Tag

Ủng hộ đề xuất phạt nặng vi phạm về an toàn thực phẩm

An toàn thực phẩm 08/04/2025 20:43
aa
TTTĐ - Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) do Bộ Công an chủ trì xây dựng đề xuất tội phạm về an toàn thực phẩm có thể bị phạt tiền đến 3 tỷ đồng; án tù tối thiểu nâng từ 1 lên 3 năm, tối đa 20 năm. Đề xuất này đảm bảo tính răn đe, nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm, kịp thời, bảo vệ sức khỏe, an toàn tính mạng người dân.
Giới trẻ cần làm gì để tránh xa thực phẩm “bẩn”? Tăng cường kiểm tra, ngăn chặn thực phẩm bẩn từ gốc Phá đường dây đưa thực phẩm "bẩn" về Hà Nội tiêu thụ dịp Tết Góp sức trẻ “đấu tranh” với thực phẩm “bẩn”

“Lỗ hổng” về quản lý an toàn thực phẩm

Vụ việc kẹo rau Kera của Hằng Du Mục bị thu hồi, kết quả kiểm nghiệm sản phẩm không đúng như hồ sơ tự công bố... là một ví dụ điển hình về lỗ hổng trong công tác quản lý an toàn thực phẩm.

Theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP, với các sản phẩm thực phẩm thông thường (không phải nhóm bắt buộc kiểm tra chuyên ngành), doanh nghiệp được phép tự công bố mà không cần gửi hồ sơ thẩm định cho cơ quan quản lý.

Sau khi sản phẩm được lưu hành trên thị trường, các cơ quan chức năng như Cục an toàn thực phẩm (Bộ Y tế), Chi cục Quản lý an toàn thực phẩm, các đơn vị liên quan sẽ kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất để đảm bảo các tiêu chuẩn vẫn được duy trì.

Chính sách được ban hành với mục tiêu cắt giảm thủ tục, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, trao quyền chủ động cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tế khi thực hiện lại nảy sinh những vấn đề bất cập, khi doanh nghiệp vừa là người sản xuất, vừa là người "kiểm duyệt" sản phẩm của chính mình, còn cơ quan chức năng thực hiện nhiệm vụ “hậu kiểm”.

Theo thống kê của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), chỉ trong năm 2024, đã có hơn 45.000 hồ sơ tự công bố được gửi lên Cổng thông tin điện tử nhưng chỉ chưa đến 2% trong số đó được hậu kiểm thực tế. Điều này đồng nghĩa với việc, hơn 98% sản phẩm sau khi được “tự chứng nhận” đã được bán ra thị trường mà không bị cơ quan nào kiểm tra trực tiếp.

Trường hợp kẹo rau củ Kera nằm trong nhóm thực phẩm bổ sung, không phải nhóm bắt buộc kiểm tra chuyên ngành, vì vậy chỉ cần chuẩn bị hồ sơ lên hệ thống hành chính công để xác nhận. Sai phạm chỉ bị phát hiện ở khâu “hậu kiểm”.

Trước đó, ngày 19/3, Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia (Bộ Y tế) đã công bố kết quả kiểm nghiệm kẹo rau củ Kera do Công ty cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt phân phối trên thị trường.

Ủng hộ đề xuất phạt nặng vi phạm về an toàn thực phẩm
Cơ quan điều tra đọc lệnh bắt tạm giam đối với các cá nhân trong vụ án kẹo Kera

Kết quả, các chỉ tiêu về hàm lượng đạm, đường, chất béo, năng lượng tổng cơ bản phù hợp với bản tự công bố của sản phẩm, các chỉ tiêu an toàn về vi sinh vật, nấm, kim loại nặng... đều không phát hiện hoặc nằm trong giới hạn an toàn.

Tuy nhiên Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia cũng đã phát hiện sản phẩm có chứa sorbitol - một chất tạo ngọt với hàm lượng 33,4g/100g nhưng không có ghi trên nhãn sản phẩm theo quy định.

Theo PGS.TS Trần Đáng, Chủ tịch Hiệp hội thực phẩm chức năng Việt Nam, để xảy ra vụ việc như kẹo Kera vừa qua, ngoài quy định pháp luật đã không còn phù hợp thì nguyên nhân còn ở chỗ chính sách hậu kiểm vốn yếu, chế tài xử phạt chưa đủ nghiêm khắc khiến cho hành vi vi phạm tiếp tục lặp lại.

Theo TS Trần Đáng, hiện vẫn thiếu các quy chế cụ thể cho người quảng cáo, đơn vị kinh doanh và nền tảng phát hành quảng cáo. Đồng thời, hệ thống quản lý, thanh tra chưa hoàn thiện, chế tài xử lý chưa đủ sức răn đe dẫn đến tình trạng trên.

