Tag

Nhiều hoạt động đặc sắc đón chờ du khách tại hội làng Bát Tràng

Người Hà Nội 22/03/2024 14:00
aa
TTTĐ - Công tác chuẩn bị cho hội làng Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội) đã hoàn tất, sẵn sàng đón Nhân dân và du khách thập phương tham dự với rất nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn trong 3 ngày diễn ra lễ hội.
Những trải nghiệm cuối tuần thú vị tại làng gốm Bát Tràng Khai thác giá trị văn hóa ẩm thực, tạo dấu ấn cho điểm đến Bát Tràng Người giữ tinh hoa ẩm thực Hà thành trong mâm cỗ

Phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch

Sáng 22/3, báo cáo với đoàn kiểm tra do đồng chí Bùi Minh Hoàng - Trưởng phòng Xây dựng Nếp sống văn hóa và Gia đình (Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội), Chủ tịch UBND xã Bát Tràng Phạm Huy Khôi cho biết, công tác chuẩn bị lễ hội tại Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội) đã được tiến hành chu đáo, kĩ lưỡng.

Cụ thể, kế hoạch tổ chức lễ hội đình làng Bát Tràng, Giang Cao và Tuần lễ Du lịch Bát Tràng năm 2024 được xây dựng đảm bảo mục đích đề ra. Đó là thông qua Hội xuân truyền thống làng gốm, dân làng cầu mong “Mưa thuận gió hòa” “Quốc thái dân an”,“ Dân sinh an lành hạnh phúc “Sản xuất tiêu thụ hanh thông”, “Tăng cường khối đại đoàn kết”…

đồng chí Bùi Minh Hoàng - Trưởng phòng Xây dựng Nếp sống văn hóa và Gia đình (Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội) phát biểu trong buổi kiểm tra công tác chuẩn bị lễ hội tại Bát Tràng
Đồng chí Bùi Minh Hoàng - Trưởng phòng Xây dựng Nếp sống văn hóa và Gia đình (Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội) phát biểu trong buổi kiểm tra công tác chuẩn bị lễ hội tại Bát Tràng

Người dân cũng tiến hành tưởng nhớ và tri ân công đức của các bậc Thánh Thần, Thành hoàng Làng, lòng biết ơn, tri ân công đức các bậc tiền nhân tiên tổ.

Lễ hội cũng nhằm giáo dục truyền thống, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, thể hiện lòng yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào dân tộc; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch, góp phần xây dựng quê gốm Bát Tràng ngày càng giàu đẹp văn minh.

Đây là hoạt động nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng công tác quản lý và tổ chức lễ hội, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong sinh hoạt lễ hội; đảm bảo môi trường văn hóa lành mạnh phục vụ nhu cầu văn hóa tinh thần, tín ngưỡng của Nhân dân trên địa bàn.

Nhân dân nô nức dự giải Cờ tướng trong khuôn khổ hội làng Bát Tràng
Người dân nô nức dự giải Cờ tướng trong khuôn khổ hội làng Bát Tràng

Thông qua lễ hội, Bát Tràng kì vọng quảng bá và thu hút Nhân dân, du khách đến lễ, dâng hương, tham quan lễ hội đình làng Bát Tràng; quảng bá “Điểm du lịch Bát Tràng” tới bạn bè trong nước và quốc tế.

Với ý nghĩa đó, các hoạt động của lễ hội phải đảm bảo được diễn ra an toàn, thiết thực, hiệu quả, thu hút đông đảo Nhân dân và khách du lịch tham gia.

Hội làng Bát Tràng xưa kéo dài 15 ngày trong tháng Hai Âm lịch. Ngày nay, hội làng chỉ tổ chức trong 3 ngày 14-16 tháng Hai Âm lịch.

