Tag

Nhà ở an toàn cho vùng bão, lũ: Giải pháp hiệu quả giúp người dân ứng phó với thiên tai

Môi trường 12/12/2020 20:12
aa
TTTĐ - Khu vực miền Trung có tốc độ lũ lên nhanh, thời gian lũ kéo dài, giao thông chia cắt; lương thực, nhu yếu phẩm khó khăn. Do đó, việc xây dựng những ngôi nhà an toàn ở vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão, lũ được xem là giải pháp thiết thực giúp người dân ứng phó với thiên tai.
Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực phòng chống thiên tai Thi sáng tác lời mới cho làn điệu dân ca và nhạc cổ truyền về phòng chống thiên tai Hà Nội: Kiện toàn và nâng cao năng lực các đội xung kích phòng chống thiên tai cấp xã Hỗ trợ các tỉnh miền Trung phục hồi sản xuất nhanh và hiệu quả hơn

“Đai an toàn” của người dân

Đợt thiên tai mưa lũ, bão lịch sử diễn ra vào tháng 9, 10 tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Song hành cùng việc tổ chức tìm kiếm người mất tích và cứu trợ thì việc khôi phục, phục hồi sau thiên tai đang được Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai, các Bộ ngành, nhất là chính quyền địa phương và Nhân dân khẩn trương thực hiện.

Đặc biệt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức nhiều hội nghị khẩn cấp phục hồi sản xuất nông nghiệp cũng như cử nhiều đoàn công tác cùng nhiều chuyên gia về hướng dẫn trực tiếp cho các địa phương phục hồi, tái thiết sau thiên tai.

Bộ cũng đã tiến hành hướng dẫn việc khôi phục lại nhà cửa để đảm bảo an toàn trong bão, lũ, ngập lụt cũng như đưa ra các giải pháp phòng tránh đảm bảo an toàn trong lũ quét, sạt lở đất và khôi phục, phòng chống sạt lở bờ biển bị tàn phá trong đợt mưa, bão vừa qua...

Nhà ở an toàn cho vùng bão, lũ: Giải pháp hiệu quả giúp người dân ứng phó với thiên tai
Việc xây dựng công trình nhà ở an toàn cho vùng bão, lũ là hết sức cần thiết

Tiếp nối các hoạt động đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa tổ chức Hội thảo khoa học về “Nhà ở an toàn cho vùng bão, lũ”; “Giải pháp đảm bảo an toàn trong lũ quét, sạt lở đất”; “Phòng chống sạt lở ven biển”, do ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Thứ trưởng chủ trì, cùng sự tham dự của đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Xây dựng, Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam, trường Đại học Khoa học tự nhiên; Quỹ nhà, Quỹ Cộng đồng phòng chống thiên tai; Một số tổ chức quốc tế và các chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực phòng chống thiên tai.

Ông Trần Quang Hoài, Tổng Cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai cho biết: Miền Trung là khu vực thường xuyên xảy ra bão, lũ. Cứ sau mỗi đợt thiên tai chúng ta tiến hành sửa chữa tái thiết nhà cửa nhưng cơn bão sau vào, lũ xảy ra lại làm tan hoang, cuốn trôi. Do vậy, việc xây dựng công trình nhà ở an toàn cho vùng bão, lũ là hết sức cần thiết.

Hiện nay, ở miền Trung còn 223.008 nhà không an toàn trước bão; 152.820 nhà không an toàn trước lũ. Giải pháp quan trọng nhất là người dân tích cực xây dựng nhà cửa, chủ động gia cố, chằng chống đảm bảo an toàn nhà ở trước thiên tai và khôi phục nhà cửa sau thiên tai.

Từ chương trình chính sách theo Quyết định số 48/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt khu vực miền Trung, người dân 14 tỉnh từ Thanh Hóa đến Bình Thuận được hỗ trợ xây dựng nhà ở an toàn với mức hỗ trợ 12 - 16 triệu đồng/hộ; Vay tối đa 15 triệu đồng/hộ trong 10 năm.

