Tag

Những chuyện thường ngày

Xã hội 26/11/2020 07:24
aa
TTTĐ - Chào bác Trần Đăng Khoa, đây là lần đầu tiên cháu viết thư gửi cho bác. Cháu là học sinh lớp 9, đến từ thành phố Vũng Tàu. Cháu viết thư cho bác vì có một thắc mắc nhỏ, cháu nghĩ là bác có thể giải thích cho cháu, cháu luôn tò mò tại sao người ta nói "Có con gái trong nhà như quả bom nổ chậm"?
Chuyện người thầy mặc áo mưa, đi ủng đến trường “Khua chiêng vàng” “hút” thầy trò trường THPT Chuyên Sư phạm
Những chuyện thường ngày
Nhà văn Nguyễn Khải và tác phẩm nổi tiếng "Mùa Lạc"

- Chào bác Trần Đăng Khoa, đây là lần đầu tiên cháu viết thư gửi cho bác. Cháu là học sinh lớp 9, đến từ thành phố Vũng Tàu. Cháu viết thư cho bác vì có một thắc mắc nhỏ, cháu nghĩ là bác có thể giải thích cho cháu, cháu luôn tò mò tại sao người ta nói "Có con gái trong nhà như quả bom nổ chậm"? Cháu thấy con trai có khi còn quậy phá, nghịch ngợm ghê gớm hơn tụi con gái bọn cháu mà sao lại nói có con gái như quả bom nổ chậm? Chẳng lẽ con gái tụi cháu lại ghê gớm hơn cả con trai.

HUỲNH THỊ LIÊN

(Mituot...@gmail.com)

-Đấy là câu nói cửa miệng của các bậc cha mẹ. Câu nói này có từ lâu lắm rồi cháu gái ạ. Từ những năm 60 của thế kỷ trước, khi còn là một chú nhóc con, bác cũng đã nghe người ta nói thế. Và cũng chỉ những năm chiến tranh người ta mới lấy bom đạn ra để so sánh, ví von. Cũng những năm ấy, khi đang học lớp 5, còn bé hơn cháu bây giờ, bác cũng đã từng tả bông lúa: “Những năm băng đạn – Vàng như lúa đồng”. Đấy là tư duy thời chiến. Cũng tương tự thế, các bậc cha mẹ thường hay thở dài: “Có con gái lớn, chẳng khác gì nhà có bom nổ chậm…”. Câu nói này không hàm ý chỉ sự nghịch ngợm, quậy phá, cũng không ám chỉ trẻ con, mà nhằm vào các chị lớn tuổi.

Hồi những năm 60, bài hát “Chuẩn bị sẵn sàng đi chiến đấu” rất phổ cập. Lũ trẻ rất quấy, đã xuyên tạc, đặt lời nhái: “Chuẩn bị sẵn sàng đi tán gái. Tán cô mười tám không tán cô hai mươi”. Con gái hai mươi tuổi đã coi là gái già, gái ế. Bố mẹ nào cũng lo cho con. Ở làng bác, con gái đến tuổi 18 mà không có người yêu là lo lắm. Đến tuổi hai mươi, hai nhăm mà không có người đến ướm hỏi là các bậc bố mẹ lo đến phát sốt phát rét. Con gái khi đến tuổi yêu đương thường rất dễ rủi ro. Khi ấy, chẳng ai nói đến thuốc tránh thai, y học ở ta thời đó cũng chưa phát triển như bây giờ để có thể dễ dàng can thiệp, giúp chị em “khắc phục hậu quả”. Mà nếu có bị lỡ, các chị cũng ngại đến bệnh viện, vì sợ bị lộ. Ai “chửa hoang” là bị dị nghị, khổ lắm. Không phải chỉ chị em cơ nhỡ, mà cả cha mẹ, họ hàng, dòng tộc cũng thấy xấu hổ, không dám ngẩng mặt nhìn mọi người. Bởi thế, có con gái lớn trong nhà, cứ như là có bom nổ chậm. Bây giờ, thời ấu trĩ ấy đã qua lâu rồi cháu ạ. Và câu nói ấy cũng đã quá lạc hậu. Chẳng ai để ý đến chuyện ấy nữa. Nếu tọc mạch, người ta sẽ bị coi như kẻ rỗi hơi, lũ “ngồi lê đôi mách”.

