Tag

Những lý do khiến người lao động không được hưởng trợ cấp thất nghiệp

Lao động - Việc làm 18/04/2023 12:56
aa
TTTĐ - Theo quy định, trong thời hạn ba tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động chưa có việc làm cần đến trung tâm dịch vụ việc làm thực hiện thủ tục nhận trợ cấp thất nghiệp. Tuy nhiên, không ít người lao động chưa chú ý đến mốc thời gian do đó lỡ cơ hội được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Chính sách bảo hiểm thất nghiệp: Điểm tựa cho người lao động và doanh nghiệp Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong giải quyết bảo hiểm thất nghiệp Bảo hiểm thất nghiệp giúp người lao động yên tâm để ổn định cuộc sống Người lao động được tư vấn việc làm miễn phí, hỗ trợ học nghề khi bị thất nghiệp

9 trường hợp không được hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Thời gian gần đây, do bị cắt giảm việc làm, kinh tế gia đình khó khăn khiến một số người lao động chỉ còn biết trông chờ vào khoản trợ cấp thất nghiệp để có khoản chi tiêu... Tuy nhiên, nhiều trường hợp người lao động không được hưởng khoản trợ cấp này.

Tại điều 49 của Luật Việc làm quy định về điều kiện được hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trong đó có chín trường hợp người lao động (NLĐ) không được hưởng trợ cấp thất nghiệp dù đủ thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Lao động làm thủ tục bảo hiểm thất nghiệp
Lao động làm thủ tục bảo hiểm thất nghiệp

Các trường hợp này gồm: NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật; NLĐ hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; NLĐ đang thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; NLĐ đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; NLĐ đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện; NLĐ bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù; NLĐ ra nước ngoài định cư, đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng; NLĐ chết; NLĐ không nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp trong vòng ba tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động.

Chính sách bảo hiểm thất nghiệp nhằm góp phần đảm bảo an sinh xã hội, giúp người lao động ổn định cuộc sống, duy trì hỗ trợ tìm kiếm việc làm, học nghề, hỗ trợ người lao động lúc khó khăn. Trong nhiều trường hợp, do chưa nắm rõ các thủ tục cần thiết như về thời gian nộp hồ sơ, điều kiện hưởng khiến người lao động lỡ cơ hội được hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Đây cũng là lỗi phổ biến người lao động dễ mắc phải do không chú ý mốc thời gian nộp hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Cụ thể, người lao động phải đến các Trung tâm Dịch vụ việc làm để nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp trong vòng 3 tháng kể từ khi mất việc, nhưng người lao động quên mất. Khi nộp thì quá thời hạn 3 tháng, nên cũng không được hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Trong trường hợp nếu đã hết hạn nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp thì quá trình tham gia bảo hiểm thất nghiệp vẫn được bảo lưu để tính tiếp cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tới, nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định để được hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Người lao động cũng không được hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu không đóng đủ 12 tháng bảo hiểm thất nghiệp trở lên, trong vòng 24 tháng đối với người có hợp đồng lao động có xác định thời hạn, hoặc không xác định thời hạn, hoặc không đóng đủ 12 tháng trở lên trong vòng 36 tháng đối với lao động mùa vụ, hoặc có công việc nhất định từ 3 tháng trở lên đến dưới 12 tháng.

Người lao động cần chủ động kiểm tra các thông tin về bảo hiểm thất nghiệp

Theo khuyến cáo của phòng Bảo hiểm thất nghiệp, Cục Việc Làm (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội), người lao động bị trừ một khoản nhất định để tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

Do đó, để đảm bảo quyền lợi cũng như nhằm kiểm tra doanh nghiệp đã đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế cho mình hay chưa, người lao động hãy truy cập vào các ứng dụng để kiểm tra.

Các cách kiểm tra trực tuyến rất đơn giản chẳng hạn như truy cập vào trang web, đường link của cơ quan Bảo hiểm xã hội, tra cứu trực tuyến sẽ biết được doanh nghiệp đã đóng bảo hiểm cho mình hay chưa; Hoặc tra cứu qua ứng dụng VssID, sử dụng điện thoại di động, đăng nhập tài khoản bằng mã số bảo hiểm xã hội…

Những lý do khiến người lao động không được hưởng trợ cấp thất nghiệp

Người lao động cần chủ động kiểm tra các thông tin trực tuyến về bảo hiểm thất nghiệp của mình

Theo ông Trần Tuấn Tú, Trưởng phòng Bảo hiểm thất nghiệp, Cục Việc Làm (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội), pháp luật có quy định rõ trách nhiệm của người sử dụng lao động là hàng năm phải thông tin về việc đóng cho người lao động. Do đó, người lao động có thể yêu cầu người sử dụng lao động thông tin việc đóng, chứng minh rằng đã đóng các khoản đóng bắt buộc.

Ngoài ra, thông qua các tổ chức công đoàn đại diện cho quyền lợi của người lao động để đối thoại, yêu cầu người sử dụng lao động phải cung cấp thông tin về việc tham gia đúng trách nhiệm của mình.

Về mức đóng bảo hiểm thất nghiệp, hiện nay, theo quy định tại Điều 57 Luật Việc làm 2013, người lao động đóng 1% tiền lương, có quy định mức trần đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Trường hợp người lao động thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, thì nếu tiền lương cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì sẽ đóng bằng mức 20 lần tháng lương cơ sở. Với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quy định, nếu tiền lương cao hơn 20 lần mức lương tối thiểu vùng thì đóng bằng mức 20 lần tháng lương tối thiểu vùng.