Nhà ở phải đảm bảo sàn cao hơn mức ngập lụt cao nhất, diện tích tối thiểu 10m2; Kết cấu kiên cố, mái bằng bê tông cốt thép hoặc vật liệu có chất lượng tốt, đảm bảo khả năng phòng, tránh bão. Đến tháng 10/2020, Nhà nước đã hỗ trợ 19.350/21.600 hộ.

Nhà ở an toàn cho vùng bão, lũ: Giải pháp hiệu quả giúp người dân ứng phó với thiên tai
Hội thảo khoa học về “Nhà ở an toàn cho vùng bão, lũ” do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức

Bên cạnh đó, nhà ở an toàn từ dự án quốc tế (dự án GCF cho nâng cao năng lực hứng chịu của người dân ven biển miền Trung) hỗ trợ 1.700 USD, đối ứng theo mức hỗ trợ của Quyết định 48 và kinh phí người dân. Mỗi địa phương thiết kế, ban hành 6 mẫu nhà ở an toàn để người dân lựa chọn. Kết quả đã hỗ trợ hơn 3.440 nhà cho các tỉnh Thanh Hóa, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi.

Ngoài ra, còn có 795 nhà ở an toàn từ các tổ chức xã hội (Sống Foundation). Đại diện Quỹ Sống Foundation giới thiệu các mẫu nhà với từng cấp bão, ngập lũ với định mức xây dựng phù hợp với khả năng của nhiều người dân…

“Nhà an toàn trước bão, lũ phải đảm bảo an toàn cho người và tài sản, đủ chỗ ở và sinh hoạt (nghỉ ngơi, ăn ngủ, vệ sinh); Có chuẩn bị thực phẩm, nước uống, bếp ăn, thuốc men; Đảm bảo an toàn công trình trước thiên tai”, ông Trần Quang Hoài nhấn mạnh.

Mở rộng đối tượng thụ hưởng

Nhờ việc mang lại hiệu quả cao trong công tác ứng phó với bão lũ, những mô hình nhà an toàn cho vùng bão, lũ được triển khai rộng rãi ở khắp các địa phương trong đó có tỉnh Quảng Bình.

Thôn Mỹ Hòa, xã Sơn Thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) là địa phương bị ngập lụt nặng nhất, cũng là nơi nước rút muộn nhất của tỉnh sau trận bão lũ kinh hoàng vừa qua. Hầu hết tài sản của người dân trong vùng lũ bị nước cuốn trôi. Bên cạnh đó, hàng nghìn hộ gia đình vẫn an toàn, tự bảo vệ được tính mạng, tài sản. Ðó là nhờ những ngôi nhà được xây dựng theo phương châm "Nhà nước hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ, hộ gia đình tham gia đóng góp" từ Quyết định 48/2014/QÐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ người nghèo ở 14 tỉnh miền trung xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt.

Nhà ở an toàn cho vùng bão, lũ: Giải pháp hiệu quả giúp người dân ứng phó với thiên tai
Một căn nhà an toàn của người dân vùng lũ Quảng Bình

Trong trận bão vừa qua, gia đình chị Dương Thị Trình ở thôn Mỹ Hòa, xã Sơn Thủy, huyện Lệ Thủy đã an toàn nhờ căn nhà vượt lũ. Từ 15 triệu đồng vay Ngân hàng Chính sách xã hội cộng với chút tiền dành dụm, gia đình chị cất được căn nhà vượt lũ. "Cũng may có căn nhà này mà ở không thì gia đình chẳng biết nương tựa vào đâu", chị Trình chia sẻ.

Khi lũ về, cả thôn có tới 90% số gia đình bị ngập, toàn xã bị cô lập nhiều ngày. Căn nhà của chị còn mở cửa cho nhiều bà con làng xóm thôn Mỹ Hòa, xã Sơn Thủy cùng trú ngụ. Thực tế, không riêng các gia đình nêu trên được bình an, gần 2.500 ngôi nhà vượt lũ khác ở Quảng Bình vẫn trụ vững sau trận lũ lịch sử vừa qua.

Đánh giá cao chủ trương đúng đắn của Chính phủ và sự triển khai hỗ trợ quyết liệt từ phía Ngân hàng Chính sách xã hội, đại diện chính quyền địa phương khẳng định, trận lũ lụt lịch sử vừa qua càng cho thấy rõ tính hiệu quả của những căn nhà vượt lũ. Việc xây những căn nhà này giúp các hộ nghèo yên tâm sản xuất.