Bây giờ, nhiều phụ nữ lớn tuổi chưa lấy chồng nhưng đừng nghĩ các chị ấy ế nhé. Nhiều chị đã ngoài 50 mà vẫn đẹp đến não nuột. Không có chồng vì không thích lấy. Đơn giản vậy thôi. Đặc biệt trong giới trí thức, nhiều chị vẫn thích sống độc thân. Có chị tuyên bố thẳng thừng: “Đàn ông các chú hoi lắm! Nếu muốn có con, chúng tôi sẽ lựa chọn kỹ lưỡng nhá! Chả việc gì mà vì đứa con, chúng tôi lại phải rước về nhà mình những lão say rượu, dở người!”. Khiếp chưa? Thôi bác cháu mình tạm dừng câu chuyện ở đây nhé. Kẻo có chị lại lườm bác: “Cái lão già lẩm cẩm, dở hơi! Có con gái lớn trong nhà như có bình rượu quý. Rượu quý để càng lâu càng quý nhá! Bây giờ làm gì còn có bom nổ chậm. Có muốn ôm bom ba càng mà xông lên cũng khó đấy nhá. Hết thời thành anh hùng rồi!”

-Thưa anh Trần Đăng Khoa! Có ý kiến cho rằng, thơ Nôm Hồ Xuân Hương vẫn lưu truyền lâu nay không phải của Hồ Xuân Hương. Hồ Xuân Hương chỉ có duy nhất một tập thơ là tập LƯU HƯƠNG KÝ. Còn những bài ta vẫn truyền tụng là thơ của các nhà nho ẩn dưới danh bà. Bài thơ Đánh đu: "Cọc nhổ đi rồi lỗ bỏ không" hoá ra thơ của vua Lê Thánh Tông. Bài Thiếu nữ ngủ ngày cũng đúng là thơ của đàn ông chứ không phải phụ nữ. Phụ nữ ngắm phụ nữ khoả thân nó thanh tao, thánh thiện lắm, chứ không kích động như đàn ông nhìn. Anh nghĩ sao về vấn đề này?

NGUYỄN QUẢNG

(Từ Sơn - Bắc Ninh)

-Điều bác nói rất thú vị. Tuy nhiên cũng không có gì mới, vì người ta cũng đã bàn đến những điều này từ...trước năm 1945 cơ. Nhưng tất cả vẫn chỉ dừng lại ở những giả thiết.

Hồ Xuân Hương là một đại thi hào. Bà là một hiện tượng độc đáo của văn học thế giới chứ không riêng Việt Nam. Chỉ căn cứ vào sự nhầm lẫn tác giả ở một bài thơ Đánh đu hay cái nhìn nhuốm màu xác thịt trong bài Thiếu nữ ngủ ngày mà nghi ngờ thơ bà thì cũng chưa ổn. Nếu cứ nghĩ văn sao người vậy thì có khi lại nhầm to đấy, bác ạ. Hồ Xuân Hương ở cách xa ta quá. Hãy cứ xem ngay người ở gần ta, là nhà văn Vũ Trọng Phụng chẳng hạn. Trước đây, đọc Vũ Trọng Phụng, nhiều người nghi ông là kẻ trác táng và không ít người đã nhìn ông bằng con mắt dị nghị. Tác phẩm của ông một thời còn bị cấm lưu hành. Sự thực ở ngoài đời, Vũ Trọng Phụng sống rất chỉn chu và mực thước như một nhà nho. Hồ Xuân Hương cũng vậy thôi. Bà đâu có ngắm thiếu nữ ngủ ngày mà chàng quân tử ngắm đấy chứ. Quân tử dùng dằng, đi chẳng dứt. Đàn ông ngắm đàn bà khỏa thân nên cái nhìn "dậm giật" nhuốm màu xác thịt là đúng quá rồi. Có thể xem đó như một thành công trong sự hóa thân của nữ thi sĩ.

-Bác Khoa ơi! Chấu rất thích chuyên mục của bác nên cháu đặt tờ báo TT&ĐS để tuần nào cũng có cuộc tiếp xúc với bác. Cháu là đứa rất yêu văn chương. Năm nay cháu học lớp 10 rồi. Sau này cháu dự kiến sẽ thi vào Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn. Nhưng hiện nay cháu lại rất băn khoăn, cháu học văn không hề kém. Cháu được giải khuyến khích trong cuộc thi viết truyện ngắn của Hải Phòng. Cháu còn có thơ đăng trên báo Tiền Phong. Văn nghệ. Trong kỳ thi chuyển cấp của cháu vừa rồi, văn cháu chỉ được 5/10. Cháu xin phúc khảo. cô bảo là bài cháu có ý hay, nhưng không đủ ý như đáp án. Cháu chán quá bác ạ. Cháu nghĩ văn chương là cảm nhận của mỗi người. Cảm nhận mà cũng phải theo khuôn mẫu ư? Cháu nản quá!

