Tag

Phát triển nhanh, bền vững các ngành kinh tế biển

Muôn mặt cuộc sống 04/04/2023 06:00
aa
TTTĐ - Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 3/4/2023 phê duyệt Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Phát triển kinh tế biển bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu "Chìa khóa" tiến gần hơn tới kinh tế biển "xanh" Quảng Nam: Quy hoạch xây dựng đô thị ven biển, ven sông theo hướng sinh thái Thủ tướng đặc biệt nhấn mạnh yêu cầu Bến Tre tập trung phát triển kinh tế biển
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Chiến lược đặt ra mục tiêu tổng quát đến năm 2030 là tài nguyên biển và hải đảo được khai thác hợp lý, sử dụng hiệu quả, công bằng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm quốc phòng an ninh, đối ngoại và hợp tác quốc tế;.

Ô nhiễm môi trường biển được ngăn ngừa, kiểm soát, giảm thiểu đáng kể; đa dạng sinh học biển, ven biển và hải đảo được bảo vệ, duy trì và phục hồi; các giá trị di sản thiên nhiên, di sản văn hóa biển được bảo tồn và phát huy. Tác động của thiên tai được hạn chế thấp nhất có thể, chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, hướng tới mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển.

Tài nguyên biển và hải đảo được khai thác hợp lý, sử dụng hiệu quả

Mục tiêu cụ thể đến năm 2030 tài nguyên biển và hải đảo được khai thác hợp lý, sử dụng hiệu quả để phát triển nhanh và bền vững các ngành kinh tế biển và khu vực ven biển, nhất là các lĩnh vực kinh tế biển chủ lực theo thứ tự ưu tiên: Du lịch và dịch vụ biển; Kinh tế hàng hải; Khai thác dầu khí và các tài nguyên khoáng sản biển khác; Nuôi trồng và khai thác hải sản; Công nghiệp ven biển; Năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển mới; nâng cao đời sống và sinh kế cộng đồng.

Ô nhiễm môi trường biển được kiểm soát, ngăn ngừa và giảm thiểu; các nguồn gây ô nhiễm từ đất liền và trên biển, các vấn đề về ô nhiễm xuyên biên giới, sự cố môi trường biển, ô nhiễm rác thải nhựa đại dương được quan trắc, kiểm soát và quản lý hiệu quả.

Đến năm 2030, ở các đô thị ven biển, 100% chất thải nguy hại, chất thải rắn sinh hoạt được thu gom và xử lý đạt quy chuẩn môi trường; 100% khu kinh tế, khu công nghiệp và khu đô thị ven biển được quy hoạch, xây dựng theo hướng bền vững, sinh thái, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, có hệ thống xử lý nước thải tập trung, đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định về môi trường và sức tải môi trường biển, khả năng phục hồi, chống chịu của hệ sinh thái biển, đảo.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Chiến lược yêu cầu quản lý và bảo vệ tốt các hệ sinh thái biển, ven biển và hải đảo, tăng diện tích các khu bảo tồn biển, khu vực biển, ven biển được bảo tồn đạt tối thiểu 6% diện tích tự nhiên vùng biển quốc gia, bao gồm các khu bảo tồn biển và ven biển; khu vực tập trung sinh sản, khu vực thuỷ sản còn non tập trung sinh sống, nơi cư trú của các loài thuỷ sản, đường di cư của các loài thuỷ sản, các khu dự trữ sinh quyển, khu RAMSAR…; phục hồi diện tích rừng ngập mặn ven biển tối thiểu bằng mức năm 2000.

Các đơn vị, tỉnh, thành phố... ứng phó hiệu quả với thiên tai, biến đổi khí hậu và nước biển dâng dựa vào sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo cùng với năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai, biến đổi khí hậu và tác động của nước biển dâng được tăng cường.

Chiến lược yêu cầu điều tra cơ bản và nghiên cứu khoa học biển và hải đảo cơ bản đáp ứng được yêu cầu của hoạt động khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học biển và hải đảo, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa biển, phòng, chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu và nước biển dâng góp phần phát triển bền vững kinh tế biển.

Chúng ta cần đánh giá được tiềm năng, giá trị các tài nguyên biển quan trọng. Tối thiểu 50% diện tích vùng biển Việt Nam được điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển ở tỉ lệ bản đồ 1: 500.000 và điều tra tỉ lệ lớn ở một số vùng trọng điểm; Thiết lập hệ thống thông tin tổng hợp về tài nguyên, môi trường biển, đảo, bảo đảm tính tích hợp, chia sẻ và cập nhật.

