Tag

Những người phụ nữ “tinh hoa” của Thủ đô

Người Hà Nội 17/10/2024 14:24
aa
TTTĐ - Bằng sự nỗ lực, tinh thần cống hiến, dám nghĩ dám làm, phụ nữ Thủ đô trên các lĩnh vực đã có những sáng kiến, sáng tạo, vươn lên trong lao động sản xuất, tạo ra nhiều việc làm, đóng góp tích cực cho xã hội, trở thành những tấm gương điển hình tiên tiến.
Người phụ nữ ngồi xe lăn và trái tim ấm áp Thực hiện bình đẳng giới đối với phụ nữ và trẻ em Giao lưu 6 gương điển hình tiên tiến, phụ nữ Thủ đô tiêu biểu

Vượt qua định kiến giới để khởi nghiệp thành công

Là 1 trong số 10 phụ nữ Thủ đô tiêu biểu năm 2024, chị Phạm Thị Thanh Huyền (xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì) là gương phụ nữ đại diện cho nữ nông dân dám nghĩ, dám làm, dám sáng tạo khởi nghiệp, xây dựng Nông thôn mới, đô thị văn minh.

Những người phụ nữ “tinh hoa” của Thủ đô
Chị Phạm Thị Thanh Huyền (áo dài xanh), Hội viên nông dân xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, Hà Nội

Từ 20 năm trước, chị đã bắt đầu gây dựng cơ nghiệp bằng việc đầu tư máy móc thu gom và chế biến sữa. Đến năm 2019, chị tiếp tục đầu tư máy móc với số tiền lên đến 4 tỷ đồng. Đến nay, cơ sở của chị đã giúp cho hàng chục lao động ở địa bàn miền núi có nhiều khó khăn như xã Tản Linh, huyện Ba Vì có việc làm và thu nhập ổn định.

Chia sẻ về quyết định từng được cho là táo bạo này, chị Phạm Thị Thanh Huyền cho biết, chị vốn là một công nhân của Trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì. Nhìn thấy những lợi thế sẵn có của địa phương, với một khát khao thay đổi cuộc sống, năm 2002, chị quyết định xin nghỉ ở nhà chăn nuôi bò sữa. Ban đầu chị bán cho trạm thu gom. Năm 2004, chị mạnh dạn quyết định đăng ký hộ kinh doanh sản xuất sữa và mở cửa hàng bán cho khách du lịch ở khu vực Ba Vì.

“Thời gian đầu, mọi công đoạn đều làm thủ công nên năng suất lao động chưa cao, sản lượng chưa được như mong muốn. Sau khi suy nghĩ kỹ, tôi quyết định bán đất do ông bà để lại để đầu tư vào máy móc chế biến sữa. Tôi biết đó là một quyết định rất rủi ro nhưng nếu mình không “dám” thì có thể sẽ bỏ lỡ một cơ hội rất lớn để đổi đời”, chị Huyền chia sẻ.

Cùng với đó, hành trình khởi nghiệp của chị còn gặp rất nhiều rào cản như thiếu vốn, không có kinh nghiệm quản lý. Không nản lòng, chị kiên trì học hỏi, tìm tòi kiến thức cải thiện quy trình sản xuất sữa đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tình hình kinh doanh đang có tiến triển tích cực thì đến năm 2008 liên tiếp các sự việc không may xảy ra ảnh hưởng lớn tới ngành sữa và xưởng sản xuất của gia đình chị. Năm đó, thông tin sữa nhiễm melamine đã làm mất đi niềm tin của người tiêu dùng đối với chất lượng và độ an toàn của tất cả các sản phẩm sữa. Cùng thời điểm đó, trận lụt lịch sử mà Hà Nội và các tỉnh phía Bắc đã phải hứng chịu cũng ảnh hưởng không nhỏ tới ngành du lịch địa phương.

“Lúc đó, sữa chúng tôi thu mua của nông hộ phải cô đặc và để vào kho lạnh, thậm chí là đổ bỏ. Sóng gió rồi cũng qua, hộ kinh doanh của tôi đã sớm phục hồi và đi vào quỹ đạo ổn định. Đến tháng 10/2019, thực hiện theo chủ trương của UBND thành phố Hà Nội về khuyến khích các hộ kinh doanh chuyển đổi từ Cơ sở sản xuất kinh doanh thành lập doanh nghiệp và doanh nghiệp của chúng tôi mang tên Công ty cổ phần sữa Chị Vàng Ba Vì được thành lập”, chị Huyền kể.

Hiện nay, Công ty nhận thu gom sữa trực tiếp của hàng trăm hộ dân trong khu vực và tạo việc làm cho 40 lao động trên địa bàn có thu nhập ổn định, chủ yếu là lao động nữ. Công ty đã có 20 sản phẩm sữa đạt OCOP 3 - 4 sao.

