Tag
Quận Ba Đình (Hà Nội)

Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa

Người Hà Nội 16/04/2025 11:00
aa
TTTĐ - Tại quận Ba Đình (Hà Nội), di sản văn hóa được bảo tồn giúp Nhân dân hiểu đúng về quá khứ, tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa của nơi mình đang sinh sống, ứng xử phù hợp với sự phát triển của quốc gia, dân tộc. Điều này khẳng định sự nỗ lực, quyết tâm triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả trong suốt những năm qua của quận Ba Đình nhằm hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm thuộc Chương trình 06 của Thành ủy Hà Nội.
Phát huy nguồn lực di sản, thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa Du lịch Hà Nội - Điểm đến di sản thế giới Khơi sáng những trầm tích văn hóa, phát huy nét đẹp của di sản

Bảo tồn, phát huy giá trị di tích

Ba Đình có lợi thế di sản văn hóa dồi dào, phong phú với 74 di tích lịch sử văn hoá và cách mạng kháng chiến, nổi tiếng như: Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long, khu di tích đặc biệt Phủ Chủ tịch, Cột cờ Hà Nội, chùa Một Cột… hai di tích quốc gia đặc biệt đền Voi Phục, đền Quán Thánh nằm trong hệ thống di tích “Thăng Long Tứ trấn”; gắn với việc ra đời của kinh đô Thăng Long thời nhà Lý.

Quận ủy Ba Đình xác định quan điểm chỉ đạo xuyên suốt là bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững; bảo đảm mối quan hệ hài hòa giữa phát triển văn hóa và kinh tế, giữa bảo tồn, phát huy di sản với phát triển kinh tế - xã hội.

Quận Đống Đa gìn giữ, phát huy các giá trị của di sản văn hóa
Quận Ba Đình tích cực gìn giữ, phát huy các giá trị của di sản văn hóa

Quận ủy, UBND quận Ba Đình đã xây dựng và triển khai các chương trình, đề án, kế hoạch để tổ chức thực hiện. Trong đó nổi bật là xây dựng và triển khai 5 đề án về bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử, di sản văn hóa, phát triển du lịch trên địa bàn quận đồng thời ưu tiên nguồn lực để tổ chức thực hiện.

Hiện nay tiếp tục định hướng, xây dựng 2 đề án bảo tồn các không gian văn hóa lịch sử đặc trưng của quận: Đề án phát huy giá trị văn hóa lịch sử nghệ thuật tại Đình Tây Luông, công viên Núi Cung gắn với lịch sử về anh hùng dân tộc Việt quốc công Thái uý Lý Thường Kiệt.

Quận đã thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về di tích, chỉ đạo kiện toàn các ban quản lý di tích, tiểu ban quản lý di tích, xây dựng quy chế quản lý và hoạt động, rà soát kiểm kê cổ vật, hiện vật.

Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa

Quận Ba Đình đã cơ bản hoàn thành dự án số hoá đồng bộ, toàn diện các di tích lịch sử văn hóa với 5 nội dung gồm số hóa hồ sơ di tích, kiến trúc cảnh quan, hiện vật, cổ vật, văn bia Hán Nôm và đặc biệt là số hoá các di sản văn hoá phi vật thể phục vụ công tác quản lý. Quận cũng đã đầu tư, tu bổ, tôn tạo 31/31 di tích với tổng đầu tư là 700 tỷ đồng.

Ban Thường vụ Quận ủy đã chỉ đạo UBND quận thực hiện việc khôi phục 7 lễ hội truyền thống tại các di tích thuộc quận quản lý, đồng thời đề xuất danh nghĩa tổ chức là Quận ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ quận để nâng tầm giá trị của lễ hội, qua đó giáo dục về lịch sử truyền thống, gắn kết và nâng cao đời sống tinh thần của Nhân dân.

Các lễ hội được tổ chức trang trọng, thực hiện đầy đủ nghi lễ truyền thống, đảm bảo tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống tại Quyết định 2068 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch. Tiêu biểu như lễ hội Tế khai sắc - rước khai xuân tại đền Voi Phục, lễ hội tại Đền Quán Thánh, lễ hội 980 năm Thập Tam Trại, kỷ niệm 1005 năm Ngày sinh Thái ủy Lý Thường Kiệt, lễ hội kỷ niệm ngày sinh của Thượng đẳng Phúc Thần, Huyền Thiên Hắc Đế tại đền Núi Sưa…

Qua các lễ hội đã giới thiệu, quảng bá lịch sử, truyền thống, nét đẹp văn hóa của vùng đất Ba Đình, thu hút đông đảo Nhân dân tham gia, thúc đẩy phát triển du lịch của quận.

Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa

Nhân dịp xuân Ất Tỵ 2025, Ban Quản lý (BQL) di tích quốc gia đặc biệt đền Quán Thánh đã xây dựng trang fanpage “Đền Quán Thánh” với định vị thương hiệu “Tứ trấn linh thiêng - Vẻ đẹp trường tồn”; ra mắt bộ nhận diện của đền.