Hội làng Bát Tràng năm Giáp Thìn 2024 được tổ chức từ ngày 23 - 25/3/2024 (14 - 16 tháng Hai năm Giáp Thìn. Các hoạt động sẽ được tổ chức tại các di tích lịch sử đã được xếp hạng như: Kim Trúc Tự, Đền Mẫu Bản Hương, Văn Từ; trọng tâm là Đình làng Bát Tràng.

Những hoạt động chính của Lễ hội gồm có: Khai hội lúc 9 giờ ngày 14 tháng Hai. Dân làng dâng lễ Tam sinh (trâu, dê, lợn). Sau đó, hai đoàn rước thực hiện chương trình cấp thủy, rước nước và rước bộ. Đoàn cấp thủy, thực hiện nghi thức lấy nước dòng Nhị Hà vào chóe cúng dâng đại đình, dùng để cúng tế cả năm. Đoàn rước bộ, dâng hương tại Kim Trúc Tự, nhà thờ Bác Hồ, Đền Mẫu Bản Hương.

Hội làng Bát Tràng đã sẵn sàng với nhiều hoạt động đặc sắc

10 giờ, Nhân dân tập trung tại khu triển lãm 1.000 năm Thăng Long, thực hiện Lễ công bố và tiếp nhận quyết định của Sở Công thương; ra mắt mô hình Trung tâm Thiết kế sáng tạo, phát triển nghề gốm di sản quốc gia; giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch xã Bát Tràng.

Đúng 11 giờ, hai đoàn rước thủy bộ tập kết về đình dâng lễ Tế Thánh.

Ngày 15 tháng Hai: Từ 8 giờ các tổ chức doanh nghiêp và cộng đồng dân cư, quý khách dâng lễ, đến 11 giờ 30 thụ lộc.

Ngày 16 tháng Hai: Lễ tạ; 20 giờ cùng ngày thả hoa đăng, đốt pháo bông trên dòng Nhị Hà kính cáo trời đất thủy thần, lễ hội làng Bát Tràng đã thành công.

Trong 3 ngày diễn ra lễ hội còn có các hoạt động khác như giao hiếu với 4 làng; thi đấu thể thao, các trò chơi dân gian và 3 đêm liên hoan văn nghệ quần chúng.

Chung tay đưa quê gốm phát triển giàu đẹp văn minh

Hội làng Bát Tràng là ngày vui lớn của Nhân dân trong vùng. Hội có sự chung tay của các tổ chức, đoàn thể tại địa phương.

Theo đó, lực lượng Công an xã đã xây dựng kế hoạch, phương án phân luồng giao thông trong những ngày diễn ra các hoạt động, đặc biệt là ngày khai mạc lễ hội; bố trí địa điểm và lực lượng trông giữ phương tiện giao thông của Nhân dân và du khách; ứng trực đảm bảo an ninh trật tự và an toàn giao thông; trông giữ xe, đảm bảo bảo an ninh trật tự trong suốt tuần lễ du lịch và tổ chức lễ hội.

Hội làng Bát Tràng
Hội làng Bát Tràng gửi gắm nhiều tâm nguyện của người dân trong vùng

Lực lượng công an cũng tiến hành kiểm tra, xử lý các hộ kinh doanh bán hàng không đúng nơi quy định, cản trở giao thông, ảnh hưởng đến khu vực diễn ra các hoạt động; kiểm tra, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về nếp sống văn hóa, các tệ nạn xã hội trong lễ hội.

Trạm y tế xã thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh, tổ chức kiểm tra đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống, đảm bảo không để xảy ra ngộ độc thực phẩm.

Câu lạc bộ nghệ nhân thợ giỏi làng Bát Tràng, Câu lạc bộ nghệ nhân thợ giỏi làng Giang Cao tham mưu UBND xã phối hợp phòng Kinh tế huyện, Trung tâm Khuyến công Sở Công thương Hà Nội tổ chức ra mắt mô hình Trung tâm Thiết kế, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch làng Bát Tràng; tổ chức trưng bày giới thiệu sản phẩm gốm sứ tiêu biểu.