Theo số liệu của Bộ Y tế từ năm 2022 đến nay, Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) đã xử phạt 87 cơ sở với số tiền 16,858 tỷ đồng; tại địa phương xử phạt 20.881 cơ sở với số tiền phạt 123,840 tỷ đồng liên quan đến thực phẩm chức năng.

Sau vụ việc kẹo Kera, Sở An toàn thực phẩm TP HCM đã yêu cầu thu hồi và tiêu hủy toàn bộ sản phẩm, đồng thời xử phạt hành chính. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, mức phạt 125 triệu đồng là quá nhẹ so với lợi nhuận thu được từ một chiến dịch bán hàng triệu view.

Việc Bộ Công an vào cuộc, khởi tố vụ án, khởi tố bị can là bước đi cứng rắn cần thiết. Thế nhưng sau một vụ việc cụ thể, điều cần làm hơn nữa là vá lại “lỗ hổng hệ thống”, nơi hàng nghìn sản phẩm thực phẩm vẫn đang được tự công bố mỗi ngày.

Tăng tiền phạt, án tù với người bán “thực phẩm bẩn”

Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) do Bộ Công an chủ trì xây dựng đề xuất tăng mạnh mức xử phạt đối với tội phạm về an toàn thực phẩm.

Cụ thể, tại Điều 317 của dự thảo Luật, các hành vi dùng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm bị cấm sử dụng, ngoài danh mục được dùng trong thực phẩm, hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam; hành vi sử dụng động vật chết, có nguồn dịch bệnh bị buộc tiêu hủy để chế biến, buôn bán thực phẩm; nhập khẩu, cung cấp hoặc bán thực phẩm có chất phụ gia, chất cấm... có thể bị phạt 300 triệu đồng đến 3 tỷ đồng.

Đối với mức phạt tù, dự thảo cũng đề xuất nâng mức án tù tối thiểu với người phạm tội này từ 1 lên thành 3 năm, tối đa 20 năm tù.

Theo luật hiện tại, người thực hiện hành vi dùng hóa chất, phụ gia chỉ bị quy trách nhiệm hình sự nếu biết các phụ gia, hóa chất mình sử dụng thuộc danh mục cấm.

Tương tự, họ cũng chỉ bị xử lý nếu biết động vật mình sử dụng để chế biến buôn bán làm thực phẩm, có nguồn gốc là động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy.

Cụ thể, điểm a, khoản 1, Điều 317 Bộ luật Hình sự cho phép áp dụng mức phạt tiền 50-200 triệu đồng hoặc phạt tù 1-3 năm với người sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm mà biết là cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất thực phẩm.

Ủng hộ đề xuất phạt nặng vi phạm về an toàn thực phẩm
Việc xử lý nghiêm khắc hơn đối với các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm là cần thiết

Trong dự thảo luật mới, Bộ Công an đề xuất bỏ cụm "mà biết", điều này đồng nghĩa, người phạm tội sẽ phải chịu hình phạt, dù biết hay không biết các hóa chất, phụ gia và nguồn độc vật đó có hại.

Theo các chuyên gia pháp lý, đề xuất sửa đổi điều 317 Bộ luật Hình sự, trong đó đáng chú ý là tăng mức phạt tiền lên đến 3 tỷ đồng, phạt tù tối thiểu nâng từ 1 năm lên 3 năm và đề xuất bỏ cụm từ "mà biết" cho thấy quyết tâm rất lớn trong việc xử lý nghiêm khắc hơn đối với các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm.

Đây là một bước đi đúng đắn, phù hợp với thực tế khi thực phẩm bẩn, hóa chất cấm... đang âm thầm tàn phá sức khỏe cộng đồng.

Tuy nhiên, việc nâng mức phạt tiền lên đến 3 tỉ đồng, gấp 6 lần mức tối đa hiện nay, rõ ràng mang ý nghĩa răn đe mạnh nên việc sửa điều 317 là cần thiết nhưng phải đảm bảo ba yếu tố: Xử lý đúng người, phân biệt rõ lỗi và truy trách nhiệm tới tận gốc chuỗi cung ứng.

Được biết, Dự án Bộ luật Hình sự (sửa đổi) do Bộ Công an chủ trì soạn thảo gồm 3 phần, 26 chương, 433 điều. So với Bộ luật hiện hành đã giữ nguyên 181 điều, sửa đổi 245 điều, bỏ 18 điều, bổ sung 6 điều.