BQL di tích cũng đã có nhiều hoạt động phát huy giá trị di tích, điểm du lịch như: Trưng bày 25 bức tranh chữ thư pháp ca ngợi công ơn Đức Thánh Huyền Thiên Trấn Vũ; bài trí không gian trưng bày không gian Tết xưa; không gian sỹ tử lều chõng đi thi; không gian thư pháp tái hiện nét đẹp xin chữ đầu năm; không gian trưng bày và trải nghiệm cùng cổ phục như áo Nhật bình, Tứ thân, Ngũ thân…

Đặc biệt, BQL di tích đã cho ra mắt sản phẩm quà tặng văn hóa có tên gọi “Trấn Vũ Quán Khánh”, sản phẩm được lấy ý tưởng từ chiếc khánh cổ được đúc vào năm 1677 dưới thời Lê Trung Hưng.

Sản phẩm Trấn Vũ Quán Khánh nói riêng và các hoạt động phát huy giá trị di tích tại đền Quán Thánh nói chung đã nhận được sự ủng hộ, đánh giá cao của Nhân dân và du khách trong, ngoài nước.

Nâng cấp các thiết chế văn hóa

Trong những năm qua, Ban Thường vụ Quận ủy đã chỉ đạo UBND quận Ba Đình đầu tư vận hành hiệu quả các thiết chế văn hóa, thể thao. Hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao không ngừng được đầu tư xây dựng, bổ sung trang thiết bị chuyên dụng và phát huy hiệu quả hoạt động, góp phần quan trọng vào việc tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với Nhân dân.

Bãi hoa Phúc Xá mang đến hình ảnh Hà Nội đẹp nên thơ bên dòng sông Hồng
Bến hoa Phúc Xá mang đến hình ảnh Hà Nội đẹp nên thơ bên dòng sông Hồng

Hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao đã tác động tích cực, đáp ứng nhu cầu sáng tạo, học tập, trao đổi, hưởng thụ, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của các tầng lớp Nhân dân, đồng thời gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa; tạo nền tảng vững chắc giữ gìn an ninh trật tự, ổn định xã hội, để phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa ngay từ cơ sở.

Quận tiếp tục chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá. Nhân rộng các mô hình Gia đình văn hóa, tổ dân phố văn hoá, cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa, như: Mô hình “Tổ dân phố văn hóa 5 không”, "Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch".l, tạo môi trường văn hóa trong cộng đồng dân cư, trong cơ quan, đơn vị. Huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong xây dựng nếp sống văn minh đô thị, xây dựng người Ba Đình, Hà Nội thanh lịch - văn minh.

Phở cuốn Ngũ Xã - món ăn nổi tiếng
Phở cuốn Ngũ Xã - món ăn nổi tiếng

UBND quận tập trung đầu tư phát triển hạ tầng đô thị, vườn hoa cây xanh, tạo cảnh quan môi trường, cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch. Kết hợp phát triển du lịch với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử của quận. Tập trung phát triển khu phố ẩm thực đêm kết hợp đi bộ Đảo Ngọc Ngũ Xã, xây dựng 6 “bảo tàng về ẩm thực” thời bao cấp, hoàn thiện các sản phẩm du lịch như: Tuyến tàu điện số 6, ẩm thực phở sáng tạo.

Quận khai trương và đưa tuyến phố Phạm Huy Thông, tuyến phố kinh doanh dịch vụ của quận vào hoạt động gắn với lịch sử của Giảng Võ trường, là trường võ bị Quốc gia đầu tiên của kinh thành Thăng Long xưa.

Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa

Quận cũng đã tổ chức thành công dự án “Bến hoa Phúc Xá” bằng nguồn xã hội hóa để cải thiện môi trường sống, khai thác giá trị của bãi nổi ven sông Hồng và cây cầu Long Biên lịch sử trong hoạt động hưởng ứng tuần lễ thiết kế sáng tạo của thành phố năm 2024 với hàng vạn lượt du khách tham quan, trải nghiệm tạo hiệu ứng lan tỏa mạnh trong những tháng cuối năm 2024.

Năm 2024, quận Ba Đình đã hoàn thành công nhận 3 điểm du lịch đầu tiên gồm: Di tích quốc gia đặc biệt đền Quán Thánh, đền Voi Phục và Đảo Ngọc - Trúc Bạch. Hoàn thành công nhận 2 nghề truyền thống là đúc đồng Ngũ Xã và bánh cốm Hàng Than.