“Đây là mô hình có thể nhân rộng để mở rộng diện hỗ trợ nhà vượt lũ cho bà con, bảo đảm chủ động giảm nhẹ tác động của thiên tai”, ông Nguyễn Văn Thục, Chủ tịch UBND xã Sơn Thủy, huyện Lệ Thủy nói.

Liên quan đến việc hỗ trợ nhà ở cho người dân vùng bão, lũ miền Trung, ông Hà Quang Hưng, Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho rằng, cần phân biệt rõ 2 nhóm đối tượng, đó là nhóm đủ điều kiện kinh tế để xây dựng nhà ở an toàn cho gia đình (chỉ cần làm sổ tay hướng dẫn); Nhóm không đủ điều kiện xây dựng nhà ở an toàn cần phải có sự hỗ trợ của Nnhà nước, đặc biệt là vấn đề cơ chế, chính sách.

Về mặt chính sách, Bộ Xây dựng đang nghiên cứu sửa đổi Quyết định 48 trình Chính phủ ban hành theo hướng: Mở rộng đối tượng cho hộ nghèo và hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn mới; Mở rộng phạm vi điều kiện hỗ trợ trên 28 tỉnh ven biển; Nghiên cứu đề xuất tăng mức hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách Trung ương cũng như vốn vay từ ngân hàng chính sách; Nâng cao điều kiện tối thiểu về nhà ở phù hợp với sự phát triển, vệ sinh môi trường… bổ sung mô hình nhà tránh bão cộng đồng theo hướng mỗi xã có một nhà ở tránh bão cộng đồng.

Đọc thêm

Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới Môi trường

Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới

TTTĐ - Hồi 19h ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 360km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ khoảng 20km/h.
Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão Môi trường

Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão

TTTĐ - Hậu quả của bão số 3 và mưa lũ, ngập lụt trên địa bàn Hà Nội không chỉ gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng và tài sản mà còn để lại những mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với sức khỏe người dân. Do đó, thành phố đã và đang triển khai hàng loạt biện pháp khắc phục, tập trung vào xử lý vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch bệnh nhằm ổn định đời sống Nhân dân.
Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9 Môi trường

Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9

TTTĐ - Trưa 18/9, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Đà Nẵng vừa có thông báo cho học sinh nghỉ học do áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, gây mưa lớn.
Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão Xã hội

Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng có Công điện yêu cầu chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão đang đi vào khu vực Biển đông của nước ta.
Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão Môi trường

Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, đến 7 giờ ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão, cường độ cấp 8, giật cấp 10.
Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão Môi trường

Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới đang tiến sát Biển Đông. Hồi 4 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,7 độ Vĩ Bắc; 113,8 độ Kinh Đông, cách Hoàng Sa khoảng 250km về phía Đông.
Nhựa Bình Minh và tập đoàn SCG triển khai dự án "Thương nguồn nước, yêu tương lai" tại Quảng Nam Môi trường

Nhựa Bình Minh và tập đoàn SCG triển khai dự án "Thương nguồn nước, yêu tương lai" tại Quảng Nam

TTTĐ - Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (BM PLASCO), với sự đồng hành từ Tập đoàn SCG và các đối tác đã triển khai chuỗi hoạt động thuộc dự án “Thương nguồn nước, yêu tương lai” tại tỉnh Quảng Nam.
Chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão Môi trường

Chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 97/CĐ-TTg ngày 17/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão.
Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông có hướng di chuyển phức tạp Môi trường

Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông có hướng di chuyển phức tạp

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông đang có hướng di chuyển phức tạp.
Áp thấp nhiệt đới đang ở trên đất liền đảo Luzon (Philippines), giật cấp 9 Môi trường

Áp thấp nhiệt đới đang ở trên đất liền đảo Luzon (Philippines), giật cấp 9

TTTĐ - Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 7h ngày 17/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 120,9 độ Kinh Đông, trên đất liền đảo Luzon (Philippines). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây khoảng 15-20km/h.
Xem thêm