Ngoài ra, các câu lạc bộ thể thao, văn nghệ xây dựng nội dung, kịch bản tổ chức các giải thi đấu thể thao, văn nghệ.

Hội làng Bát Tràng đã sẵn sàng với nhiều hoạt động đặc sắc

Các thôn tổ chức ra quân đảm bảo công tác vệ sinh môi trường trước, trong, sau các ngày và tại các địa điểm diễn ra sự kiện lễ hội.

Những ngày gần đây, Nhân dân nô nức cùng nhau chuẩn bị các phần việc để lễ hội diễn ra tốt đẹp. Điều đó tạo nên sự đoàn kết trong cộng đồng dân cư và văn hóa lễ hội được nâng cao trong thời hiện đại, tạo nên nét đặc sắc của một lễ hội làng nghề truyền thống lâu đời bên bờ sông Hồng.

Tại buổi làm việc, đồng chí Bùi Minh Hoàng - Trưởng phòng Xây dựng Nếp sống văn hóa và Gia đình (Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội) lưu ý, xã Bát Tràng tiếp tục quan tâm đến việc phân luồng giao thông, đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ; đảm bảo an toàn đường thủy khi thực hiện nghi lễ cấp thủy; đồng thời kiểm tra sát sao an toàn vệ sinh thực phẩm... để lễ hội được diễn ra vui tươi trọn vẹn.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Bài 2: Ấn tượng không gian di tích bên sông Hồng Người Hà Nội

Bài 2: Ấn tượng không gian di tích bên sông Hồng

TTTĐ - Trong hơn 6.000 di tích lịch sử, văn hóa của Hà Nội, nhiều nơi đã “bắt kịp” hơi thở của thời đại, ứng dụng công nghệ để số hóa, phát huy hiệu quả giá trị văn hóa, mang lại trải nghiệm mới mẻ, hấp dẫn cho du khách và người dân. Đền Rừng là một trong số những di tích đó.
Bài 1: Huyền tích ngôi đền linh thiêng ven sông Hồng Người Hà Nội

Bài 1: Huyền tích ngôi đền linh thiêng ven sông Hồng

TTTĐ - Nằm ven sông Hồng, ngôi đền Rừng hướng ra sông Hồng quanh năm mát mẻ và rộn ràng câu hát Văn. Theo lời giới thiệu của những thanh đồng, tôi đã có dịp đặt chân tới đền Rừng và được nghe những câu chuyện tâm linh huyền bí ở ngôi đền cổ hơn một trăm năm trước.
Hạnh phúc vì “ngôi nhà xưa” đầm ấm, khang trang Nhịp điệu cuộc sống

Hạnh phúc vì “ngôi nhà xưa” đầm ấm, khang trang

TTTĐ - Là người đặt nền móng và phát triển ấn phẩm từ bản tin nội bộ thành tờ báo Tuổi trẻ Thủ đô, nữ Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô nghỉ hưu đã lâu nhưng vẫn vô cùng tâm huyết và dõi theo những hoạt động của báo. Nhân dịp 40 năm báo Tuổi trẻ Thủ đô xuất bản số đầu tiên, bà Khúc Nga hồ hởi dành cho chúng tôi - thế hệ phóng viên đi sau cuộc trò chuyện tâm tình đầy ắp những kỷ niệm vui buồn dưới “mái nhà” 19 Lý Thường Kiệt.
Lan tỏa tinh thần “Hà Nội vì cả nước”, nhân lên những giá trị nhân văn Người Hà Nội

