Tag

Phụ nữ Hà thành - nét đẹp tổng hòa truyền thống và hiện đại

Người Hà Nội 07/03/2024 10:37
aa
TTTĐ - "Em ở Hà Nội mới vào hả, nhìn là nhận ra ngay", "Phụ nữ Hà Nội có khác, từ dáng đi, cách ăn nói đến nước da đều đẹp", "Ra Thủ đô học được bao nhiêu điều tốt đẹp"... Những lời trầm trồ, khen ngợi kia nói lên một điều, dù ở bất cứ nơi đâu, phái đẹp của Hà Nội cũng toát lên những cốt cách, phẩm hạnh đặc trưng khiến người Việt Nam yêu mến và lấy đó làm chuẩn mực. Có được điều đó, phải chăng là vẻ đẹp cả tâm hồn lẫn ngoại hình này được người phụ nữ Thủ đô tổng hòa giữa truyền thống và hiện đại?
Phụ nữ Thủ đô phấn đấu trồng 7.000 cây xanh Gần 1.000 người dự Giải đi bộ “Phụ nữ Thủ đô khỏe - đẹp” 57 nhà thiết kế 3 miền cùng trình diễn

Niềm tự hào

Chị Hoài Thương (ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) kể rằng có lần chị vào Đà Lạt thăm người bạn thân thời đại học. Hàng xóm nhà người bạn sang chơi, nhìn thấy chị đã hỏi ngay: "Em ở Hà Nội mới vào hả?".

Sau khi nghe chị cất tiếng trả lời thì người hàng xóm kia vồn vã, xởi lởi: "Chị biết ngay mà. Nhìn cách ăn mặc, nhìn nước da của em là biết người Hà Nội. Lúc em nói thì càng khẳng định hơn. Trời ơi, người Hà Nội dễ thương quá".

Phụ nữ Hà thành - nét đẹp tổng hòa truyền thống và hiện đại
Người phụ nữ Hà thành luôn là người "giữ lửa" cho nếp nhà (Ảnh minh họa)

Suốt mấy ngày ở lại Đà Lạt chơi, chị Thương luôn được những người hàng xóm, bạn bè của người bạn đại học đến chơi, dẫn đi những điểm đẹp, khám phá các món ngon của "xứ sở ngàn thông".

Đến khi chị về, họ còn gửi tặng bao nhiêu là đặc sản. Ai cũng bảo muốn được gần chị, nghe giọng nói, ngắm làn da, ngắm những bộ trang phục chị mặc và cảm thấy cách cư xử của chị rất ấm áp, thân thiện.

Xúc động trước tình cảm của hàng xóm người bạn thân ở một nơi xa xôi như vậy, chị Hoài Thương cứ nhớ mãi kỉ niệm đẹp đó. "Mình biết mình không xinh đẹp nổi bật, mình cũng không tài giỏi, chẳng có gì xuất sắc. Mình chỉ có thể suy ra một điều rằng, cả nước mình luôn hướng về Hà Nội với tình cảm rất tốt đẹp nên người Hà Nội cũng luôn được họ yêu mến, trân trọng".

Rõ ràng, cách ăn mặc, ứng xử, giọng nói, sự chu đáo, tính hòa đồng... của người Hà Nội khi ở tại Thủ đô thì ít người nhận ra bởi đó là nét tự nhiên như hơi thở hàng ngày nhưng khi đặt sang một môi trường khác, đặc trưng ấy sẽ toát lên, nổi trội và khiến chúng ta thực sự tự hào.

Phụ nữ Hà thành - nét đẹp tổng hòa truyền thống và hiện đại

Trong khi đó, chị Hương Lan (Vĩnh Phúc) kể rằng khi con gái mình đỗ đại học, ra Hà Nội học, chị tìm thuê nhà gần người họ hàng đã sống nhiều năm tại đây. Vào ngày nghỉ, chị thường xuống Hà Nội, ngoài việc cùng con khám phá những điểm đến nổi tiếng của Thủ đô, chị còn tích cực đưa con đến nhà người thân chơi.

Chị tâm sự: "Con gái mình dù sinh ra, lớn lên ở thành phố Phúc Yên nhưng chắc chắn cháu học xong sẽ chọn Hà Nội làm nơi lập nghiệp. Để hòa nhập với môi trường của mảnh đất "ngàn năm văn hiến", để thích nghi tốt với nơi hội tụ văn hóa bốn phương như vậy thì mình rất cần cho con tiếp xúc với những người sống lâu năm tại Hà Nội.

Con sẽ học được cách ăn nói, cách ứng xử chuẩn mực. Điều này rất cần thiết và hữu ích cho con gái mình trong công việc, trong cuộc sống sau này".