Đúc kết hành trình khởi nghiệp, chị Huyền cho biết: “Để trở thành một chủ doanh nghiệp như bây giờ, thách thức lớn nhất đối với tôi là sự thiếu hụt về kiến thức, những định kiến về bất bình đẳng giới. Thế nhưng, sự hỗ trợ nhiệt tình từ gia đình cùng với sự học hỏi vươn lên, cuộc đời tôi đã thay đổi. Tôi cũng góp phần cải thiện kinh tế của các hộ chăn nuôi và công nhân của tôi trên địa bàn huyện Ba Vì, góp phần nhỏ trong công cuộc xây dựng Thủ đô. Một điều đặc biệt tôi đã mua lại được chính mảnh đất của ông cha mà mình đã phải bán đi năm đó để làm vốn sản xuất”.

Kiên trì giữ lửa nghề truyền thống đúc đồng

Gia đình bà Bùi Thị Minh, Giám đốc Công ty TNHH Đúc đồng truyền thống Ngũ Xã, Hội viên Chi hội phụ nữ số 3, Hội Liên hiệp Phụ nữ phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội có 4 người đều được công nhận là nghệ nhân.

Những người phụ nữ “tinh hoa” của Thủ đô
Bà Bùi Thị Minh, Giám đốc Công ty TNHH Đúc đồng truyền thống Ngũ Xã (ngoài cùng bên trái) chia sẻ về hành trình giữ lửa nghề truyền thống

Trải qua 400 năm trong nghề, dòng họ và gia đình bà Bùi Thị Minh đã để lại rất nhiều tác phẩm đúc đồng tinh xảo trên khắp đất nước như: Tượng Huyền Thiên Trấn Vũ - đặt tại Đền Quán Thánh; Tượng Phật A Di Đà nặng 14 tấn tọa lạc tại Chùa Thần Quang - Ngũ Xã; Tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt tại hội trường Ba Đình lịch sử, Văn phòng Chủ tịch nước, Nhà sàn Bác Hồ, Đài tưởng niệm Định Hóa - Thái Nguyên; Tượng bà Võ Thị Sáu đặt tại Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam...

Chia sẻ về cách mà các thành viên gìn giữ và nối nghiệp nghề của cha ông, bà Bùi Thị Minh cho biết: “Năm nay tôi 75 tuổi, là con cháu của các cụ làm nghề truyền thống đúc đồng làng Ngũ Xã. Con cháu của nghề đúc đồng Ngũ Xã luôn cảm thấy nghề rất đáng trân trọng. Nghề đúc đồng Ngũ Xã không chỉ làm ra sản phẩm mà là tác phẩm nghệ thuật. Mặc dù nghề có rất nhiều khó khăn nhưng chúng tôi luôn quyết tâm giữ nghề và truyền cảm hứng cho các thế hệ con cháu. Các con cháu cũng rất yêu nghề. Gia đình tôi có 4 người yêu nghề và đều được công nhận là nghệ nhân”.

Những năm qua, bà Bùi Thị Minh cùng gia đình đã cố gắng vượt qua những khó khăn khi phải cạnh tranh với sản phẩm công nghiệp để tiếp tục duy trì nghề truyền thống. Hiện nay, xưởng của gia đình bà có hơn 20 nhân công. Mỗi sản phẩm mất nhiều tháng thực hiện.

Nghệ nhân Bùi Thị Minh luôn sẵn sàng dạy nghề miễn phí cho bất kì ai muốn học nghề với hy vọng nghề tinh hoa của đất Thăng Long sẽ còn mãi.

“Nay tôi tuổi cao rồi rất trăn trở làm sao giữ được nghề. Để các nghề truyền thống lưu truyền khó khăn rất nhiều, cần nhờ chính sách, cơ chế của Nhà nước, các cấp ngành, cùng chúng tôi giữ gìn phát triển nghề truyền thống của Hà Nội nói chung và nghề đúc đồng Ngũ Xã nói riêng. Trước mắt là giúp chúng tôi mở các lớp dạy nghề, giữ gìn và lưu truyền nghề đáng trân trọng của Thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến”, bà Minh đau đáu.