Có thể nói, việc gắn kết, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa trên địa bàn quận; nâng cao hiệu quả quản lý và tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao tiêu biểu, các chương trình biểu diễn nghệ thuật đã và đang tiếp tục có những đóng góp đáng ghi nhận cho việc giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống và thiết thực phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của quận Ba Đình.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Bàn giao nhà nghĩa tình mừng 50 năm giải phóng miền Nam Người Hà Nội

Bàn giao nhà nghĩa tình mừng 50 năm giải phóng miền Nam

TTTĐ - Chiều 25/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Thành Công (quận Ba Đình, Hà Nội) đã tổ chức lễ bàn giao công trình sửa nhà cho hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Những người phụ nữ kiên trung phía sau chiến trường bão lửa Người Hà Nội

Những người phụ nữ kiên trung phía sau chiến trường bão lửa

TTTĐ - Chiến tranh lùi xa nhưng có những người phụ nữ vẫn mang trong mình những vết thương không hình hài - vết thương của sự mất mát, của tháng năm tảo tần, lặng lẽ chờ đợi, hy sinh vì một mái nhà, vì một người chồng đã trở về không còn nguyên vẹn hoặc không bao giờ trở về nữa.
Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” Người Hà Nội

Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”

TTTĐ - Những người con gái Hà Nội mảnh mai năm xưa, sục sôi nhiệt huyết, xếp lại bút nghiên, rời xa gia đình, tình nguyện tham gia các đơn vị thanh niên xung phong của Thủ đô, dấn thân vào “tuyến lửa”, chẳng ngại gian khổ, hi sinh, dâng hiến tuổi xuân, cùng quân và dân “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, đóng góp vào thắng lợi chung của cả dân tộc.
“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội Người Hà Nội

“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội

TTTĐ - Tác phẩm nghệ thuật “Hồi sinh” cây xà cừ đổ sau bão Yagi giữa lòng Hà Nội của Nghệ sĩ Tia-Thủy Nguyễn chính thức ra mắt mang đến không gian sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa Người Hà Nội

Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa

TTTĐ - Hai dự thảo Nghị quyết về Trung tâm công nghiệp văn hóa và Khu phát triển thương mại và văn hóa không chỉ thể chế hóa tầm nhìn chiến lược của Hà Nội mà còn mở ra những mô hình mới, tiên phong trong phát triển sáng tạo, quản trị văn hóa đô thị.
"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao Người Hà Nội

"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao

TTTĐ - Sự kiện “Nguyệt Vũ” của dự án giáo dục Libreria Project đã được tổ chức thành công tại trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái góp phần lan tỏa tinh thần "Hà Nội vì cả nước" của học sinh Thủ đô. Nhận được sự ủng hộ, quan tâm từ học sinh, giáo viên nhà trường và cộng đồng học sinh Hà Nội, hoạt động được tổ chức theo mô hình chuyến thiện nguyện quyên góp sách tân trang thư viện trường học, kết hợp giảng dạy kỹ năng sống cơ bản cho các em nhỏ trong lứa tuổi dậy thì.
Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Với vai trò là trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hoá của Thủ đô, từ nhiều năm qua, quận Hoàn Kiếm đã tích cực bảo tồn, tôn tạo các giá trị lịch sử văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa. Những kết quả đạt được tại rộng khắp các lĩnh vực cho thấy hướng đi đúng và nỗ lực của chính quyền và người dân nơi đây trong việc giữ gìn, phát huy vốn quý của cha ông để lại đồng thời tận dụng những lợi thế của mình để biến văn hóa thành nguồn lực kinh tế dồi dào.
Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc Người Hà Nội

Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc

TTTĐ - Lễ hội truyền thống làng đôi dân Văn Giang - Nam Dương (huyện Ứng Hòa và Mỹ Đức, Hà Nội) không chỉ mang ý nghĩa tín ngưỡng sâu sắc, mà còn là dịp để cộng đồng tưởng nhớ tổ tiên, tri ân tiền nhân khai khẩn, dựng làng, lập ấp; đồng thời, bồi đắp lòng tự hào dân tộc, tình đoàn kết xóm làng và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc…
Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Công nghiệp văn hóa là ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, đồng thời là phương thức quan trọng để gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong dòng chảy hiện đại. Từ tầm nhìn chiến lược tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021 đến những bước đi cụ thể trong Luật Thủ đô 2024, Hà Nội đang khẳng định vai trò đầu tàu trong kiến tạo TP sáng tạo, từng bước hình thành các trung tâm công nghiệp văn hóa hiện đại, biến văn hóa thành động lực phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội Người Hà Nội

Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội

TTTĐ - Chương trình tọa đàm, gặp mặt nhân chứng lịch sử “Hà Nội - Ý chí và niềm tin quyết thắng” được tổ chức nhằm ôn lại truyền thống cách mạng của Thủ đô, tinh thần bảo vệ Tổ quốc của người Hà Nội qua hai cuộc kháng chiến và vinh danh những con người đã góp phần làm nên chiến thắng lịch sử của dân tộc.
Xem thêm