Trân trọng và tiếp nối

Chọn hai góc nhìn "Từ xa Hà Nội" (tên một tác phẩm của nhà văn Mai Lâm - người Hà Nội gốc đã định cư ở nước ngoài nhưng luôn đau đáu nhớ và viết về quê hương), chúng tôi muốn nói lên một điều rằng, những giá trị mà người Hà Nội tạo dựng lên, thành "thương hiệu" của mình không phải dễ dàng gì.

Phụ nữ Hà thành - nét đẹp tổng hòa truyền thống và hiện đại

Trong cuộc sống thường ngày, những nét đẹp ấy có thể chúng ta không để ý, bởi đó là phản xạ tự nhiên, là phẩm cách từ trong máu thịt của chúng ta rồi nhưng khi đặt cạnh những tính cách khác, con người khác, chúng ta sẽ thấy ngay sự khác biệt.

Đó là lí do tại sao người Việt luôn lấy giọng nói, cách ăn mặc hay cách ứng xử của người Hà Nội, đặc biệt là những người phụ nữ làm chuẩn mực. Đó là lí do khiến mỗi người chúng ta cần luôn trân trọng và tiếp nối những giá trị đó.

Trở lại câu chuyện của chị Hoài Thương, sau này, chị chiêm nghiệm rằng, không phải bỗng dưng mà mình được những người không quen biết quý mến đến vậy. Người bạn thân của chị sau khi học hết 4 năm đại học ở Hà Nội, chọn Đà Lạt làm nơi lập nghiệp nhưng luôn nhớ về những kỉ niệm nơi Thủ đô yêu dấu.

Kết thân với những người hàng xóm ở nơi sương mù, hoa và thông, chị mang cả nỗi tâm tình, nhớ nhung mảnh đất mình đã gắn bó 4 năm cùng những người bạn kể với họ. Trong câu chuyện đó luôn có chị. Nhà chị ở phố cổ, dù chật chội nhưng cuối tuần bố mẹ chị hay nhắc con mời bạn bè đến chơi.

Những người bạn đại học của chị luôn nhớ món bún chả, nước sấu hay đơn giản chỉ là bát canh rau muống dầm sấu mà mẹ chị làm khiến họ xuýt xoa vì quá ngon. Trong bữa ăn, gia đình chị luôn duy trì nề nếp về chào mời, cách gắp thức ăn, cách nhai, cách nói làm sao cho thật thanh lịch. Ngay cả việc ăn xong trước nhưng cũng không được đứng dậy chạy đi chơi mà chờ mọi người cùng ăn xong mới dọn mâm cũng được nhà chị duy trì.

Dù vậy, mọi người không cảm thấy căng thẳng mà vẫn rất vui vẻ, ấm áp. Đó là điều mà các bạn chị cảm nhận được từ nếp sống rất Hà Nội này.

Phụ nữ Hà thành - nét đẹp tổng hòa truyền thống và hiện đại

Vào những ngày lễ tết, nếu bạn bè ở xa không về quê được, bao giờ bố mẹ chị cũng đón tiếp họ rất nhiệt tình, đãi bạn của các con những món ngon truyền thống của Hà Nội, tặng quà nếu họ về quê... Tất cả những điều đó chị học được từ bố mẹ và cũng tạo thành nếp sống, nếp nghĩ của mình.

Nghiệm ra rằng, nét đẹp đó là phải từ người mẹ trao truyền đến các con, chị Hoài Thương tâm sự: "Quả thực khi thấy được trân trọng thì mình lại thấy cần phải sống có trách nhiệm hơn". Dù cuộc sống nhiều thay đổi, xã hội hiện đại gấp gáp hơn, bận rộn hơn nhưng chị vẫn tâm niệm phải dạy con theo cách bố mẹ đã dạy mình khi xưa.

"Người phụ nữ là người giữ lửa hạnh phúc, giữ lửa nếp sống, giữ lửa văn hóa trong mỗi gia đình. Dù vậy, thế hệ mình là gạch nối giữa truyền thống và hiện đại nên mình sẽ vẫn phải học hỏi và tìm cách để dạy con sao cho hài hòa nhất", chị Hoài Thương khẳng định.

Tin rằng, có những bà mẹ như chị Hoài Thương, các cô gái trẻ của Hà Nội ngày nay sẽ lĩnh hội được tinh hoa văn hóa ứng xử của thế hệ đi trước, kết hợp với những chuẩn mực của ứng xử ngày nay để tiếp tục hình thành nên những người Hà Nội mà ai ai cũng tự hào.

