Những quan điểm sai lầm trong chế độ ăn uống của người tiểu đường
Nguy cơ biến chứng cho người bệnh tiểu đường
Người bệnh đái tháo đường hay có tâm lý sợ tăng đường huyết dẫn quan điểm sai lầm khi kiêng tuyệt đối tinh bột, bỏ cơm thậm chí áp dụng chế độ ăn kiêng quá mức, bỏ bữa.
Tuy nhiên, hành động này sẽ gây thiếu hụt đường huyết rất nguy hiểm nếu không được xử trí kịp thời, có thể dẫn đến biến chứng nặng nề.
Hạ đường huyết (lượng đường trong máu thấp) xảy ra khi lượng đường (glucose) trong máu của người bệnh từ 70mg/dL trở xuống.
Người bệnh tiểu đường cần cân đối các loại chất bột, đường, chất đạm, chất béo |
Người bệnh thường ăn kiêng chất bột đường. Trong khi chất dinh dưỡng này là nguồn cung cấp glucose chính của cơ thể. Nếu không ăn đủ, lượng đường trong máu có thể giảm xuống.
Điều này đặc biệt có thể xảy ra nếu người bệnh giảm lượng tinh bột nạp vào nhưng không điều chỉnh thuốc phù hợp.
Trong trường hợp người bệnh dùng insulin hoặc thuốc uống cho bệnh đái tháo đường mà ăn bữa ăn muộn hơn dự định hoặc bỏ bữa hoàn toàn có thể dẫn đến hạ đường huyết.
Trong chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường, carbohydrate vẫn là nguồn cung cấp năng lượng chính yếu.
Khi vào cơ thể, dưỡng chất này trải qua nhiều bước chuyển hóa sau cùng tạo thành glucose là “nhiên liệu” để cơ thể hoạt động. Điều này ảnh hưởng khá lớn đến lượng đường huyết của bệnh nhân sau bữa ăn.
Theo các chuyên gia, năng lượng do nhóm đường bột cung chiếm chiếm từ 50 - 60% tổng số năng lượng trong ngày. Mỗi gram carbohydrate trung bình sẽ cung cấp khoảng 4 calo, bằng năng lượng của 1 gram protein, trong khi với 1 gram lipid con số này sẽ là 9 calo.
Do đó, người bệnh tiểu đường nên chia đều các loại thực phẩm giàu carbohydrate trong ngày để vẫn có thể duy trì năng lượng mà không gây ra vấn đề gia tăng đường huyết.
Carbohydrate tồn tại dưới nhiều dạng như: cơm, mì, nui, bún, phở, bánh mì, khoai, trái cây, sữa không béo, nước ngọt, kẹo, nước mía, mứt…
Đối với người bệnh đái tháo đường, bệnh nhân chỉ nên dùng những thực phẩm như: Ngũ cốc nguyên hạt, cơm gạo lứt hay cơm trắng, bánh mì, yến mạch, hạt quinoa, khoai lang, ngô, sữa bò hoặc sữa hạt, táo, dâu tây, đào, mận, lê, bông cải xanh, súp lơ, cần tây, cà rốt, đậu xanh, đậu lăng, đậu thận…
Không ít người bệnh tiểu đường lầm tưởng chất béo gây hại cho sức khỏe nên đã loại bỏ hoàn toàn ra khỏi chế độ ăn.
Trên thực tế, chất béo bổ sung nhiều loại axit béo thiết yếu mà cơ thể không tự tổng hợp, giúp vận chuyển nhóm vitamin tan trong dầu (A, D, E, K), đồng thời tham gia vào nhiều quá trình sản xuất hormone quan trọng (12). Do đó, chất béo vẫn nên có mặt trong thực đơn hằng ngày của mỗi người, kể cả bệnh nhân tiểu đường.
Cân đối các loại chất bột, đường, chất đạm, chất béo
Quản lý lượng đường trong máu để duy trì mức đường huyết phù hợp là một trong những biện pháp quan trọng nhất để kiểm soát và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh đái tháo đường. Bên cạnh việc dùng thuốc, chế độ ăn uống cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý lượng đường trong máu.
Mặc dù không có một chế độ ăn uống phù hợp cho tất cả các bệnh nhân đái tháo đường vì tuỳ thuộc vào mức độ bệnh và tình trạng bệnh lý đi kèm, nhưng việc thực hiện một chế độ ăn uống cân bằng nhiều loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng từ tất cả các nhóm thực phẩm, ưu tiên các thực phẩm tự nhiên, toàn phần là rất quan trọng.
Khám sàng lọc miễn phí bệnh đái tháo đường tại huyện Mê Linh, Hà Nội |
Tuy nhiên thay vì ăn kiêng không khoa học, người mắc bệnh cần đảm bảo đủ năng lượng cho cơ thể theo như khuyến cáo và cân đối các chất sinh năng lượng (chất bột, đường, chất đạm, chất béo).
Việc cân đối trong ăn uống giúp duy trì đường huyết ổn định trong ngày, tránh hạ đường huyết khi xa bữa ăn hoặc tăng đường huyết quá mức sau ăn.
Bên cạnh đó, người bị đái tháo đường không nên bỏ bữa và ăn kiêng bỏ các chất bột, đường mà nên ăn tối thiểu 3 bữa/ngày, có thể thêm 1-3 bữa tùy tình trạng đường huyết và bệnh lý kèm theo.
Do đó, thay vì nhịn ăn, người bệnh nên lựa chọn các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (<55%) hoặc các thực phẩm giàu chất xơ như gạo lứt, gạo lật nảy mầm, bánh mỳ nâu, khoai, ngô luộc, rau xanh…
Mỗi bữa ăn cần cân đối cả đạm động vật (thịt, cá, trứng, sữa…) và thực vật (gạo, đậu phụ, đậu, đỗ các loại…) nên hạn chế đạm, khi có suy thận.
Về lượng rau xanh và hoa quả theo khuyến nghị mỗi ngày cung cấp vitamin, chất xơ và các chất dinh dưỡng khác cho cơ thể, ngưởi tiểu đường nên ăn 1 bát rau/bữa; hoa quả ít ngọt: 80 - 100g/lần x 1-2 lần/ngày.
Các thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp… vì chứa nhiều đường, nhiều chất béo và muối. Do đó, người tiểu đường nên hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, hạn chế hoặc bỏ thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích khác.
Đặc biệt khi có bệnh mãn tính khác như: Tim mạch, bệnh thận… cùng với đái tháo đường, người bệnh nên cố gắng thực hiện khẩu hiệu giảm muối: “Cho bớt muối, chấm nhẹ tay, giảm ngay đồ mặn”.
Ngoài ra, bệnh nhân cần uống nước lọc, nước khoáng … thay vì các loại nước ngọt, nước đóng chai, nước hoa quả.