Tag

Phát huy văn hóa người Hà Nội để kỳ thi thành công trọn vẹn

Người Hà Nội 28/06/2023 10:53
aa
TTTĐ - Ngoài những điểm số, sự an toàn, công tác chuẩn bị chu đáo thì văn hóa của thí sinh, văn hóa của phụ huynh khi đưa con đi thi cũng là một trong những yếu tố góp phần làm nên sự thành công trọn vẹn cho kì thi tốt nghiệp THPT năm 2023 tại Hà Nội.
Xây dựng văn hóa giao thông bắt đầu từ ý thức Nhà báo Tuổi trẻ Thủ đô bàn về văn hóa nhà báo và môi trường văn hóa trong cơ quan Báo chí Xây dựng sức mạnh văn hóa, lan tỏa những giá trị tốt đẹp

Vì cái chung và cũng vì chính mình

Không chỉ riêng thí sinh mà tất cả những gia đình có con, em, cháu đang bước chân vào kì thi tốt nghiệp THPT đều sống những ngày như "nước sôi lửa bỏng". Tâm lý lo lắng, hồi hộp và cả sợ hãi là điều không tránh khỏi. Sự căng thẳng, mỏi mệt và thậm chí là cả luống cuống, lỗi lầm rất có thể xảy ra, vì đây là những ngày quyết định sau nhiều tháng trời ôn luyện cực nhọc của các con, công sức chăm lo, dạy dỗ của bố mẹ, thầy cô.

Dù vậy, mỗi thí sinh cũng như phụ huynh cũng cần chú ý tới văn hóa ứng xử, văn hóa giao thông hơn nữa trong những ngày này. Bởi lẽ, muốn việc dự thi và kết quả được tốt đẹp, chúng ta nên chú ý tới dòng chảy và mối tương quan với tất cả những người xung quanh mình. Ứng xử có văn hóa, hành động có văn hóa để vì mọi người và cũng vì chính mình.

Thí sinh được người nhà đưa đến điểm thi
Thí sinh được người nhà đưa đến điểm thi

Theo quan sát của phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô, hầu hết tại các điểm thi, ý thức của thí sinh và phụ huynh rất tốt. Chị Thu Hường (ở quận Cầu Giấy, Hà Nội) đưa con đến điểm thi THPT Cầu Giấy cho biết: "Lực lượng chức năng đã phân luồng, điều tiết giao thông đảm bảo thuận tiện cho chúng tôi di chuyển nhưng kinh nghiệm của tôi là cứ đi sớm một chút.

Dậy sớm, đi sớm, tâm lý của mình và cả của con sẽ thoải mái hơn, không bị gấp rút, cập rập. Tất nhiên cũng không nên đi sớm quá vì con vừa phải dậy sớm, không đảm bảo giấc ngủ, sức khỏe và tâm lý chờ đợi lâu sẽ sốt ruột".

Anh Tùng Lâm (ở quận Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ kinh nghiệm, mấy ngày tới rất có thể trời vẫn có mưa. Lần trước, anh đưa con út đi thi tuyển sinh vào lớp 10 vì dậy muộn, vội vàng mà đi tắt qua một khu tập thể. Lúc đó con chẳng may bị nước tưới cây của ai đó ở trên tầng 2 dội xuống ướt áo, lại phải mất công đi tìm mua áo khác. Lần này, anh mang "phòng thủ" cho con một bộ quần áo sạch nếu cần thì thay.

Hầu hết mọi người đều chấp hành luật giao thông
Hầu hết mọi người đều chấp hành tốt luật giao thông khi đưa con đi thi

Đã từng "hú vía" vì ngủ quên, phải vội vàng "phóng như bay" trên đường đưa con đến điểm thi, chị Minh Anh (ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đến giờ vẫn tâm niệm may mắn hôm ấy hai mẹ con đến nơi an toàn. "Lúc đấy tôi đã vượt không biết mấy cái đèn đỏ, thậm chí mồm còn phải hét to xin lỗi mọi người liên tục để xin đường. Cũng may mọi người thông cảm nhường đường và tôi không va vào ai. Tôi thực sự rất ngại sau việc này", chị Minh Anh tâm sự.

Nhiều phụ huynh cũng đồng tình với việc không thể đổ cho bối rối, vội vàng đưa con đi thi mà tùy tiện "đòi" sự thông cảm, nhường nhịn của người khác. Tất nhiên, với tinh thần tương thân tương ái, với sự nhân văn sâu sắc, người Hà Nội sẵn sàng hỗ trợ, ưu tiên những trường hợp đặc biệt song càng như vậy thì ý thức của mỗi người càng phải cao.

