Tag

Nhân rộng và phát triển thương hiệu gà Mía Sơn Tây

Nông thôn mới 03/09/2019 07:06
aa
TTTĐ - Mặc dù có tên trong danh mục giống gà quý gốc quốc gia, tuy nhiên vài năm trở lại đây, người dân thôn Mông Phụ, Xã Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) lại gặp khá nhiều khó khăn trong việc chăn nuôi và tiêu thụ giống gà Mía Sơn Tây. Để duy trì và phát triển thương hiệu gà Mía Sơn Tây, các ban, ngành địa phương đã xây dựng chuỗi liên kết khép kín từ chăn nuôi, giết mổ đến tiêu thụ sản phẩm nhằm kiểm soát chất lượng từ con giống đến sản phẩm cuối cùng.

Nhân rộng và phát triển thương hiệu gà Mía Sơn Tây

Mô hình chăn nuôi gà Mía tại thôn Mông Phụ, xã Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội)

Bài liên quan

Đẩy mạnh xây dựng chuỗi liên kết chăn nuôi - tiêu thụ gà đồi Sóc Sơn

Hà Nội phấn đấu có thêm 20 xã đạt chuẩn NTM nâng cao trong năm 2019

Bài 3: Xu thế liên kết chuỗi trong chăn nuôi

Hà Nội tích cực bàn giải pháp xây dựng chuỗi giá trị và kết nối thị trường sản phẩm chăn nuôi

Nguy cơ bị tuyệt chủng giống gà quý

Gà Mía là giống gà thịt cổ truyền nổi tiếng, tuy không xác định được từ đời nào nhưng gốc tích gắn liền với tập quán văn hoá địa phương tại làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội). Gà Mía có chất lượng thịt thơm ngon nên được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Tuy nhiên, những năm gần đây, việc bảo tồn, phát triển chăn nuôi gà Mía gặp nhiều khó khăn, nhất là triển khai chuỗi liên kết chăn nuôi và tiêu thụ gà Mía, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nguyên nhân là do người tiêu dùng chưa biết nhiều đến sản phẩm gà Mía dẫn tới đầu ra không ổn định. Cùng với đó, quy mô chăn nuôi gà Mía tại thôn Mông Phụ thường nhỏ lẻ hộ gia đình, chưa xây dựng được cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh, dẫn tới khó khăn trong kiểm soát chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Mặt khác, do khả năng sinh trưởng thấp và tiêu tốn thức ăn nên người chăn nuôi thường ưu tiên lựa chọn giống gà lai khác có giá trị kinh tế cao hơn. Vì vậy, hiện nay hầu hết những người dân chăn nuôi gà Mía tại địa phương vẫn tự bán sản phẩm cho thương lái mà chưa có cửa hàng để bán và giới thiệu sản phẩm nên giá trị thấp.

Đứng trước nguy cơ mai một bởi các giống ngoại lai và sẽ mất dần đi nguồn đặc sản nổi tiếng, thời gian qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định quy định gà Mía là một giống gà nằm trong danh mục nguồn gen vật nuôi quý hiếm cần bảo tồn. Do vậy, UBND thành phố đã có nhiều chủ trương, chính sách bảo tồn và phát triển chăn nuôi gà Mía, đến nay giống gà Mía đã xây dựng được thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa và được Cục Sở hữu trí tuệ Bộ Khoa học và Công nghệ cấp nhãn hiệu hàng hóa “gà Mía Sơn Tây”.

Trang trại nuôi gà giống của ông Hà Văn Chiến tại thôn Mông Phụ, xã Đường Lâm, Thị xã Sơn Tây, Hà Nội
Trang trại nuôi gà giống của ông Hà Văn Chiến tại thôn Mông Phụ, xã Đường Lâm, Thị xã Sơn Tây, Hà Nội

Chia sẻ mô hình nuôi gà Mía Sơn Tây, ông Hà Văn Chiến, một hộ chăn nuôi tại thôn Mông Phụ, xã Đường Lâm cho biết: Gà Mía nổi tiếng khắp vùng bởi đặc điểm hình dáng và chất lượng thịt thơm, ngon, trung bình mỗi con gà trưởng thành có cân nặng từ 2-2,5kg. Đặc biệt, gà trống khi trưởng thành ở phía ngoài chân gà có vệt màu đỏ từ trên xuống đến ngón chân trông giống như sợi chỉ là giống gà chuyên dùng để tiến vua. Hiện gia đình tôi đang nuôi khoảng 5.000 con gà Mía với nhiều độ tuổi khác nhau. Tuy phải đầu tư vốn ban đầu tương đối lớn nhưng gà Mía dễ nuôi, hiệu quả kinh tế gấp 2-3 lần so với trồng lúa hoặc nuôi các giống gà khác. Hiện tại giá bán tại trang trại khoảng 85.000 - 90.000 đồng/kg.