TRẦN DUY KHÁNH

(khanhduy…2015@gmail.com)

-Trơì ơi! Chỉ bị mỗi điểm 5 thi văn mà cháu đã chán văn ư? Bác rất lấy làm tiếc đấy, vì cháu có tài văn. Bằng cớ là cháu có truyện được giải, lại có nhiều tác phẩm được đăng báo. Nhà văn viết bằng sự sáng tạo riêng của mình. Nhà văn càng có tài, càng có dấu ấn riêng. Còn văn thi ở trường phổ thông lại tuân theo những quy định kiểu trường ốc. Đó là hai lối tư duy khác nhau. Vì thế, nhà văn đi thi bị điểm kém cũng là điều hết sức bình thường. Có nhà văn rất nổi tiếng, thế mà thi vào trường Nguyễn Du chỉ đạt 2 điểm. Nhà văn lớn Nguyễn Khải còn kể với bác và nhà văn Lê Lựu rằng, ông có thằng con đang theo học phổ thông. Cu cậu có bài văn cô cho về nhà. Bài văn lại phân tích tác phẩm “Mùa lạc” của Nguyễn Khải. Thế là cậu bé cứ vòi, bắt bố làm hộ. Chiều con, nhà văn lớn bỏ ra cả một buổi tối làm bài nghị luận cho con. Bố viết văn, bố lại tự bình văn bố thì còn ai bằng. Thế là cả hai bố con ông cùng hồi hộp, thấp thỏm chờ đợi. Và thật bất ngờ, khi cô trả bài, ông bị điểm hai, với lời phê của cô: “Dùng từ sai. Em không hiểu ý tác giả” !

- Hình như thi sĩ cứ phải nghiện rượu. Chính rượu đã tạo cho thi sĩ chất men sáng tạo. Không có rượu thì làm sao có thơ hay?

NGUYỄN VIỆT

(Tp Đà Nẵng)

Bạn cũng lại nhầm mất rồi. Men sáng tạo và men rượu là hai thứ khác nhau lắm đấy. Sự sáng tạo văn chương phụ thuộc vào tài năng, chứ không phụ thuộc vào chai rượu. Nếu cứ uống rượu là có men sáng tạo thì có lẽ nhà thơ số một của Việt Nam phải là bác... Chí Phèo. Nhà thơ nhà văn là những người lao động rất đỗi bình thường. Làm thơ, viết văn cũng như cuốc đất, ủ phân, nhổ mạ. Đừng thần bí hoá cái việc sáng tác. Cũng đừng biến mình thành kẻ bét nhè, nghiện ngập rồi đổ lỗi cho văn chương. Tất nhiên, cũng có người cứ phải có cút rượu, hay làm mồi thuốc phiện, hoặc "Chơi điếu thuốc lào dạt dào cảm hứng", có thế mới tỉnh táo, rồi mới làm thơ được. Tôi nghĩ đấy chỉ đơn thuần là một thói quen. Cũng như nhà thơ Phạm Doanh, Cựu Chủ tịch Hội văn học nghệ thuật Đắc Lắc, ông lại có một thói quen rất oái oăm. Hễ cứ làm thơ là ông lại phải vào... toa lét. Chỉ có lúc «trút nỗi lòng» ông mới nghĩ được ra thơ. Ông đã có lần nói với tôi như thế, và nói với bộ mặt rất nghiêm trang. Nghĩa là ông không cớt nhả, bông đùa.

-Anh Khoa ơi! Nhà thơ nhà văn trong nước bây giờ có thể sống được bằng nghề văn không? Các anh sống theo kiểu nào?