"Có như thế thì chính bản thân mình và các con cũng như những người xung quanh mới thoải mái trước kỳ thi vốn đã nhiều áp lực", chị Hồng Hà (ở quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ.

Viết nên từng bài ca đẹp

Mỗi mùa thi là một mùa âu lo. Chia sẻ với nỗi niềm của thí sinh, phụ huynh, nhiều năm qua các cấp chính quyền của Hà Nội đã tập trung cao độ để đảm bảo những điều kiện tốt nhất tới các sĩ tử và người nhà. Vì thế, nhiều phụ huynh nhận xét các con đi thi bây giờ sướng hơn bố mẹ ngày xưa.

Trong khi đó, phát huy văn hóa rất đẹp của người Hà Nội, qua những mùa thi chúng ta lại thấy thêm những bài ca đẹp mà các công dân Thủ đô viết nên bằng sự chân thành, giản dị của chính mình. Trong kì thi tuyển sinh vào lớp 10 vừa qua, "cộng đồng mạng" lan truyền nhau câu chuyện đẹp tại khu phố Khương Hạ (Thanh Xuân, Hà Nội) từ nhà chùa, trường học, nhà dân đều trở thành điểm tránh nắng phục vụ sĩ tử, học sinh.

Phụ huynh đứng chờ sĩ tử được người dân mời vào nhà nghỉ ngơi tránh nắng trong kì thi tuyển sinh vào lớp 10 vừa qua
Phụ huynh được người dân mời vào nhà nghỉ ngơi tránh nắng trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 vừa qua

Đặc biệt còn có người phụ nữ mời các phụ huynh vào nhà nghỉ ngơi. Bà mang nước mát, hoa quả ra mời họ ăn uống trong lúc chờ con thi xong. Đáp lại tấm thịnh tình của chủ nhà, những người đưa con đi thi hôm đó rất cảm kích. Họ ngồi nói chuyện với nhau rất rôm rả và chắc chắn hành động đẹp này sẽ làm dịu đi oi nóng, vơi bớt đi những căng thẳng, mỏi mệt rất nhiều.

Thực tế cho thấy, càng trong những hoàn cảnh, điều kiện đặc biệt thì chúng ta càng phát lộ những nét văn hóa thuộc về căn cốt, bản chất của mình. Tại những điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2023, đa phần các bậc phụ huynh cho thấy ý thức cao trong việc đảm bảo văn hóa giao thông.

Họ đưa con đến trường khá điềm tĩnh, không chen lấn, ồn ào. Các phụ huynh, thí sinh đều đội mũ bảo hiểm cẩn thận, nhường nhịn nhau, tìm chỗ dừng xe hợp lý và dặn dò động viên con nhẹ nhàng. Nhiều người đưa con đến điểm thi xong rồi đi luôn.

Phụ huynh đứng chờ đón thí sinh
Phụ huynh đứng chờ đón thí sinh

Với những người đứng chờ sĩ tử thi xong thì họ cũng chú ý giữ gìn vệ sinh, đặc biệt là ít nói to, không làm ảnh hưởng đến tâm trạng sốt ruột của những người xung quanh. Đó là những điều đáng ghi nhận, cho thấy ý thức và văn hóa nơi công cộng của người Hà Nội vẫn được duy trì và được thể hiện đúng lúc, đúng nơi.

Tất cả những điều ấy sẽ góp phần để kì thi tốt nghiệp THPT thành công tốt đẹp, giảm đi những áp lực và lo lắng mà tất cả thí sinh và người nhà đang trải qua; Đồng thời cũng xác lập thêm những giá trị văn hóa qua từng năm tháng của người Hà Nội.