Ông Chiến cho biết thêm, giống gà Mía tương đối dễ nuôi, chỉ cần cho ăn đầy đủ bằng các loại thức ăn có sẵn như thóc, ngô, khoai, sắn, rau, cỏ… và nuôi cách ly trong các vườn trại có rào chắn vật nuôi sẽ ít bị dịch bệnh, gà lớn nhanh, khỏe mạnh. Đáng chú ý, giống gà Mía phải nuôi theo phương thức thả vườn; phải thực hiện nghiêm quy trình phòng bệnh bằng vắc xin, bổ sung các loại khoáng, vitamin, nhất là gà ở giai đoạn đẻ trứng và vỗ béo để nâng cao sức đề kháng cho gà. Hiện cả xã Đường Lâm có 50 hộ liên kết cùng chăn nuôi gà Mía.

Tuy nhiên, theo ông Hà Văn Chiến, hiện nay, gà Mía được phân bố trên địa bàn hẹp, chủ yếu ở Ðường Lâm cho nên nguy cơ bị tuyệt chủng cao. Thêm vào đó, khi thời tiết diễn biến bất thường, dịch bệnh thường xảy ra, đơn cử như dịch cúm gia cầm nên khó xử lý. Đồng thời, do người chăn nuôi chưa ý thức được đầy đủ giá trị của giống gà địa phương nên dẫn tới xói mòn hệ gen gà Mía gốc. Tính thích nghi của gà Mía vẫn theo phương thức nuôi “thả vườn” mới bảo đảm chất lượng nên việc mở rộng quy mô chăn nuôi còn gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, hệ thống cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm chưa có, khiến “đầu ra” bấp bênh...

Đẩy mạnh mô hình liên kết chuỗi

Trước những khó khăn trong việc phát triển sản phẩm gà Mía, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội vừa phối hợp với các sở, ngành và chính quyền địa phương công bố thương hiệu nhãn hiệu tập thể “Gà Mía Sơn Tây” để phát huy vai trò của cộng đồng, tổ chức trong quản lý sử dụng, phát triển danh tiếng của sản phẩm gà Mía.

Bên cạnh đó, địa phương cũng xác định việc phát triển các chuỗi liên kết trong chăn nuôi là rất quan trọng, phù hợp với nhu cầu và xu hướng quốc tế. Vì vậy, Sơn Tây đã đưa ra mục tiêu xây dựng chuỗi liên kết khép kín từ chăn nuôi, giết mổ đến tiêu thụ sản phẩm nhằm kiểm soát được chất lượng từ con giống đến sản phẩm cuối cùng, bảo đảm lợi ích và tạo nguồn đầu ra ổn định cho người chăn nuôi. Đồng thời cung cấp nguồn đầu vào ổn định chất lượng cho doanh nghiệp sản xuất và bảo đảm lợi ích cho người tiêu dùng.

Giống gà Mía tương đối dễ nuôi, chỉ cần cho ăn đầy đủ bằng các loại thức ăn có sẵn như thóc, ngô, khoai, sắn, rau, cỏ… và nuôi cách ly trong các vườn trại theo mô hình thả vườn sẽ cho năng suất và chất lượng thịt cao hơn
Giống gà Mía tương đối dễ nuôi, chỉ cần cho ăn đầy đủ bằng các loại thức ăn có sẵn như thóc, ngô, khoai, sắn, rau, cỏ… và nuôi cách ly trong các vườn trại theo mô hình thả vườn sẽ cho năng suất và chất lượng thịt cao hơn

Nhận định về phương án phát triển thương hiệu gà Mía Sơn Tây, ông Tạ Văn Tường,. Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Việc chăn nuôi gà Mía trên địa bàn thị xã Sơn Tây hiện vẫn còn gặp nhiều khó khăn do phần lớn chăn nuôi theo hình thức nhỏ lẻ trong nông hộ, năng suất chất lượng và hiệu quả chăn nuôi chưa cao. Chăn nuôi chủ yếu theo phương thức truyền thống, quy trình và phương thức khác nhau nên việc kiểm soát dịch bệnh và an toàn thực phẩm khó khăn. Bên cạnh đó, các cơ sở sản xuất, cung ứng giống gà Mía bảo đảm chất lượng chưa nhiều (hiện mới có đàn gà của Công ty HADICO là được công nhận đàn giống gốc) nên không đủ giống thuần chủng cấp cho người chăn nuôi. Cùng với đó là chưa hình thành các chuỗi và liên kết chuỗi trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gà Mía.

Vì vậy, để nhân rộng và phát triển giống gà Mía, ông Tạ Văn Tường cho rằng, trong thời gian tới, Hà Nội cần phát triển chuỗi và liên kết chuỗi gắn sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gà Mía trên địa bàn Thành phố cũng như các tỉnh. Đồng thời, thành phố cần nhân rộng các mô hình chuỗi liên kết khép kín từ sản xuất sơ chế bảo quản tiêu thụ sản phẩm theo hướng cung cấp sản phẩm tại các địa phương và liên kết tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp tiêu thụ. Ngoài ra, Hà Nội cần phát triển các cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm, phát huy và sử dụng có hiệu quả nhãn hiệu tập thể của từng chuỗi liên kết đối với chăn nuôi và định hướng thị trường cho các chuỗi phù hợp với năng lực sản xuất, nhu cầu của thị trường.