Lan tỏa tinh thần “Hà Nội vì cả nước”, nhân lên những giá trị nhân văn

TTTĐ - Trong suốt 40 năm qua, bên cạnh việc phát triển nội dung, thương hiệu, thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị, báo Tuổi trẻ Thủ đô còn miệt mài, tích cực với các hoạt động an sinh xã hội rộng khắp trên các tỉnh, thành cả nước. Từ Tây Bắc, Tây Nguyên đến Tây Nam Bộ… nơi nào khó khăn cũng có dấu ấn của những người làm báo đến từ Thủ đô - trái tim thiêng liêng của cả nước. Lan tỏa tinh thần “Hà Nội vì cả nước”, đan chặt những cánh tay để khối đại đoàn kết dân tộc được thêm vững chắc, phát huy truyền thống “lá lành đùm lá rách”, những giá trị tốt đẹp của Việt Nam vì thế được cùng nhân lên và tỏa sáng.
Tháng ba mùa xuân đi qua ngõ Người Hà Nội

Tháng ba mùa xuân đi qua ngõ

TTTĐ - Cái rét cắt da ở lại trong năm cũ, cái nắng cháy bỏng của mùa hè còn nấp sau những áng mây dày nặng hơi nước, tháng ba là lúc mùa xuân chín, dần đi qua ngõ, dần trôi đi với bao kỉ niệm đẹp đẽ chúng ta đã có thêm trong đời…
Những câu chuyện đậm chất Hà Nội trên sóng phát thanh, truyền hình Người Hà Nội

Những câu chuyện đậm chất Hà Nội trên sóng phát thanh, truyền hình

TTTĐ - Với vai trò, trách nhiệm là cơ quan tuyên truyền của Đảng bộ và chính quyền TP, cùng với báo chí Thủ đô, Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội luôn tích cực đi đầu trong công tác tuyên truyền xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Quảng bá văn hóa đời thường, đậm chất riêng có của người Hà Nội Người Hà Nội

Quảng bá văn hóa đời thường, đậm chất riêng có của người Hà Nội

TTTĐ - Các bài viết, phóng sự, chương trình truyền hình về văn hóa ứng xử, lối sống thanh lịch đã trở thành kênh thông tin hữu ích, giúp người dân hiểu rõ hơn về giá trị của sự thanh lịch, văn minh trong đời sống hiện đại.
Nâng cao hiệu quả truyền thông, mang lại giá trị tích cực cho Thủ đô Người Hà Nội

Nâng cao hiệu quả truyền thông, mang lại giá trị tích cực cho Thủ đô

TTTĐ - Chiều 24/3, Hội nghị tọa đàm "Báo chí, truyền thông tham gia xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh". Đây là dịp để các cơ quan báo chí, truyền thông cũng như các địa phương tại Hà Nội khẳng định vai trò của những người cầm bút cũng như đưa ra các ý kiến tham góp, hiến kế nhằm "gạn đục khơi trong" với tâm huyết và trách nhiệm giúp cho sự nghiệp phát triển văn hóa, nâng cao hiệu quả của truyền thông, mang lại những giá trị tích cực của Thủ đô trong thời đại mới.
Trách nhiệm của báo chí, truyền thông trong đấu tranh với tin giả Người Hà Nội

Trách nhiệm của báo chí, truyền thông trong đấu tranh với tin giả

TTTĐ - Khi xuất hiện tin giả, thông tin xấu, độc, báo chí phải kịp thời “giải độc” thông tin nhanh chóng bằng nguồn tin xác thực, tin cậy giúp người dân nắm rõ bản chất vấn đề, không để những tin này ảnh hưởng xấu đến niềm tin của người dân với Đảng, Nhà nước.
Động lực quan trọng lan tỏa giá trị tốt đẹp của người Hà Nội Người Hà Nội

Động lực quan trọng lan tỏa giá trị tốt đẹp của người Hà Nội

TTTĐ - Những ý kiến đóng góp tâm huyết, giàu giá trị thực tiễn của các chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà báo… đã giúp hội nghị đạt được nhiều kết quả quan trọng, mở ra những hướng đi cụ thể để báo chí và truyền thông tiếp tục phát huy mạnh mẽ vai trò trong việc gìn giữ và lan tỏa các giá trị văn hóa tốt đẹp của người Hà Nội.
Xem thêm