Đọc thêm

Gặp mặt 33 phụ nữ tiêu biểu tham gia tiếp quản Thủ đô Người Hà Nội

Gặp mặt 33 phụ nữ tiêu biểu tham gia tiếp quản Thủ đô

TTTĐ - Ngày 3/10, tại Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh - Phủ Chủ tịch, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình gặp mặt phụ nữ tiêu biểu tham gia kháng chiến và tiếp quản Thủ đô nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
70 năm Giải phóng Thủ đô qua góc nhìn tự hào của người trẻ Người Hà Nội

70 năm Giải phóng Thủ đô qua góc nhìn tự hào của người trẻ

TTTĐ - Hà Nội kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) bằng một chuỗi các sự kiện văn hóa được tổ chức tại nhiều địa điểm trên khắp thành phố.
Lan tỏa văn hóa đọc từ mỗi gia đình Hà Nội Người Hà Nội

Lan tỏa văn hóa đọc từ mỗi gia đình Hà Nội

TTTĐ - Cuộc thi “Gia đình đọc sách - Phát triển tủ sách gia đình kết nối yêu thương” năm 2024 trên địa bàn Thủ đô nhằm hình thành thói quen đọc sách và lan toả văn hoá đọc từ việc đọc sách và xây dựng tủ sách của mỗi gia đình, từ đó góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Huyền Sâm và những thông điệp gửi gắm tại "Hoa sữa về trong gió" Nhịp điệu cuộc sống

Huyền Sâm và những thông điệp gửi gắm tại "Hoa sữa về trong gió"

TTTĐ - Bộ phim truyền hình “Hoa sữa về trong gió” đang trở thành hiện tượng trong lòng người hâm mộ với nhiều cảnh quay tuyệt đẹp và thông điệp sâu sắc về giá trị gia đình. Với những hình ảnh biểu tượng của Hà Nội như Hồ Gươm, cột cờ Hà Nội và con đường hoa trên phố Phan Đình Phùng, bộ phim không chỉ gợi nhớ về một Hà Nội xưa đầy hoài niệm, mà còn nói về những giá trị truyền thống tốt đẹp về gia đình và văn hóa người Thủ đô đầy tinh tế.
Dịu dàng Thu trên phố Người Hà Nội

Dịu dàng Thu trên phố

TTTĐ - Tháng 10 vừa chạm ngõ, gõ cửa từng nhà. Gió thu mơn man dạo qua từng con phố, nẻo đường Hà Nội. Người Thủ đô bao đời nay vẫn yêu mùa Thu đến lạ, đón mùa về tựa như người bạn cũ hồi hương sau chuyến đi xa.
Phát động Tháng Áo dài Hà Nội năm 2024 Người Hà Nội

Phát động Tháng Áo dài Hà Nội năm 2024

TTTĐ - Ngày 1/10, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức phát động Tháng Áo dài Hà Nội năm 2024, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.
Văn hóa Thăng Long - Hà Nội hội tụ và lan tỏa Người Hà Nội

Văn hóa Thăng Long - Hà Nội hội tụ và lan tỏa

TTTĐ - Chiều 30/9, Hội Nhà báo TP Hà Nội tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi viết về “Văn hóa Thăng Long - Hà Nội hội tụ và lan tỏa”. Sự kiện nhằm chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025).
Ký ức Ngày Giải phóng Thủ đô sống mãi trong tâm trí mỗi người dân Người Hà Nội

Ký ức Ngày Giải phóng Thủ đô sống mãi trong tâm trí mỗi người dân

TTTĐ - Sáng 10/10/1954, Hà Nội ngợp trời rừng cờ, hoa, cổng chào, băng rôn và biểu ngữ. Hàng vạn người dân đổ ra đường, rạo rực trong ngày hội lớn, chào đón đoàn quân chiến thắng trở về sau 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.
Thúc đẩy tình yêu với sách, bồi đắp văn hóa đọc cho cộng đồng Người Hà Nội

Thúc đẩy tình yêu với sách, bồi đắp văn hóa đọc cho cộng đồng

TTTĐ - Đến với Hội Sách Hà Nội lần thứ IX năm 2024, các đơn vị xuất bản không chỉ mang đến nguồn bồi đắp tri thức, khai mở tâm hồn mà còn thúc đẩy tình yêu với sách, góp phần phát triển văn hóa đọc cho cộng đồng. Phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có cuộc trò chuyện với bà Khúc Thị Hoa Phượng - Giám đốc, Tổng Biên tập Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam để làm rõ hơn về vấn đề này.
Công nhận nghề truyền thống kim hoàn - đậu bạc Định Công Người Hà Nội

Công nhận nghề truyền thống kim hoàn - đậu bạc Định Công

TTTĐ - Ngày 29/9, tại Cụm di tích Đình, Đền, Miếu khu Thượng (phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội), “Nghề kim hoàn - đậu bạc Định Công" được công nhận nghề truyền thống Hà Nội.
Xem thêm