Tag
Chất vấn kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV

"Nóng" vấn đề ô nhiễm sông hồ, xử lý xả thải

Môi trường 04/06/2024 13:01
aa
TTTĐ - Sáng 4/6, chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), nhiều đại biểu truy trách nhiệm của Bộ TN&MT về tình trạng ô nhiễm nguồn nước đang càng ngày càng nghiêm trọng; tình trạng đô thị xả thải, nông thôn gánh chịu ô nhiễm...
Người dân bức xúc doanh nghiệp khai thác đất gây ô nhiễm môi trường Doanh nghiệp xả thải "bức tử" suối Nước Trong Thiết lập đề án xử lý ô nhiễm môi trường về bụi mịn

Nhiều dòng sông trở thành “sông chết”

Nêu câu hỏi chất vấn, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) phản ánh thực trạng nhiều dòng sông đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, trở thành các “dòng sông chết” và đề nghị Bộ trưởng Bộ TN&MT cho biết giải pháp và kế hoạch của Bộ trong việc hồi sinh các “dòng sông chết”, trong đó có hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga

Trả lời, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh thừa nhận, hiện nay có nhiều “dòng sông chết”, trong đó có nhiều con sông ô nhiễm nặng nề, như Bắc Hưng Hải.

Trước thực trạng này, những năm qua, Bộ TN&MT và các địa phương cũng đã nỗ lực đưa ra giải pháp nhưng chưa giải quyết được bao nhiêu.

Theo Bộ trưởng, hiện nay, nhiều cụm công nghiệp, làng nghề vẫn xả thải ra các dòng sông, nhưng chưa giải quyết được, vì chưa có nguồn lực.

Để giải quyết thực trạng này, ông Khánh cho rằng, các địa phương cần phải chung tay giải quyết; phải "tạo ra" dòng chảy cho các dòng sông.

“Nước sông Hồng không chảy vào được kênh Bắc Hưng Hải nên không thể tạo ra dòng chảy, không điều hòa được nguồn nước”, ông Khánh nêu.

Bộ trưởng Bộ TN&MT cho biết, tới đây sẽ kiến nghị thành lập Ủy ban điều hành các dòng sông để tạo dòng chảy, khắc phục tình trạng ô nhiễm.

Bộ trưởng TN&MT Đặng Quốc Khánh trả lời chất vấn

Ô nhiễm càng ngày càng tăng, trách nhiệm của Bộ thế nào?

Nghe câu trả lời của Tư lệnh ngành Tài nguyên và môi trường về việc hồi sinh các "dòng sông chết", đại biểu Nguyễn Hữu Toàn (đoàn Lai Châu) giơ biển xin tranh luận về trách nhiệm quản lý khi tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng tăng.

“Bộ trưởng nói việc này cần thời gian và nguồn lực nhưng cần bao nhiêu năm nữa? Nguồn lực xử lý tổng thể ô nhiễm thế nào, vì vấn đề này ảnh hưởng đến hàng chục triệu dân”, đại biểu Toàn đặt vấn đề.

Trả lời đại biểu, Bộ trưởng TN&MT Đặng Quốc Khánh cho biết, vừa qua đơn vị và Bộ Công an đã phối hợp, thanh tra, kiểm tra và xử phạt nhiều vi phạm nhưng các dòng sông vẫn ô nhiễm nặng nề do nước thải sinh hoạt và nước thải từ cụm công ghiệp, làng nghề.

Bộ TN&MT cũng đã cùng các địa phương tăng cường quan trắc, giám sát, kiểm tra đột xuất để xử lý nghiêm vi phạm.

Về tình trạng “càng ngày càng ô nhiễm”, Bộ trưởng giải thích do phát triển kinh tế - xã hội nên nhu cầu về nước sẽ ngày càng tăng.

Theo ông, những dòng sông như sông Nhuệ, sông Đáy cũng đang bị tác động bởi tiến trình đô thị hóa, nước thải sinh hoạt nhiều hơn. Giải pháp ông đưa ra là cần tạo được dòng chảy, khơi thông hệ thống.

“Việc này cần giải pháp vừa tổng thể vừa căn cơ, bên cạnh đó, cần nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng trong bảo vệ các dòng sông”, ông Khánh nói.

Đại biểu Quốc hội dự phiên chất vấn

Quan trắc thường xuyên và liên tục

Cũng liên quan tới nội dung này, đại biểu Mai Thị Phương Hoa (đoàn Nam Định) chia sẻ vấn đề ô nhiễm sông Nhuệ - Đáy đã kéo dài nhiều năm, cử tri các tỉnh như Nam Định chịu tác động nặng nề của ô nhiễm nước. Bà Hoa đề nghị Bộ trưởng đánh giá về tình trạng địa phương xả thải nhiều nhưng xử lý nước thải ít; tình trạng đô thị thì xả thải, nông thôn thì gánh chịu ô nhiệm.

Trả lời câu hỏi của đại biểu, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh thừa nhận vấn đề ô nhiễm sông Nhuệ - Đáy chưa được cải thiện.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tăng cường hệ thống quan trắc và phân tích môi trường trên lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy. Hiện nay có 5 điểm quan trắc tự động, 42 điểm quan trắc môi trường nước mặt. Ngoài ra, địa điểm xả thải có lưu vực lớn và có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường được thiết lập quan trắc thường xuyên và liên tục, kết nối dữ liệu online.

Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đánh giá sức chịu tải của các dòng sông, với quan điểm sẽ trao đổi với các địa phương có giải pháp xử lý phù hợp.

Về thu gom, xử lý chất thải, Bộ trưởng khẳng định cần có sự vào cuộc của tất cả các địa phương, có sự chung sức, đồng lòng cùng xử lý nguồn thải, tạo dòng chảy. Bộ trưởng Bộ TN&MT đề nghị các địa phương tuyên truyền vận động Nhân dân, cộng đồng, doanh nghiệp chúng tay bảo vệ. Trong thời gian tới, đầu tư công cũng cần quan tâm tới nhiệm vụ thu gom, xử lý nước thải này.

Về yêu cầu hiện đại hóa, áp dụng công nghệ số vào quản lý tài nguyên nước (câu hỏi của đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân - Đoàn Bình Dương), Bộ trưởng Khánh cho biết chắc chắn phải áp dụng công nghệ thông tin vào công tác quan trắc ô nhiễm, kể cả công nghệ trí tuệ nhân tạo.

Bộ TN&MT đề nghị các địa phương tiếp tục quan trắc theo thẩm quyền, Bộ sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong công tác giám sát quan trắc các hồ thủy lợi.

Đọc thêm

Ngày 4/10: Bắc Bộ trời lạnh về đêm và sáng sớm Môi trường

Ngày 4/10: Bắc Bộ trời lạnh về đêm và sáng sớm

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 4/10, khu vực Bình Thuận, Nam Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào, dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, cục bộ có nơi trên 70mm, thời gian mưa tập trung vào chiều tối và tối; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Hà Nội "cứu" được hơn 4.100 cây xanh gãy, đổ sau bão số 3 Môi trường

Hà Nội "cứu" được hơn 4.100 cây xanh gãy, đổ sau bão số 3

TTTĐ - Qua thống kê, cây xanh do TP quản lý có 11.756 cây gãy đổ, cây dựng lại được ngay tại chỗ là 3.513 cây và cây mang về vườn ươm để cứu là 608 cây. Như vậy, tổng số cây trồng tại chỗ và đưa về vườn ươm để cứu là 4.103 cây.
Bắc Bộ sáng sớm và đêm trời lạnh, ngày nắng hanh Môi trường

Bắc Bộ sáng sớm và đêm trời lạnh, ngày nắng hanh

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 5 đang di chuyển chậm theo hướng Bắc Đông Bắc với tốc độ khoảng 5km/h. Theo dự báo hiện tại, bão không có khả năng ảnh hưởng đến vùng biển ven bờ và đất liền Việt Nam.
Các chiến lược của quốc gia và của doanh nghiệp, nhà đầu tư phải cùng hướng mới tạo ra xung lực phát triển Môi trường

Các chiến lược của quốc gia và của doanh nghiệp, nhà đầu tư phải cùng hướng mới tạo ra xung lực phát triển

TTTĐ - Sáng 2/10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26 (Ban Chỉ đạo COP26) chủ trì Phiên họp lần thứ 5 của Ban Chỉ đạo.
Ứng phó với biến đổi khí hậu cần hành động nhanh hơn Môi trường

Ứng phó với biến đổi khí hậu cần hành động nhanh hơn

TTTĐ - Sáng 2/10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26 (Ban Chỉ đạo COP26) chủ trì Phiên họp lần thứ 5 của Ban Chỉ đạo.
Cuộc sống mới tại Trung Châu Xã hội

Cuộc sống mới tại Trung Châu

Những ngày này, xã Trung Châu (Đan Phượng, Hà Nội) đang tất bật như một công trường trên hành trình tái thiết bởi ảnh hưởng khủng khiếp của cơn bão số 3 vừa qua.
Hà Nội sáng sớm và đêm trời lạnh, trưa chiều trời nắng Môi trường

Hà Nội sáng sớm và đêm trời lạnh, trưa chiều trời nắng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, bão số 5 đang di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ khoảng 5km/h; không có khả năng ảnh hưởng đến vùng ven biển và đất liền nước ta.
Lũ ống bất ngờ tại miền núi Nghệ An, nhiều khu vực cô lập Môi trường

Lũ ống bất ngờ tại miền núi Nghệ An, nhiều khu vực cô lập

TTTĐ - Lũ ống xuất hiện bất ngờ trong đêm tại huyện Tương Dương, Nghệ An, khiến hai trường học ngập sâu, nhiều khu vực bị chia cắt, hơn 80 hộ dân phải sơ tán khẩn cấp
Không khí lạnh ảnh hưởng tới Hà Nội gây mưa rào và dông Xã hội

Không khí lạnh ảnh hưởng tới Hà Nội gây mưa rào và dông

TTTĐ - Đài Khí tượng thủy văn khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ cho biết, sáng sớm nay, không khí lạnh đã ảnh hưởng tới thành phố Hà Nội gây mưa rào và dông, nhiệt độ giảm.
Hà Nội: Bảo đảm an toàn hệ thống đê điều, công trình thủy lợi Môi trường

Hà Nội: Bảo đảm an toàn hệ thống đê điều, công trình thủy lợi

TTTĐ - Cần bảo đảm an toàn hệ thống đê điều, công trình thủy lợi, hệ thống các cầu trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm đáp ứng yêu cầu phòng, chống thiên tai.
Xem thêm