Tag

Những giải pháp cải thiện ô nhiễm môi trường biển

Môi trường 31/08/2020 14:27
aa
TTTĐ - Hiện nay, hệ thống pháp luật về môi trường đã tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, để giải quyết được gốc rễ vấn nạn ô nhiễm môi trường biển phải bắt đầu từ việc nâng cao ý thức người dân, huy động sự vào cuộc của cả cộng đồng. Song song đó cần kết hợp với các chế tài xử phạt đủ sức răn đe. Có như thế, môi trường biển của chúng ta mới có hi vọng phục hồi sớm trong tương lai gần.
2513 bien 2
Các bạn trẻ dọn dẹp rác thải tại bờ biển (Ảnh: Trí Nhân)

Tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường biển

Vấn đề ô nhiễm môi trường biển hiện đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu của toàn thế giới. Khai thác tài nguyên luôn luôn phải đi kèm với vấn đề bảo vệ môi trường biển.

Ngày 21/8, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân đã ký Quyết định số 1855/QĐ-BTNMT về ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định số 1746/QĐ-TTg ngày 4/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030.

Kế hoạch bao gồm 5 nội dung trọng tâm: Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, ứng xử với các sản phẩm nhựa và rác thải nhựa đại dương; Thu gom, phân loại, xử lý và kiểm soát rác thải nhựa từ nguồn; Hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển, chuyển giao công nghệ về xử lý rác thải nhựa đại dương; Rà soát, nghiên cứu, xây dựng cơ chế quản lý rác thải nhựa đại dương; Tổ chức triển khai, theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện Quyết định số 1746/QĐ-TTg.

Để phát triển tài nguyên và môi trường biển, hải đảo theo hướng thống nhất và bền vững cần một số giải pháp cơ bản, trong đó giải pháp đầu tiên là cần tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường biển, ven biển và hải đảo. Cụ thể, Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào “Nói không với sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy”; kịp thời biểu dương, khen thưởng các điển hình tiên tiến trong phong trào giảm thiểu rác thải nhựa đại dương; Tuyên truyền, đẩy mạnh các hoạt động áp dụng mô hình 5R trong vận hành, sản xuất dịch vụ, cuộc sống thường ngày để giảm thiểu, hạn chế, nói không với rác thải nhựa (5R - Renew, Refuse, Reduce, Reuse, Recycle) tới các đơn vị, tổ chức, cơ quan quản lý, doanh nghiệp trong các ngành kinh tế ven biển và thuần biển; Xây dựng và thực hiện các hoạt động, phát động phong trào khởi nghiệp, các sáng kiến xanh về tái chế, tái sử dụng chất thải nhựa, sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường nhằm thúc đẩy xây dựng nền kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh…

Hiện một số địa phương đã tổ chức tốt các chương trình huy động sự vào cuộc của cả cộng đồng như chiến dịch “Hãy làm sạch biển” của tỉnh Quảng Ninh hay chiến dịch “Hành động địa phương, tác động toàn cầu” ở Nghệ An. Mỗi năm, Thanh Hóa cũng đều phát động Lễ ra quân “Hãy làm sạch biển”... Tuy nhiên, để bảo vệ môi trường biển, những chương trình hoạt động nói trên cần phải được tiến hành thường xuyên, bền bỉ để tạo hiệu ứng lan tỏa lâu dài, giúp người dân có sự thay đổi nhận thức sâu sắc và lựa chọn hành động đúng.

2508 bien 1
Các bạn trẻ dọn dẹp rác thải tại bờ biển (Ảnh: Trí Nhân)

Huy động sự vào cuộc của cả cộng đồng

Hiện ở nước ta, các quy định về xử phạt tổ chức, công ty, cá nhân gây tác hại đến môi trường chưa mang tính triệt để cao còn tồn tại nhiều bất cập, có nhiều khác biệt và chồng chéo, một số hành vi vi phạm pháp luật về môi trường còn chưa được nhắc đến hay các vi phạm đã cố gắng chi tiết hóa nhưng chưa thật sự đầy đủ, toàn diện.

Vì vậy, trong thời gian tới, chúng ta cần tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật nhằm bảo đảm sự hài hòa quyền lợi, lợi ích trong khai thác, sử dụng tài nguyên để phát triển kinh tế biển với nghĩa vụ, trách nhiệm bảo vệ môi trường biển; Tăng cường giám sát, rà soát và quản lý các nguồn thải gây ô nhiễm ra môi trường biển; đầu tư, thiết lập hệ thống quan trắc, giám sát môi trường tại các địa phương…

Bên cạnh việc tuyên truyền nâng cao ý thức người dân và các tổ chức, chúng ta cần xây dựng và áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường biển, ven biển, hải đảo. Cụ thể: Lệ phí gây ô nhiễm, lệ phí sử dụng biển, lệ phí xả thải, cấp và thu hồi giấy phép khai thác sử dụng biển, ven biển, hải đảo, quỹ môi trường…