HUY TỪ(Berlin - Đức)

-Câu hỏi của bạn gợi tôi nhớ lại một kỷ niệm hồi còn bao cấp. Lần ấy, chúng tôi tiếp khách quốc tế ở trụ sở Hội Nhà văn. Vị khách đó là nhà sử học nổi tiếng Pháp V. Frăngxoakore. Trong khi mấy nhà văn nói toàn những điều đại quát chung chung viễn cảnh thì thi sĩ Xuân Quỳnh nói thẳng tuột ra là đời sống nhân dân chúng tôi vất vả lắm, khổ lắm, khổ đến nỗi những người nước ngoài, sống trong môi trường khác, thở bầu không khí khác như bà thì không thể nào hiểu nổi đâu.: "Tháng lương của tôi không đủ mua hai bao thuốc bà đang hút". Nhà sử học Pháp tròn xoe mắt: "Thế thì sống sao được?". "Vậy mà chúng tôi vẫn sống, vẫn yêu đương, lấy chồng, đẻ con, nuôi con rồi còn làm thơ, viết văn nữa". "Vậy thì sống thế nào? Sống bằng cách nào?". "Sống bằng cách nào thì đó lại là bí mật quốc gia của chúng tôi rồi. Mà đã là bí mật quốc gia thì tôi không thể nói cho bà biết được!".

Đọc thêm

Bão số 4 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới Môi trường

Bão số 4 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 4 hiện đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn Muôn mặt cuộc sống

Hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

TTTĐ - Thành phố Hà Nội sẽ xây dựng phương án hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, diện hộ nghèo, cận nghèo, vùng sâu, vùng xa…; vận động học sinh quyên góp, ủng hộ sách giáo khoa cũ vào thư viện để học sinh các lớp sau, các học sinh có hoàn cảnh khó khăn được mượn và sử dụng sách giáo khoa hiệu quả.
Sẻ chia cùng đồng bào bị thiệt hại bởi bão, lũ Muôn mặt cuộc sống

Sẻ chia cùng đồng bào bị thiệt hại bởi bão, lũ

TTTĐ - Nhằm chia sẻ và chung tay ủng hộ đồng bào các địa phương đang chịu ảnh hưởng nặng nề của bão lũ, Trường Tiểu học Đông Dư (Gia Lâm, Hà Nội) tổ chức chương trình “Tiếp sức cho em vượt qua mùa bão, lũ” nhằm phát động quyên góp ủng hộ đồng bào bị thiệt hại bởi cơn bão số 3 (bão Yagi).
Tổ chức hội nghị biểu dương người tốt, việc tốt vào sáng 7/10 Muôn mặt cuộc sống

Tổ chức hội nghị biểu dương người tốt, việc tốt vào sáng 7/10

UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 273/KH-UBND về tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt; vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2024.
Hành trình tìm "ánh sáng" của chàng trai khiếm thị Xã hội

Hành trình tìm "ánh sáng" của chàng trai khiếm thị

TTTĐ - Trong dòng đời đầy thử thách, đôi khi điều mỗi người mong mỏi chỉ là một khoảnh khắc bình yên. Hành trình tìm "ánh sáng" đầy ấm áp của chàng trai Bình An chính là hiện thân của một trái tim luôn trao gửi tình yêu thương đến với mọi người.
Quảng Nam di dời người dân vùng sạt lở tại Nam Trà My Môi trường

Quảng Nam di dời người dân vùng sạt lở tại Nam Trà My

TTTĐ - 51 hộ dân với 164 nhân khẩu được sơ tán tại các xã Trà Mai, Trà Leng, Trà Vân, Trà Dơn, Trà Don thuộc huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) do sạt lở.
Cảnh báo lũ trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Nam Môi trường

Cảnh báo lũ trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Nam

TTTĐ - Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai cảnh báo từ ngày 19/9 đến 21/9, trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Nam có khả năng xuất hiện 1 đợt lũ, biên độ lũ lên trên thượng lưu các sông từ 3-7m, hạ lưu các sông từ 2-3m.
Ứng phó bão số 4, các địa phương cho học sinh nghỉ học khi cần thiết Môi trường

Ứng phó bão số 4, các địa phương cho học sinh nghỉ học khi cần thiết

TTTĐ - Ngày 19/9, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành công điện về việc chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão.
Trao giải cuộc thi "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5 Muôn mặt cuộc sống

Trao giải cuộc thi "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5

TTTĐ - Sáng 19/9, Báo Người Lao động tổ chức Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi viết "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5 và phát động cuộc thi trong năm 2024 - 2025. Trong lần thứ 5 tổ chức, có 6 tác phẩm đã nhận được giải thưởng này.
Quảng Nam: Nâng cao trách nhiệm phòng chống thiên tai cho người dân Môi trường

Quảng Nam: Nâng cao trách nhiệm phòng chống thiên tai cho người dân

TTTĐ - Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, chiều 18/9, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng chủ trì cuộc họp khẩn với Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh nhằm đưa ra các biện pháp ứng phó.
Xem thêm