Tag

Nhiều người trẻ đang “nằm yên”, không còn muốn phấn đấu

Nhịp sống trẻ 23/10/2022 16:54
aa
TTTĐ - Đứng trước sự thay đổi không ngừng nghỉ của cuộc sống, nhiều người trẻ đang sẵn sàng lựa chọn công việc ít áp lực, thu nhập trung bình hay nằm im để có một cuộc sống “dễ thở” và bình yên hơn.
Nữ họa sĩ trẻ sáng tạo bộ tranh ý nghĩa nhân Ngày Phụ nữ Việt Nam Nỗi lo tiền bạc cuối năm của nhiều người trẻ Bạn trẻ bật cười thích thú khi xem lại các đoạn trích bộ phim “Phía trước là bầu trời”

Xu hướng mới của nhiều người trẻ

Từ khi bước chân vào cánh cửa đại học, Trương Thành An (20 tuổi, sống tại quận Cầu Giấy, Hà Nội) rất ít khi rời khỏi nhà. An tránh gặp gỡ mọi người, không đi chơi, đá bóng cùng bạn bè như trước, từ chối các chuyến du lịch cùng gia đình và cũng chẳng hứng thú với chuyện hẹn hò, tìm người yêu.

Thường lệ mỗi ngày, chàng sinh viên năm 3 chỉ đi từ nhà đến trường rồi lại trở về nhà, vào phòng riêng để làm bài tập, đọc sách hoặc chơi game chứ ít khi gặp bạn bè. An cũng cho biết, bố mẹ chàng trai cảm thấy ổn với lối sống của con mình, điều đó càng làm An thực sự không quan tâm người khác nghĩ gì về mình.

Nhiều người trẻ đang “nằm yên”, không còn muốn phấn đấu
Nhiều người trẻ đang sẵn sàng "nằm yên" để né tránh những áp lực trong cuộc sống

“Mình từng quan tâm đến nhiều vấn đề trong cuộc sống, đặc biệt là điện ảnh và âm nhạc. Nhưng giờ đây, mình không muốn để ý đến hầu hết mọi chuyện, ngoại trừ những thứ ảnh hưởng đến mình.

Mình cũng cảm thấy không cần phải tìm kiếm công việc có mức lương hoặc vị trí cao. Mình sẽ luôn ổn, miễn là không bị đói, phải chi chi tiêu quá nhiều hay làm việc tới mức kiệt sức”, An nói.

Phong trào "nằm yên" xuất phát từ giới trẻ ở Trung Quốc - quốc gia đông dân nhất thế giới, nói về lựa chọn đứng ngoài thời cuộc thay vì vất vả cho cuộc sống và những ước mơ. Đây là phản ứng của người trẻ nhằm chống lại văn hóa làm việc vắt kiệt sức cũng như kỳ vọng không ngừng từ gia đình và xã hội.

Dù vấp phải những phản ứng trái chiều, nhiều bạn trẻ cho rằng bản thân không thấy có gì sai trái khi tránh né việc cạnh tranh, gây ảnh hưởng tới tinh thần cũng như cảm xúc của bản thân.

Nhiều người trẻ đang “nằm yên”, không còn muốn phấn đấu
Thùy Trang sẽ ưu tiên những công việc thoải mái chứ không phải mức lương cao hay sự nghiệp hoàn hảo, đầy hứa hẹn sau khi tốt nghiệp đại học

Nguyễn Thùy Trang (22 tuổi, sinh viên năm cuối) cho biết ưu tiên của cô sau khi tốt nghiệp là sự thoải mái chứ không phải mức lương cao hay sự nghiệp hoàn hảo, đầy hứa hẹn.

“Mình đã trải qua khá nhiều chuyện trong cuộc sống nên bây giờ, mỗi khi gặp thử thách, mình sẽ mất động lực làm việc và điều này khiến mình thấy khó chịu, không hạnh phúc. Mình không nói rằng mình lười biếng. Mình chỉ không muốn cạnh tranh với những người khác, hay kiếm tiền mà không có thời gian để tiêu chúng”, Thùy Trang chia sẻ.