Theo Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng Nguyễn Thu Huệ, muốn bảo vệ môi trường biển phải phát huy hiệu quả vai trò của cộng đồng, chú trọng đến việc xây dựng mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa các bên liên quan, đề cao các sáng kiến phát huy tri thức bản địa và kinh nghiệm quốc tế. Cùng với đó, các tổ chức chính trị, xã hội, cơ quan, đoàn thể các địa phương cũng phải cải thiện tình trạng suy thoái nguồn tài nguyên biển, bảo tồn đa dạng sinh học; Sử dụng một cách hợp lý các tài nguyên, trình độ khai thác tài nguyên biển của nước ta vẫn đang ở tình trạng lạc hậu hơn hẳn so với các nước trong khu vực và trên thế giới nên dẫn đến tình trạng lãng phí tài nguyên, hiệu quả kinh tế chưa cao. Vì vậy, cần phải nâng cao ý thức và hành động của con người trong việc sử dụng, khai thác tài nguyên biển, ven biển và hải đảo. Đồng thời, phát huy nội lực và tăng cường hợp tác quốc tế trong việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Như lời PGS. TS. Nguyễn Chu Hồi - Phó Chủ tịch thường trực Hội Nghề cá Việt Nam, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, yếu tố con người đóng vai trò rất quan trọng trong thúc đẩy quá trình liên kết vùng nhanh hơn, đúng hướng hơn. Đó là chính sách ưu tiên phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, trước hết phải đầu tư mạng lưới giao thông và bảo vệ môi trường hợp lý, thích ứng. Nếu hạ tầng đi trước một bước và làm tốt thì quy hoạch phát triển trên nền tảng hạ tầng đó có thể giải quyết được các vấn đề môi trường, bao gồm ô nhiễm ngay từ giai đoạn sớm của phát triển.

Mỗi cá nhân, tổ chức nâng cao ý thức trách nhiệm, không xả rác bừa bãi, không xả thải chưa qua xử lý… sẽ góp phần giữ gìn cho vùng biển, ven biển, hải đảo xanh, sạch, đẹp. Nguồn tài nguyên biển sẽ hồi sinh, đời sống của ngư dân được đảm bảo, du lịch phát triển, đem lại hiệu quả kinh tế. Có như thế, các vùng biển của chúng ta sẽ luôn là điểm đến tuyệt vời cho tất cả du khách trong và ngoài nước.

* “Đây là bài viết tuyên truyền bảo vệ môi trường của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2020”

Đọc thêm

Ngày 4/10: Bắc Bộ trời lạnh về đêm và sáng sớm Môi trường

Ngày 4/10: Bắc Bộ trời lạnh về đêm và sáng sớm

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 4/10, khu vực Bình Thuận, Nam Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào, dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, cục bộ có nơi trên 70mm, thời gian mưa tập trung vào chiều tối và tối; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Hà Nội "cứu" được hơn 4.100 cây xanh gãy, đổ sau bão số 3 Môi trường

Hà Nội "cứu" được hơn 4.100 cây xanh gãy, đổ sau bão số 3

TTTĐ - Qua thống kê, cây xanh do TP quản lý có 11.756 cây gãy đổ, cây dựng lại được ngay tại chỗ là 3.513 cây và cây mang về vườn ươm để cứu là 608 cây. Như vậy, tổng số cây trồng tại chỗ và đưa về vườn ươm để cứu là 4.103 cây.
Bắc Bộ sáng sớm và đêm trời lạnh, ngày nắng hanh Môi trường

Bắc Bộ sáng sớm và đêm trời lạnh, ngày nắng hanh

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 5 đang di chuyển chậm theo hướng Bắc Đông Bắc với tốc độ khoảng 5km/h. Theo dự báo hiện tại, bão không có khả năng ảnh hưởng đến vùng biển ven bờ và đất liền Việt Nam.
Ứng phó với biến đổi khí hậu cần hành động nhanh hơn Môi trường

Ứng phó với biến đổi khí hậu cần hành động nhanh hơn

TTTĐ - Sáng 2/10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26 (Ban Chỉ đạo COP26) chủ trì Phiên họp lần thứ 5 của Ban Chỉ đạo.
Cuộc sống mới tại Trung Châu Xã hội

Cuộc sống mới tại Trung Châu

Những ngày này, xã Trung Châu (Đan Phượng, Hà Nội) đang tất bật như một công trường trên hành trình tái thiết bởi ảnh hưởng khủng khiếp của cơn bão số 3 vừa qua.
Hà Nội sáng sớm và đêm trời lạnh, trưa chiều trời nắng Môi trường

Hà Nội sáng sớm và đêm trời lạnh, trưa chiều trời nắng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, bão số 5 đang di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ khoảng 5km/h; không có khả năng ảnh hưởng đến vùng ven biển và đất liền nước ta.
Lũ ống bất ngờ tại miền núi Nghệ An, nhiều khu vực cô lập Môi trường

Lũ ống bất ngờ tại miền núi Nghệ An, nhiều khu vực cô lập

TTTĐ - Lũ ống xuất hiện bất ngờ trong đêm tại huyện Tương Dương, Nghệ An, khiến hai trường học ngập sâu, nhiều khu vực bị chia cắt, hơn 80 hộ dân phải sơ tán khẩn cấp
Không khí lạnh ảnh hưởng tới Hà Nội gây mưa rào và dông Xã hội

Không khí lạnh ảnh hưởng tới Hà Nội gây mưa rào và dông

TTTĐ - Đài Khí tượng thủy văn khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ cho biết, sáng sớm nay, không khí lạnh đã ảnh hưởng tới thành phố Hà Nội gây mưa rào và dông, nhiệt độ giảm.
Hà Nội: Bảo đảm an toàn hệ thống đê điều, công trình thủy lợi Môi trường

Hà Nội: Bảo đảm an toàn hệ thống đê điều, công trình thủy lợi

TTTĐ - Cần bảo đảm an toàn hệ thống đê điều, công trình thủy lợi, hệ thống các cầu trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm đáp ứng yêu cầu phòng, chống thiên tai.
Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa rất to, vùng núi chuyển rét Môi trường

Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa rất to, vùng núi chuyển rét

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, bộ phận không khí lạnh ở phía Bắc tiếp tục di chuyển xuống phía Nam.
Xem thêm