Người sử dụng lao động đóng 1% trên tổng quỹ tiền lương của những người tham gia bảo hiểm thất nghiệp tại đơn vị.

Về mức hưởng trợ cấp thất nghiệp, theo quy định, mức hưởng của người lao động là bằng 60% bình quân tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng cuối cùng trước khi thất nghiệp. Thời gian hưởng phụ thuộc vào thời gian đóng. Nguyên tắc của bảo hiểm thất nghiệp là đóng - hưởng, hưởng trên mức đóng và thời gian đóng.

Về thời gian đóng của bảo hiểm thất nghiệp, tối đa là 12 tháng, tối thiểu là 3 tháng. Người lao động đóng từ đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 3 tháng trợ cấp, sau đó, cứ thêm 12 tháng đóng thì được thêm 1 tháng trợ cấp, tối đa không quá 12 tháng trợ cấp.

Đọc thêm

Long An: Đẩy mạnh đào tạo nghề, giải quyết việc làm Lao động - Việc làm

Long An: Đẩy mạnh đào tạo nghề, giải quyết việc làm

TTTĐ - Với quyết tâm hoàn thành các chỉ tiêu đào tạo nghề và giải quyết việc làm, từ đầu năm đến nay, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Long An đã phối hợp tốt với các ngành, địa phương và các trường đào tạo nghề tập trung thực hiện tốt công tác này; từ đó, góp phần ổn định xã hội, đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần của người dân trên địa bàn tỉnh.
Sôi nổi ngày hội việc làm dành cho sinh viên báo chí, truyền thông Lao động - Việc làm

Sôi nổi ngày hội việc làm dành cho sinh viên báo chí, truyền thông

TTTĐ - Sáng 23/8, trường Cao đẳng Truyền hình tổ chức Ngày hội việc làm thu hút gần 40 cơ quan báo chí, truyền thông, doanh nghiệp với gần 500 sinh viên tham gia.
Giải pháp thoát nghèo bền vững Lao động - Việc làm

Giải pháp thoát nghèo bền vững

TTTĐ - Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước nhằm giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động; đồng thời, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và hội nhập quốc tế, xóa đói giảm nghèo.
Xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo động lực bứt phá Lao động - Việc làm

Xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo động lực bứt phá

TTTĐ - Nguồn nhân lực có chất lượng và kỹ năng nghề có vai trò quan trọng trong phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Vì vậy, những năm gần đây, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo.
Điều tra tiền lương tại 3.400 doanh nghiệp của 18 tỉnh, thành phố Lao động - Việc làm

Điều tra tiền lương tại 3.400 doanh nghiệp của 18 tỉnh, thành phố

TTTĐ - Theo kế hoạch điều tra năm 2024 về lao động, tiền lương trong doanh nghiệp của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, việc điều tra sẽ được tiến hành tại 3.400 doanh nghiệp của 18 tỉnh, thành phố, đại diện cho 8 vùng kinh tế của cả nước.
Tập trung giải quyết việc làm cho các đối tượng lao động đặc thù Lao động - Việc làm

Tập trung giải quyết việc làm cho các đối tượng lao động đặc thù

TTTĐ - Những năm qua, thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp, phát huy các nguồn lực, hỗ trợ vay vốn ưu đãi tạo việc làm, tăng cường kết nối cung - cầu lao động để thêm nhiều nguồn việc làm mới cho người lao động. Nhờ vậy, số lao động được giải quyết việc làm liên tục tăng cao trong những năm gần đây.
Miễn phí học nghề, lao động phi chính thức vẫn thờ ơ Lao động - Việc làm

Miễn phí học nghề, lao động phi chính thức vẫn thờ ơ

TTTĐ - Dù được miễn phí đào tạo nhưng tỉ lệ lao động phi chính thức đăng ký học nghề vẫn rất thấp. Ngoài chính sách chưa đủ hấp dẫn, các chuyên gia cho rằng, cần nâng cao công tác tuyên truyền, đồng thời bổ sung thêm các chế độ hỗ trợ khác để thực sự thu hút người lao động tham gia.
Viện Chiến lược và Chính sách y tế thông báo tuyển dụng viên chức năm 2024 Lao động - Việc làm

Viện Chiến lược và Chính sách y tế thông báo tuyển dụng viên chức năm 2024

TTTĐ - Viện Chiến lược và Chính sách Y tế - Bộ Y tế vừa thông báo tuyển dụng viên chức năm 2024 với số lượng người làm việc ứng với vị trí việc làm cần tuyển là 7 người.
Người lao động là “chìa khóa tương lai” của ngành Công nghệ thông tin Lao động - Việc làm

Người lao động là “chìa khóa tương lai” của ngành Công nghệ thông tin

TTTĐ - ManpowerGroup – công ty cung cấp giải pháp nhân sự hàng đầu thế giới – ra mắt Báo cáo Thị trường lao động ngành Công nghệ thông tin (CNTT) 2024.
Cơ chế, chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người có đất thu hồi Lao động - Việc làm

Cơ chế, chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người có đất thu hồi

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 12/2024/QĐ-TTg về cơ chế, chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người có đất thu hồi.
Xem thêm