Cởi bỏ áp lực khi có thể

Nguyễn Hoàng Mai (23 tuổi), sinh viên vừa tốt nghiệp ngành quản trị dịch vụ du lịch với bằng giỏi tại một trường đại học nổi tiếng ở Hà Nội vẫn tiếp tục làm nhân viên bán hàng part-time cho một brand thời trang và chưa vội tìm việc làm toàn thời gian.

“Mình thực sự thích tính linh hoạt trong công việc bán thời gian của mình. Mỗi tuần mình chỉ cần làm việc trong 4 ngày nên mình có thể vừa làm vừa nghỉ, như vậy sẽ đỡ mệt mỏi hơn. Nhiều bạn học cùng trường của mình cũng đang giống như vậy”, Mai kể.

Vì là con một và đang sống cùng bố mẹ, Mai không phải trả tiền thuê nhà hay các chi phí khác nên với mức lương 5 triệu mỗi tháng, cô gái trẻ cảm thấy hài lòng với cuộc sống hiện tại của mình. Hoàng Mai cũng không quan tâm đến chuyện tìm người yêu hay lập gia đình vì cho rằng với cô lúc này không có điều gì quan trọng bằng việc giữ cho bản thân thực sự thoải mái.

Trần Đức Huy (17 tuổi) thì cho biết khoảng 2 năm trở lại đây, đôi khi cậu bạn không còn nỗ lực hết mình cho việc học tập. Áp lực nặng nề khiến nam sinh 17 tuổi cảm thấy thật mệt mỏi. Đức Huy thường xuyên cảm thấy lo lắng và không ổn mỗi lần có bài kiểm tra.

Nhiều người trẻ đang “nằm yên”, không còn muốn phấn đấu
Hoàng Mai sẽ tiếp tục làm những công việc part-time cho tới khi thực sự sẵn sàng đón nhận những áp lực từ cuộc sống

Phần lớn những áp lực và sự khó chịu của Huy đến từ việc thường xuyên bị so sánh với bạn cùng lớp, bạn bè của bố mẹ và những khó khăn để hiểu các bài giảng, đặc biệt là khi dịch bệnh xảy ra.

“Mình vẫn đang nỗ lực hết mình để thi đỗ đại học. Tuy nhiên, nếu các giáo viên thúc giục mình quá nhiều, mình sẽ chỉ thấy thêm áp lực”, Đức Huy chia sẻ.

Chuyên gia tâm lý Phạm Thảo Nguyên cho biết, những bạn trẻ ở độ tuổi đi làm chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong đại dịch đang là phần lớn những người sẵn sàng “nằm yên”.

“Một phần lý do khiến giới trẻ ngày nay đưa ra những lựa chọn khác nhau là bởi họ xuất thân từ đủ kiểu hoàn cảnh gia đình phức tạp. Sự phức tạp này khiến một bộ phận giới trẻ đau khổ và hoài nghi về giá trị bản thân, đồng thời ảnh hưởng đến các mối quan hệ của họ.

Ngày càng nhiều thanh thiếu niên bị căng thẳng, phải đối mặt với các vấn đề sức khỏe tâm thần và buộc phải dùng thuốc điều trị. Vì vậy, ngoài việc giới trẻ phải tự tìm cho mình những đam mê, có lối sống lành mạnh, khoa học, các bậc phụ huynh cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành thái độ của con cái và quan tâm đến trạng thái tinh thần của con mình ngay từ khi còn bé”, chuyên gia chia sẻ.

Đọc thêm

3.000 suất quà Trung thu tặng trẻ em quận Tây Hồ Camera 360 trẻ

3.000 suất quà Trung thu tặng trẻ em quận Tây Hồ

TTTĐ - Trong dịp Trung thu năm nay, Thành đoàn – Hội đồng Đội thành phố Hà Nội, Quận đoàn – Hội đồng Đội quận Tây Hồ và Công ty Cổ phần Phúc Long Heritage dành 3.000 suất quà, trị giá hơn 360 triệu đồng tặng các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi lũ lụt trên địa bàn quận Tây Hồ.
Mọi nỗ lực không bao giờ là muộn Camera 360 trẻ

Mọi nỗ lực không bao giờ là muộn

TTTĐ - 8 năm sau ngày tốt nghiệp Phổ thông trung học (PTTH), Ngô Minh Thành (sinh năm 1992) lại quyết tâm một lần nữa chinh phục Đại học Y Hà Nội. Từ đó, một “câu chuyện cổ tích” giữa thời hiện đại đã được viết ra khiến nhiều người khâm phục…
Trung thu ấm áp... Bản tin công tác Đội

Trung thu ấm áp...