Tầm nhìn đến năm 2050, tài nguyên biển và hải đảo được khai thác hợp lý, sử dụng hiệu quả nhằm đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh trên nền tảng tăng trưởng xanh, đa dạng sinh học biển được bảo tồn, môi trường biển và các hải đảo trong lành, xã hội hài hoà với thiên nhiên.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên biển và hải đảo

Một trong những định hướng, nhiệm vụ Chiến lược đến năm 2030 là khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên biển và hải đảo. Tài nguyên biển và hải đảo bao gồm tài nguyên sinh vật và tài nguyên phi sinh vật thuộc khối nước biển, đáy biển, lòng đất dưới đáy biển, vùng đất ven biển và quần đảo, đảo, bãi cạn lúc chìm lúc nổi, bãi ngầm thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.

Việt nam ưu tiên bố trí không gian biển cho phát triển du lịch sinh thái, du lịch địa chất thám hiểm khoa học, du lịch cộng đồng; du lịch văn hóa; du lịch ra các đảo, vùng biển xa bờ, duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân 11 - 12%/năm, về khách quốc tế từ 8 - 10% /năm và khách nội địa từ 5 - 6%/năm

Chiến lược yêu cầu phát triển hệ thống cảng biển xanh, thiết lập các khu vực biển đặc biệt nhạy cảm, tuyến hàng hải, có tính đến bối cảnh biến động trong khu vực và quốc tế. Các bến cảng khách quốc tế phát triển gắn với các vùng động lực phát triển du lịch; các bến cảng quy mô lớn phục vụ các khu kinh tế, khu công nghiệp; các bến cảng tại các huyện đảo phục vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng - an ninh và chủ quyền biển đảo; các bến cảng tại các huyện đảo phục vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng - an ninh và chủ quyền biển đảo.

Các đơn vị chức năng phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển, khai thác thủy sản xa bờ, bảo tồn nguồn lợi thủy sản nhằm mục tiêu tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất thủy sản đạt 3,0 - 4,0%/năm; tổng sản lượng thủy sản sản xuất trong nước đạt 9,8 triệu tấn; trong đó sản lượng nuôi trồng thủy sản 7,0 triệu tấn, sản lượng khai thác thủy sản 2,8 triệu tấn.

Các khu công nghiệp, khu kinh tế ven biển và các đảo với các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghệ nền tảng, công nghệ nguồn... cần được quan tâm; phấn đấu số lượng doanh nghiệp thực hiện đổi mới công nghệ tăng trung bình 20%/năm; phát triển năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển mới thân thiện môi trường, đảm bảo tỷ lệ năng lượng tái tạo trong tổng tiêu thụ năng lượng sơ cấp đạt 32,3%.

Chiến lược ưu tiên nguồn lực để đẩy mạnh các hoạt động, mô hình khai thác, sử dụng tài nguyên hiệu quả, thân thiện môi trường, các dự án đáp ứng tiêu chí kinh tế tuần hoàn, phù hợp với trữ lượng tài nguyên và sức chứa sinh thái; hạn chế các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên bằng các công nghệ lạc hậu, hiệu quả thấp, gây tổn hại đến tài nguyên, ô nhiễm môi trường, suy giảm đa dạng sinh học.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Đến năm 2030, 80% các khu vực biển có đa dạng sinh học cao

Một định hướng nhiệm vụ khác của Chiến lược là bảo tồn đa dạng sinh học và nguồn lợi biển và hải đảo; Bảo vệ, duy trì hệ thống các khu bảo tồn hiện có; điều tra, khảo sát, đánh giá đề xuất thành lập các khu bảo tồn mới trên các vùng biển, ven biển và hải đảo; tăng cường công tác bảo tồn đa dạng sinh học ngoài khu bảo tồn; phục hồi các hệ sinh thái biển và ven biển bị suy thoái.

Đến năm 2030, diện tích các khu bảo tồn biển phải tăng, ven biển đạt tối thiểu 6% diện tích tự nhiên vùng biển quốc gia, 80% các khu vực biển có đa dạng sinh học cao, dịch vụ hệ sinh thái quan trọng được áp dụng chính sách bảo tồn hiệu quả, diện tích rừng ngập mặn ven biển được phục hồi tối thiểu bằng mức năm 2000.

Các đơn vị đẩy mạnh điều tra, đánh giá và xác định mức độ dễ bị tổn thương, tính nguy cấp của các loài sinh vật biển đặc hữu, có giá trị khoa học và kinh tế để đưa ra các phương án, giải pháp bảo vệ, bảo tồn và phục hồi; thiết lập, mở rộng và tăng cường năng lực quản lý các khu vực tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non sinh sống và đường di cư của các loài thủy sản. Đến năm 2030, 100% các khu vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản được xác định và quản lý hiệu quả.

Chiến lược đêf ra nhiệm vụ kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác, gây nuôi và buôn bán xuyên biên giới các loài sinh vật biển hoang dã thuộc danh mục cần được bảo tồn...

Để đạt được các mục tiêu, nhiệm vụ nêu trên, Chiến lược đề ra các giải pháp chủ yếu như: Hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo; phát triển khoa học, công nghệ; chủ động tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế về quản lý, nghiên cứu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; đẩy mạnh giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực biển; xây dựng cơ chế tài chính bền vững phục vụ khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên biển và hải đảo; xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo quốc gia...

