Phải thay đổi để OCOP là chương trình vì người dân
Đồng chí Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (bên phải) và đồng Nguyễn Minh Tiến, Cục trưởng, Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương chủ trì Hội nghị
Bài liên quan
Hà Nội kết nối giao thương sản phẩm OCOP và đặc sản các vùng miền
Chương trình mỗi xã một sản phẩm: Sức bật cho nông thôn mới Thủ đô
Mang hương sắc, sản vật địa phương về Thủ đô Hà Nội
Tìm hướng kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền
Đẩy mạnh liên kết chuỗi bền vững, nâng cao giá trị nông sản
Dự hội nghị có các đồng chí Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nguyễn Minh Tiến, Cục trưởng, Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương cùng đại diện các sở, ban, ngành liên quan.
61/63 tỉnh, thành phê duyệt triển khai Chương trình OCOP
Báo cáo kết quả đạt được của chương trình OCOP trong năm vừa qua, đồng chí Ngô Tất Thắng, Phó chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương cho biết: Sau hơn một năm triển khai, Chương trình OCOP đã đạt được những kết quả quan trọng ban đầu, tạo được sự lan tỏa mạnh mẽ trên phạm vi cả nước. Hiện có 61/63 UBND tỉnh đã phê duyệt, triển khai Đề án/ Kế hoạch thực hiện chương trình OCOP (còn tỉnh Tây Ninh và Kiên Giang chưa thực hiện).
Đồng chí Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát biểu tại Hội nghị |
Nhiều tỉnh, địa phương đã tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai sâu rộng trong hệ thống chính trị của tỉnh. Công tác thông tin, tuyên truyền về Chương trình OCOP được thực hiện với nhiều hình thức và chủ đề phong phú. Công tác triển khai Chương trình Ocop có 19 tỉnh/thành phố triển khai nghiêm túc từ cấp huyện như: Quảng Ninh, Bắc Kạn, Quảng Nam, Bến Tre.
Theo báo cáo thống kế của 61 tỉnh thành phố đã phê duyệt đề án, kế hoạch, tổng số sản phẩm dự kiến chuẩn hóa OCOP đến hết năm 2020 là 3.843 sản phẩm. 500 phương án, dự án sản xuất kinh doanh được đề xuất và được Nhà nước hỗ trợ triển khai. Các địa phương sau khi cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP đã nghiêm túc thực hiện việc cấp quyền sử dụng, quản lý nhãn hiệu OCOP, dán tem điện tử truy suất nguồn gốc sản phẩm OCOP.
Công tác đào tạo tập huấn được triển khai sâu rộng, cụ thể, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với Đại học Nông lâm Thái Nguyển tổ chức 27 chuyên đề đào tạo dành cho cán bộ quản lý, các tổ chức kinh tế theo Khung bộ tài liệu đào tạo về Chương trình OCOP tại Quyết định số 490/QĐ-TTg. Nhiều tỉnh, huyện tổ chức tập huấn chuyên sâu cho cán bộ cơ sở nhằm quán triệt và giúp hiểu sâu và đầy đủ hơn về Chương trình OCOP, góp phần sớm giải quyết khó khăn, vướng mắc ban đầu (Bắc Kạn, Bến Tre, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Hà Nội,...).
Đồng chí Nguyễn Minh Tiến, Cục trưởng, Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương phát biểu tại Hội nghị |
Nhìn chung chương trình OCOP mới được triển khai trong thời gian ngắn song đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Đặc biệt nhân thức xã hội của các cấp ủy, chính quyền và cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã về vị trí của chương trình OCOP có sự thay đổi tích cực.
Các sản phẩm OCOP được đánh giá xếp hạng đã có bước tiến về chất lượng, đa dạng về mẫu mã, bao bì, đảm bảo điều kiện, quy định về tem, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Các tổ chức kinh tế tham gia Chương trình OCOP từng bước được củng cố, phát triển, nhiều chủ doanh nghiệp, hợp tác xã có độ tuổi còn trẻ, tỷ lệ nữ đáng kể, có trình độ, hoạt động nhanh nhạy với cơ chế thị trường.
Xây dựng Chương trình OCOP để phục vụ người dân
Tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Minh Tiến, Cục trưởng, Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương đã trình bày về việc triển khai Bộ Tiêu chí OCOP và xây dựng Quy chế hoạt động của Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP quốc gia.