TTTĐ - Những món quà được các anh chị đoàn viên, thanh niên trao tặng đã giúp các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, thiếu nhi vùng ngập lụt có mùa Trung thu ấm áp hơn.
1.000 người được khám, tầm soát bệnh lý tim mạch và thận Tuổi trẻ học và làm theo Bác

1.000 người được khám, tầm soát bệnh lý tim mạch và thận

TTTĐ - Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, Hội Tiết niệu - Thận học Việt Nam, Bệnh viện Thống Nhất và Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam vừa tổ chức chương trình "CAREME – Yêu lấy mình - Khám sàng lọc bệnh lý tim mạch, bệnh thận mạn, thận chuyển hóa tại cộng đồng" với sự tham gia của hơn 1.000 người dân trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.
Bí thư Trung ương Đoàn động viên, trao hỗ trợ người dân vùng lũ Bắc Kạn Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Bí thư Trung ương Đoàn động viên, trao hỗ trợ người dân vùng lũ Bắc Kạn

TTTĐ - Sáng 16/9, đồng chí Nguyễn Phạm Duy Trang - Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương cùng đoàn công tác đã đến thăm hỏi, động viên và trao quà hỗ trợ bà con, thanh thiếu nhi vùng thiệt hại nặng nề do mưa lũ sau bão số 3 tại tỉnh Bắc Kạn.
Thành đoàn Hà Nội: Chăm lo cho thiếu nhi dịp Tết Trung thu Nhịp sống trẻ

Thành đoàn Hà Nội: Chăm lo cho thiếu nhi dịp Tết Trung thu

TTTĐ - Để kịp thời động viên bà con Nhân dân, thiếu nhi trên địa bàn quận Hoàn Kiếm đón Tết Trung thu ấm áp, vui tươi, chiều ngày 16/9, tại điểm trường Tiểu học Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm, Thành đoàn – Hội đồng Đội Thành phố Hà Nội, tổ chức Chương trình thăm, tặng quà cho thiếu nhi nhân dịp Tết Trung thu năm 2024.
Mô hình tốt, bài học hay bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Bản lĩnh trong thế giới phẳng

Mô hình tốt, bài học hay bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

TTTĐ - Nhiều mô hình hay, bài học kinh nghiệm sâu sắc được các đại biểu chia sẻ tại Hội thảo khoa học quốc gia “Hệ thống báo Đảng với công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch”. Hội thảo đã cung cấp những luận cứ khoa học quan trọng cả về lý luận và thực tiễn để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
Áo xanh tình nguyện xuống đồng gặt lúa chạy lũ giúp dân Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Áo xanh tình nguyện xuống đồng gặt lúa chạy lũ giúp dân

TTTĐ - Cánh đồng lúa tại các thôn của xã Thanh Xuân (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) sắp thu hoạch bị chìm trong biển nước. Để người dân không bị mất trắng, thanh niên tình nguyện quyết định xuống đồng gặt lúa sớm chạy lũ giúp dân.
Trao yêu thương đến các em nhỏ bị bệnh tim Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Trao yêu thương đến các em nhỏ bị bệnh tim

TTTĐ - Cảm thông sâu sắc với những em bé ngay từ khi chào đời đã bị bệnh tim, không thể vui chơi bình thường như các bạn, em Đỗ Nhật Quang (học sinh lớp 12D11, Trường THPT Việt Đức) đã tổ chức một dự án từ thiện nhỏ nhằm chia sẻ, động viên các em mắc bệnh tim bẩm sinh đang điều trị tại Bệnh viện Tim Hà Nội.
Tết Trung thu “đặc biệt” của thiếu nhi Thủ đô Bản tin công tác Đội

Tết Trung thu “đặc biệt” của thiếu nhi Thủ đô

TTTĐ - Các em thiếu nhi Thủ đô đã tạo nên một mùa trăng rằm thật sự ý nghĩa khi tự tay chuẩn bị nhiều món quà thiết thực gửi đến các địa phương bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Xem thêm