Ghi nhận những đóng góp cho nghề đúc đồng truyền thống, bà Bùi Thị Minh được UBND thành phố Hà Nội phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân Hà Nội” năm 2019. Năm 2020, bà Minh được nhận giải Nhì trong Cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội do UBND thành phố Hà Nội tổ chức. Năm 2021, bà Minh có 2 sản phẩm được UBND thành phố Hà Nội đánh giá, phân hạng và quyết định công nhận sản phẩm OCOP 4 sao.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao Người Hà Nội

"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao

TTTĐ - Sự kiện “Nguyệt Vũ” của dự án giáo dục Libreria Project đã được tổ chức thành công tại trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái góp phần lan tỏa tinh thần "Hà Nội vì cả nước" của học sinh Thủ đô. Nhận được sự ủng hộ, quan tâm từ học sinh, giáo viên nhà trường và cộng đồng học sinh Hà Nội, hoạt động được tổ chức theo mô hình chuyến thiện nguyện quyên góp sách tân trang thư viện trường học, kết hợp giảng dạy kỹ năng sống cơ bản cho các em nhỏ trong lứa tuổi dậy thì.
Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Với vai trò là trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hoá của Thủ đô, từ nhiều năm qua, quận Hoàn Kiếm đã tích cực bảo tồn, tôn tạo các giá trị lịch sử văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa. Những kết quả đạt được tại rộng khắp các lĩnh vực cho thấy hướng đi đúng và nỗ lực của chính quyền và người dân nơi đây trong việc giữ gìn, phát huy vốn quý của cha ông để lại đồng thời tận dụng những lợi thế của mình để biến văn hóa thành nguồn lực kinh tế dồi dào.
Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc Người Hà Nội

Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc

TTTĐ - Lễ hội truyền thống làng đôi dân Văn Giang - Nam Dương (huyện Ứng Hòa và Mỹ Đức, Hà Nội) không chỉ mang ý nghĩa tín ngưỡng sâu sắc, mà còn là dịp để cộng đồng tưởng nhớ tổ tiên, tri ân tiền nhân khai khẩn, dựng làng, lập ấp; đồng thời, bồi đắp lòng tự hào dân tộc, tình đoàn kết xóm làng và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc…
Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Công nghiệp văn hóa là ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, đồng thời là phương thức quan trọng để gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong dòng chảy hiện đại. Từ tầm nhìn chiến lược tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021 đến những bước đi cụ thể trong Luật Thủ đô 2024, Hà Nội đang khẳng định vai trò đầu tàu trong kiến tạo TP sáng tạo, từng bước hình thành các trung tâm công nghiệp văn hóa hiện đại, biến văn hóa thành động lực phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội Người Hà Nội

Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội

TTTĐ - Chương trình tọa đàm, gặp mặt nhân chứng lịch sử “Hà Nội - Ý chí và niềm tin quyết thắng” được tổ chức nhằm ôn lại truyền thống cách mạng của Thủ đô, tinh thần bảo vệ Tổ quốc của người Hà Nội qua hai cuộc kháng chiến và vinh danh những con người đã góp phần làm nên chiến thắng lịch sử của dân tộc.
Mùa loa kèn gọi nắng hè về Người Hà Nội

Mùa loa kèn gọi nắng hè về

TTTĐ - Bên chiếc xe hoa ven đường, chọn mua một bó hoa loa kèn, thấy cái nắng non bắt đầu xuyên qua làn mây mỏng manh, thấy cái gió phao phảo của mùa hè đang ùa đến...
Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào" Người Hà Nội

Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào"

TTTĐ - Dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương là để chúng ta cùng hướng về cội nguồn, tri ân các bậc tiền nhân tiên tổ, các anh hùng liệt sĩ vì nước quên mình, những người có công với Tổ quốc. Để rồi mỗi người đều nhìn lại bản thân, xem mình đã làm được gì để tình đồng bào ngày càng bền chặt, nghĩa dân tộc ngày càng lớn mạnh?
Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề Người Hà Nội

Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề

TTTĐ - "Đại sứ nón" làng Chuông (Thanh Oai, Hà Nội), nghệ nhân Tạ Thu Hương bày tỏ niềm vui mừng khi HĐND TP Hà Nội ban hành dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa (thực hiện khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô) và dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô). Theo chị, đây là cơ sở pháp lý, là hoạt động vô cùng ý nghĩa, giúp cho các làng nghề cùng nghệ nhân tỏa sáng cùng với nghề, phát huy nét đẹp truyền thống của Hà Nội và vươn xa hơn trong công cuộc phát triển công nghiệp văn hóa.
Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống Người Hà Nội

Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống

TTTĐ - Việc bảo tồn nề nếp, gia phong trong gia đình tại huyện Đông Anh (Hà Nội) được thực hiện trên nền tảng của văn hóa Việt Nam. Đó là lấy những giá trị chuẩn mực như lễ giáo, hiếu học, trọng tình nghĩa, sống nhân ái, tinh thần tự tôn, tự lực... làm cái gốc để hình thành và phát triển gia đình hiện đại.
Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa Người Hà Nội

Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

TTTĐ - Trong bối cảnh Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng hiện đại, dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa của Thủ đô đã đưa ra nhiều nội dung quan trọng. Đáng chú ý là hai vấn đề cốt lõi: phát triển kinh tế gắn với bảo tồn văn hóa và cơ chế tài chính minh bạch, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, hài hòa giữa thương mại và bản sắc văn hóa.
Xem thêm