Bộ Tiêu chí OCOP được xây dựng dựa trên khung định hướng tiêu chí đã được phê duyệt tại Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 7/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ. Các sản phẩm được phân loại đánh giá theo 6 ngành hàng, bao gồm: Thực phẩm; Đồ uống; Thảo dược; Vải và may mặc; Lưu niệm - nội thất - trang trí; và Dịch vụ du lịch nông thôn và bán hàng.
Các ngành hàng được cụ thể hóa bằng 26 bộ tiêu chí, áp dụng cho 15 nhóm và 18 phân nhóm sản phẩm. Trong đó 14 nhóm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý, 6 nhóm của Bộ Công Thương, 5 nhóm của Bộ Y tế và 1 nhóm của Bộ Văn hóa, Thể thao Du lịch quản lý.
TS. Trần Văn Ơn, Trưởng bộ môn Thực vật (Đại học Dược Hà Nội) phát biểu tại Hội nghị |
Theo TS. Trần Văn Ơn, Trưởng bộ môn Thực vật (Đại học Dược Hà Nội) cho biết: Chương trình nhận được sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ và các bộ/ngành, đơn vị liên quan. Hầu hết các bộ/ngành đều ban hành văn bản liên hướng dẫn. Đối với các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, chỉ còn 2 tỉnh chưa phê duyệt, một số địa phương đã lập đoàn liên ngành hỗ trợ các chủ thể OCOP.
Đề ra một số giải pháp phát triển Chương trình OCOP trong giai đoạn tới, theo TS. Trần Văn Ơn, cần bổ sung sự tham gia của ngành Thuế và chống gian lận thương mại. Cùng với đó là đẩy nhanh tiến độ xây dựng và triển khai các dự án chỉ đạo điểm; Tổ chức tập huấn xây dựng dự án và hướng dẫn triển khai.
Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Chí, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối nông thôn mới Hà Nội cho biết: Mặc dù Hà Nội có đến hơn 1.300 làng có nghề. Tuy nhiên Hà Nội triển khai Chương trình OCOP chậm hơn một số tỉnh. Mục tiêu Hà Nội hướng đến 2020, có ít nhất 1.000 sản phẩm được đánh giá. Quá trình học tập kinh nghiệm và triển khai, Hà Nội nhanh chóng đưa phần mềm vào phục vụ công tác đánh giá, vai trò các nhà tư vấn là đặc biệt quan trọng trong quá trình này song song với công tác tuyên truyền...
Đồng chí Ngô Tất Thắng, Phó chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương báo cáo kết quả đạt được của chương trình OCOP trong năm vừa qua |
Kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Trần Thanh Nam ghi nhận những ý kiến tham luận tại hội nghị, cùng với hội nghị phía Nam sẽ tổng hợp và nghiên cứu cho những giải pháp phù hợp cho giai đoạn tiếp theo. Theo Thứ trưởng, QĐ 1048/QĐ-TTg có hiệu lực từ 1/1/2020, nên hội nghị vừa là tổng kết vừa là triển khai quyết định trên, đòi hỏi các địa phương phải thay đổi theo. Còn nhiều hạn chế, song cần tổng hợp và bổ sung cho phù hợp với điều kiện hiện tại.
Với 3.843 sản phẩm, các địa phương tiếp tục đánh giá và hoàn thiện, song không nhất thiết phải chạy theo số lượng vì vấn đề “chỉ tiêu”. Các sản phẩm đã có sẵn, cần xem xét kỹ nguồn gốc, tính chất cộng đồng trong sản phẩm tránh gây hệ lụy xấu cho cả chương trình.
Bên cạnh đó, Thứ trưởng yêu cầu hệ thống các cấp cần hoàn thiện sớm khung các nội dung hoạt động, ngân sách phục vụ cho 2020. Cần thiết phải chi tiết hóa hướng dẫn đánh giá các tiêu chí cụ thể trong bộ tiêu chí OCOP. Các đơn vị phải xây dựng được đội ngũ tư vấn để đảm bảo chính xác của mục tiêu chương trình. Ngoài ra, vai trò cấp xã cũng cần phải chú trọng và bổ sung, để xã phải là đơn vị đề xuất các sản phẩm OCOP. Đặc biệt, phải thay đổi để OCOP là vì người dân, phục vụ người dân.