Dự thảo được dự kiến trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến, thông qua theo trình tự, thủ tục rút gọn tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa 15 vào tháng 10 tới đây.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Vụ 6 người ngộ độc rượu: Hàm lượng methanol vượt ngưỡng hơn 1.000 lần An toàn thực phẩm

Vụ 6 người ngộ độc rượu: Hàm lượng methanol vượt ngưỡng hơn 1.000 lần

TTTĐ - Sở Y tế tỉnh Tiền Giang vừa có báo cáo kết luận vụ ngộ độc thực phẩm với 6 khách du lịch tại Ninh Thuận, trong đó 1 người đã tử vong. Kết quả kiểm nghiệm xác định mẫu rượu sơ ri K.T (29%) có hàm lượng methanol vượt gấp 1.073,05 lần mức quy định.
Đô Lương (Nghệ An): 12 học sinh ngộ độc sau khi ăn cơm nắm cạnh cổng trường An toàn thực phẩm

Đô Lương (Nghệ An): 12 học sinh ngộ độc sau khi ăn cơm nắm cạnh cổng trường

TTTĐ - Theo cơ quan chức năng thị trấn Đô Lương (huyện Đô Lương, Nghệ An), sau khi ăn cơm nắm mua tại quán bán cạnh cổng trường, 12 học sinh nghi ngộ độc thực phẩm.
Hà Nội triển khai Tháng hành động vì ATTP năm 2025 An toàn thực phẩm

Hà Nội triển khai Tháng hành động vì ATTP năm 2025

TTTĐ - UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 87/KH-UBND về triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2025 với chủ đề “Bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), trong đó, chú trọng ATTP bếp ăn tập thể, dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố”.
Kẹo rau củ Kera là hàng giả, cơ quan chức năng tìm người bị hại Tin tức ANTT

Kẹo rau củ Kera là hàng giả, cơ quan chức năng tìm người bị hại

TTTĐ - Cơ quan Công an xác định sản phẩm thực phẩm bổ sung kera SuperGreens Gummies (kẹo Kera) là "hàng giả" và đã được Công ty Tập đoàn Chị Em Rọt bán ra thị trường 135.325 hộp.
Siết chặt hậu kiểm an toàn thực phẩm tại cộng đồng An toàn thực phẩm

Siết chặt hậu kiểm an toàn thực phẩm tại cộng đồng

TTTĐ - Nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP), Hà Nội đã và đang tăng cường thanh tra, kiểm tra tại các cơ sở kinh doanh, bếp ăn tập thể, dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố.
5 đoàn liên ngành Trung ương ra quân Tháng hành động vì ATTP An toàn thực phẩm

5 đoàn liên ngành Trung ương ra quân Tháng hành động vì ATTP

TTTĐ - Từ ngày 15/4 - 15/5, Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm sẽ lập 5 đoàn kiểm tra, tiến hành kiểm tra an toàn thực phẩm tại 10 tỉnh, thành phố trên cả nước.
4 phụ gia thực phẩm vi phạm tạm dừng lưu thông An toàn thực phẩm

4 phụ gia thực phẩm vi phạm tạm dừng lưu thông

TTTĐ - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã ra thông báo về việc đề nghị tạm dừng lưu thông hàng hóa, đối với một số phụ gia thực phẩm do vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa.
Đề nghị điều tra, xử lý vụ nghi ngộ độc rượu tại Ninh Thuận An toàn thực phẩm

Đề nghị điều tra, xử lý vụ nghi ngộ độc rượu tại Ninh Thuận

TTTĐ - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi Sở Y tế Ninh Thuận phối hợp với các cơ quan liên quan điều tra, xử lý vụ 6 du khách nghi ngộ độc rượu (methanol) khi đi du lịch tại Ninh Thuận.
Nguy cơ ung thư khi sử dụng nhiều món nướng "khoái khẩu" An toàn thực phẩm

Nguy cơ ung thư khi sử dụng nhiều món nướng "khoái khẩu"

TTTĐ - Mới đây, thông tin bệnh viện K tiếp nhận một bệnh nhân phát hiện mắc ung thư do có thói quen thường xuyên ăn đồ nướng do tận dụng thức ăn ế ở quán đã khiến nhiều người hoang mang, lo lắng. Thực chất, các món đồ nướng được nhiều người yêu thích không chỉ làm tăng nguy cơ ung thư mà còn khiến bệnh tiến triển nhanh hơn.
Bộ Y tế cảnh báo về viên trinh nữ hoàng cung Crilin Women Health Dinh dưỡng

Bộ Y tế cảnh báo về viên trinh nữ hoàng cung Crilin Women Health

TTTĐ - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa phát đi cảnh báo liên quan đến sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên trinh nữ hoàng cung Crilin Women Health có nội dung quảng cáo vi phạm quy định của pháp luật.
Xem thêm