Ông Phùng Huy Vinh, Trưởng phòng Kinh tế thị xã Sơn Tây cho biết: Để chăn nuôi gà Mía phát triển, trong thời gian tới cần sự quan tâm, vào cuộc mạnh mẽ của các cơ quan chức năng, chuyên môn trong việc nghiên cứu chọn lọc dòng gà Mía có khả năng sinh trưởng cao nhằm bảo tồn nguyên vẹn vốn gen di truyền và tuyển lựa, duy trì, cải tạo nâng cao giá trị của các giống bản địa. Đồng thời, địa phương cần liên hệ chặt chẽ giữa hộ chăn nuôi, trang trại và các hộ sản xuất nông nghiệp khác tại xã Đường Lâm để phát triển hình thức du lịch trải nghiệm, du lịch sinh thái trong tổng thể du lịch Làng cổ Đường Lâm. Qua đó, cung ứng sản phẩm gà Mía Sơn Tây cho hoạt động thương mại, du lịch, góp phần làm gia tăng giá trị hàng hóa sản phẩm.

Trang thông tin này có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương

Đọc thêm

Nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm OCOP Nông thôn mới

Nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm OCOP

TTTĐ - Những năm qua, chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn huyện Gia Lâm (Hà Nội) đã đạt được những kết quả nổi bật. Toàn huyện hiện có 149 sản phẩm OCOP của 35 chủ thể đã được công nhận, góp phần nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Sản xuất nông nghiệp vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ Nông thôn mới

Sản xuất nông nghiệp vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ

TTTĐ - Đại biểu Mai Văn Hải (đoàn Thanh Hóa) cho rằng, sản xuất nông nghiệp vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, hiệu quả kinh tế chưa cao, kết quả xã đạt chuẩn Nông thôn mới ở một số vùng vẫn còn chênh lệch lớn...
Lan toả các mô hình thực hiện Chỉ thị 05 trong xây dựng NTM Nông thôn mới

Lan toả các mô hình thực hiện Chỉ thị 05 trong xây dựng NTM

TTTĐ - Việc học tập, làm theo Bác ở các Đảng bộ, chi bộ huyện Sóc Sơn trở thành việc làm thường xuyên; tạo sự lan tỏa tích cực trong toàn dân; đã xuất hiện nhiều mô hình tiêu biểu đóng góp quan trọng ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của huyện, nhất là trong công tác xây dựng Nông thôn mới (NTM).
Kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm công trình thủy lợi Nông thôn mới

Kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm công trình thủy lợi

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 3616/UBND-KTN về tăng cường xử lý vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
Nâng tầm thương hiệu, đưa sản phẩm OCOP vươn ra thế giới Nông thôn mới

Nâng tầm thương hiệu, đưa sản phẩm OCOP vươn ra thế giới

TTTĐ - Sáng 31/10, tại Khu đô thị Vinhomes Ocean Park 3 (tỉnh Hưng Yên), Bộ Công thương phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Liên minh Hợp tác xã Việt Nam chỉ đạo tổ chức triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu (VIETNAM OCOPEX).
Bình Thuận tập trung phát triển ngành hàng thanh long giá trị cao Nông thôn mới

Bình Thuận tập trung phát triển ngành hàng thanh long giá trị cao

TTTĐ - Tỉnh Bình Thuận đang tập trung triển khai Kết luận số 977 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, hướng tới phát triển ngành thanh long bền vững, có giá trị cao.
Xây dựng Nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm, không ngừng nghỉ Nông thôn mới

Xây dựng Nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm, không ngừng nghỉ

TTTĐ - Xác định rõ xây dựng Nông thôn mới nâng cao, Nông thôn mới kiểu mẫu là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị, do đó, thời gian qua chính quyền và Nhân dân xã Quang Tiến (huyện Sóc Sơn) đã triển khai nhiều giải pháp nhằm giữ vững và nâng cao các tiêu chí đã đạt, đồng thời phấn đấu về đích xã Nông thôn mới kiểu mẫu trong năm 2024.
Phát huy hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi bò sinh sản Nông thôn mới

Phát huy hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi bò sinh sản

TTTĐ - Những năm qua, các mô hình nuôi bò sinh sản do Trung tâm Khuyến nông Hà Nội triển khai ở nhiều địa phương đã giúp nhiều hộ dân tận dụng được tài nguyên sẵn có, góp phần nâng cao thu nhập và mở ra định hướng phát triển kinh tế bền vững.
Nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp theo chuỗi, công nghệ cao Nông thôn mới

Nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp theo chuỗi, công nghệ cao

TTTĐ - Hướng tới xây dựng nền nông nghiệp xanh, sinh thái, thời gian qua, huyện Thanh Oai (Hà Nội) tập trung nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp theo chuỗi, mô hình ứng dụng công nghệ cao. Nhờ vậy, góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế cho người dân.
Hà Nội công nhận danh hiệu 3 làng nghề và làng nghề truyền thống Nông thôn mới

Hà Nội công nhận danh hiệu 3 làng nghề và làng nghề truyền thống

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 5596/QĐ-UBND về việc công nhận danh hiệu “Làng nghề Hà Nội” và “Làng nghề truyền thống Hà Nội”.
Xem thêm