế về UBND cấp huyện quản lý

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội đã ban hành kế hoạch 4266/KH-SYT triển khai thực hiện Quyết định số 4365/QĐ-UBND và Đề án số 09/DA-UBND ngày 21/8/2024 của UBND thành phố Hà Nội về việc chuyển các TTYT thuộc Sở Y tế về UBND các quận, huyện và thị xã quản lý.
Cứu sống bệnh nhân chảy máu ồ ạt sau đẻ do rau tiền đạo Tin Y tế

Cứu sống bệnh nhân chảy máu ồ ạt sau đẻ do rau tiền đạo

TTTĐ - Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội đã tiếp nhận và cấp cứu kịp thời một ca bệnh nặng, cứu sống bệnh nhân Lò Thị B (huyện Sóc Sơn, Hà Nội).
Đau lưỡi lâu ngày không khỏi bất ngờ phát hiện bị ung thư Tin Y tế

Đau lưỡi lâu ngày không khỏi bất ngờ phát hiện bị ung thư

TTTĐ - Nhập viện trong tình trạng đau lưỡi lâu ngày, tự uống thuốc không đỡ, cụ bà ở Hà Nội được các bác sĩ Bệnh viện E phát hiện bị ung thư bờ lưỡi nguy hiểm.
Phòng chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn thực phẩm sau mưa lũ Chung tay vì an toàn thực phẩm

Phòng chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn thực phẩm sau mưa lũ

TTTĐ - Trung tâm y tế quận Hà Đông đã đẩy mạnh các hoạt động nhằm bảo đảm nước sạch, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh, quản lý chất thải sau bão số 3 và mưa lũ.
Đảm bảo công tác an toàn thực phẩm sau bão lụt Chung tay vì an toàn thực phẩm

Đảm bảo công tác an toàn thực phẩm sau bão lụt

TTTĐ - Sau bão lụt, quận Bắc Từ Liêm đẩy mạnh công tác đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP); phòng tránh nguy cơ xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm như tả, thương hàn, lỵ trực trùng, tiêu chảy…
Hệ thống nhà thuốc FPT Long Châu hỗ trợ người dân sau bão Yagi Tin Y tế

Hệ thống nhà thuốc FPT Long Châu hỗ trợ người dân sau bão Yagi

TTTĐ - Hệ thống nhà thuốc FPT Long Châu đang triển khai kế hoạch hỗ trợ 10 tấn thuốc, tương đương 2,5 tỷ đồng cho đồng bào khu vực bị ảnh hưởng bởi bão, lũ.
Hà Nội: Đảm bảo an toàn thực phẩm mùa Trung thu Chung tay vì an toàn thực phẩm

Hà Nội: Đảm bảo an toàn thực phẩm mùa Trung thu

TTTĐ - Thời gian qua, Thực hiện chỉ đạo của UBND TP Hà Nội về tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm phục vụ dịp Tết Trung thu 2024, Sở Y tế Hà Nội và Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội đã liên tục kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu tại nhiều cơ sở sản xuất trên địa bàn thành phố.
Thu giữ gần 7.000 chiếc bánh Trung thu không rõ nguồn gốc Sức khỏe

Thu giữ gần 7.000 chiếc bánh Trung thu không rõ nguồn gốc

TTTĐ - Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Móng Cái, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Quảng Ninh vừa phối hợp với lực lượng chức năng bắt vụ vận chuyển bánh Trung thu trái phép với số lượng lớn.
Tăng cường tổng vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh mùa mưa lũ Sức khỏe

Tăng cường tổng vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh mùa mưa lũ

TTTĐ - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 6 đến 13/9), toàn thành phố ghi nhận 227 ca mắc sốt xuất huyết, 52 ca mắc tay chân miệng, 1 ca sởi.
Thẩm mỹ: Đừng vì lợi nhuận mà xem thường tính mạng người dân Làm đẹp

Thẩm mỹ: Đừng vì lợi nhuận mà xem thường tính mạng người dân

TTTĐ - Trước thực trạng xảy ra nhiều ca tai biến thẩm mỹ gần đây, TP Hồ Chí Minh đã có những chỉ đạo nhằm tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các cơ sở thẩm mỹ có dấu hiệu hoạt động không phép, sai phép. Tuy nhiên, thực tế hiện nay vẫn còn nhiều cơ sở làm đẹp vì lợi nhuận mà bất chấp quy định pháp luật, sẵn sàng đánh đổi rủi ro về sức khỏe, tính mạng của khách hàng.
Xem thêm