Đọc thêm

Gắn biển công trình Dân vận khéo mừng Ngày Giải phóng Thủ đô Muôn mặt cuộc sống

Gắn biển công trình Dân vận khéo mừng Ngày Giải phóng Thủ đô

TTTĐ - Ngày 4/10, Ban Dân vận Thành ủy và Quận ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Hoàng Mai tổ chức Lễ gắn biển Công trình dân vận khéo và công trình cấp quận chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
700 phụ nữ mặc áo dài trải nghiệm xe buýt 2 tầng Muôn mặt cuộc sống

700 phụ nữ mặc áo dài trải nghiệm xe buýt 2 tầng

TTTĐ - Đây là một trong những hoạt động độc đáo nằm trong khuôn khổ Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024.
Kiến nghị "mở" cơ chế để hỗ trợ người dân vụ Đông Xuân Muôn mặt cuộc sống

Kiến nghị "mở" cơ chế để hỗ trợ người dân vụ Đông Xuân

TTTĐ - Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, trên địa bàn quận có 65ha/99ha diện tích cây đào bị mất trắng (chiếm 65,4%); trên 27,5/tổng số 30ha quất bị thiệt hại (chiếm trên 90%). Quận Tây Hồ mong muốn có cơ chế để quận thực hiện hỗ trợ các hộ dân trong vụ Đông Xuân này.
Hà Nội quy định về định mức tính giá thuê đất Xã hội

Hà Nội quy định về định mức tính giá thuê đất

TTTĐ - Sáng 4/10, HĐND TP Hà Nội nhất trí thông qua quy định mức tỷ lệ phần trăm (%) để tính đơn giá thuê đất, mức tỷ lệ (%) thu đối với đất xây dựng công trình ngầm, mức tỷ lệ (%) thu đối với đất có mặt nước trên địa bàn TP Hà Nội.
Hàng nghìn người sống trong nỗi lo chung cư "chờ sập" Muôn mặt cuộc sống

Hàng nghìn người sống trong nỗi lo chung cư "chờ sập"

TTTĐ - Hàng nghìn người dân tại các khu chung cư cũ, xuống cấp nghiêm trọng ở TP Vinh đang sống trong nỗi lo "chờ sập". Các tòa nhà vốn là nơi trú ngụ an toàn giờ đây trở thành những "bom nổ chậm", đe dọa trực tiếp đến tính mạng và tài sản của người dân.
Hà Nội bổ sung 925,4 tỷ đồng để thực hiện chính sách an sinh Muôn mặt cuộc sống

Hà Nội bổ sung 925,4 tỷ đồng để thực hiện chính sách an sinh

TTTĐ - HĐND TP Hà Nội quyết định bổ sung kinh phí thực hiện một số chính sách đã được TP và Trung ương ban hành trong năm 2024 gồm 925,4 tỷ đồng.
Thêm đối tượng đặc thù được vay vốn từ nguồn ngân sách địa phương Muôn mặt cuộc sống

Thêm đối tượng đặc thù được vay vốn từ nguồn ngân sách địa phương

TTTĐ - Sáng 4/10, với 100% đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, HĐND TP Hà Nội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết Quy định đối tượng đặc thù được vay vốn từ nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội của TP Hà Nội
Ai có thẩm quyền mua sắm ứng dụng CNTT tại cơ quan Nhà nước? Muôn mặt cuộc sống

Ai có thẩm quyền mua sắm ứng dụng CNTT tại cơ quan Nhà nước?

TTTĐ - Sáng 4/10, với 100% đại biểu có mặt tán thành, HĐND TP Hà Nội khoá XVI đã thông qua quy định thẩm quyền quyết định việc đầu tư, mua sắm đối với các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) sử dụng kinh phí chi thường xuyên nguồn vốn ngân sách Nhà nước TP Hà Nội.
Công nhân xe buýt Thủ đô thi phục vụ giỏi, ứng xử văn minh Xã hội

Công nhân xe buýt Thủ đô thi phục vụ giỏi, ứng xử văn minh

TTTĐ - Sáng 4/10, Tổng công ty Vận tải Hà Nội Transerco tổ chức Hội thi "Xây dựng văn hóa phục vụ xe buýt Transerco" năm 2024 và lễ tổng kết, trao giải đợt thi đua cao điểm chào mừng 20 năm thành lập Tổng công ty; 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô.
Tiếp sức những "hạt mầm" ở vùng đất khó Muôn mặt cuộc sống

Tiếp sức những "hạt mầm" ở vùng đất khó

TTTĐ - Sáng 4/10, đoàn công tác của báo Tuổi trẻ Thủ đô, do nhà báo Nguyễn Mạnh Hưng, Tổng Biên tập báo dẫn đầu, tổ chức chương trình trao học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Điện Biên.
Xem thêm