Đọc thêm

Gặp mặt 33 phụ nữ tiêu biểu tham gia tiếp quản Thủ đô Người Hà Nội

Gặp mặt 33 phụ nữ tiêu biểu tham gia tiếp quản Thủ đô

TTTĐ - Ngày 3/10, tại Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh - Phủ Chủ tịch, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình gặp mặt phụ nữ tiêu biểu tham gia kháng chiến và tiếp quản Thủ đô nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
70 năm Giải phóng Thủ đô qua góc nhìn tự hào của người trẻ Người Hà Nội

70 năm Giải phóng Thủ đô qua góc nhìn tự hào của người trẻ

TTTĐ - Hà Nội kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) bằng một chuỗi các sự kiện văn hóa được tổ chức tại nhiều địa điểm trên khắp thành phố.
Lan tỏa văn hóa đọc từ mỗi gia đình Hà Nội Người Hà Nội

Lan tỏa văn hóa đọc từ mỗi gia đình Hà Nội

TTTĐ - Cuộc thi “Gia đình đọc sách - Phát triển tủ sách gia đình kết nối yêu thương” năm 2024 trên địa bàn Thủ đô nhằm hình thành thói quen đọc sách và lan toả văn hoá đọc từ việc đọc sách và xây dựng tủ sách của mỗi gia đình, từ đó góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Huyền Sâm và những thông điệp gửi gắm tại "Hoa sữa về trong gió" Nhịp điệu cuộc sống

Huyền Sâm và những thông điệp gửi gắm tại "Hoa sữa về trong gió"

TTTĐ - Bộ phim truyền hình “Hoa sữa về trong gió” đang trở thành hiện tượng trong lòng người hâm mộ với nhiều cảnh quay tuyệt đẹp và thông điệp sâu sắc về giá trị gia đình. Với những hình ảnh biểu tượng của Hà Nội như Hồ Gươm, cột cờ Hà Nội và con đường hoa trên phố Phan Đình Phùng, bộ phim không chỉ gợi nhớ về một Hà Nội xưa đầy hoài niệm, mà còn nói về những giá trị truyền thống tốt đẹp về gia đình và văn hóa người Thủ đô đầy tinh tế.
Dịu dàng Thu trên phố Người Hà Nội

Dịu dàng Thu trên phố

TTTĐ - Tháng 10 vừa chạm ngõ, gõ cửa từng nhà. Gió thu mơn man dạo qua từng con phố, nẻo đường Hà Nội. Người Thủ đô bao đời nay vẫn yêu mùa Thu đến lạ, đón mùa về tựa như người bạn cũ hồi hương sau chuyến đi xa.
Phát động Tháng Áo dài Hà Nội năm 2024 Người Hà Nội

Phát động Tháng Áo dài Hà Nội năm 2024

TTTĐ - Ngày 1/10, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức phát động Tháng Áo dài Hà Nội năm 2024, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.
Văn hóa Thăng Long - Hà Nội hội tụ và lan tỏa Người Hà Nội

Văn hóa Thăng Long - Hà Nội hội tụ và lan tỏa

TTTĐ - Chiều 30/9, Hội Nhà báo TP Hà Nội tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi viết về “Văn hóa Thăng Long - Hà Nội hội tụ và lan tỏa”. Sự kiện nhằm chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025).
Ký ức Ngày Giải phóng Thủ đô sống mãi trong tâm trí mỗi người dân Người Hà Nội

Ký ức Ngày Giải phóng Thủ đô sống mãi trong tâm trí mỗi người dân

TTTĐ - Sáng 10/10/1954, Hà Nội ngợp trời rừng cờ, hoa, cổng chào, băng rôn và biểu ngữ. Hàng vạn người dân đổ ra đường, rạo rực trong ngày hội lớn, chào đón đoàn quân chiến thắng trở về sau 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.
Thúc đẩy tình yêu với sách, bồi đắp văn hóa đọc cho cộng đồng Người Hà Nội

Thúc đẩy tình yêu với sách, bồi đắp văn hóa đọc cho cộng đồng

TTTĐ - Đến với Hội Sách Hà Nội lần thứ IX năm 2024, các đơn vị xuất bản không chỉ mang đến nguồn bồi đắp tri thức, khai mở tâm hồn mà còn thúc đẩy tình yêu với sách, góp phần phát triển văn hóa đọc cho cộng đồng. Phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có cuộc trò chuyện với bà Khúc Thị Hoa Phượng - Giám đốc, Tổng Biên tập Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam để làm rõ hơn về vấn đề này.
Công nhận nghề truyền thống kim hoàn - đậu bạc Định Công Người Hà Nội

Công nhận nghề truyền thống kim hoàn - đậu bạc Định Công

TTTĐ - Ngày 29/9, tại Cụm di tích Đình, Đền, Miếu khu Thượng (phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội), “Nghề kim hoàn - đậu bạc Định Công" được công nhận nghề truyền thống Hà Nội.
Xem thêm