Tag

Hỗ trợ các tỉnh miền Trung phục hồi sản xuất nhanh và hiệu quả hơn

Môi trường 27/11/2020 17:00
aa
TTTĐ - Trong khoảng 2 tháng (từ giữa tháng 9 đến giữa tháng 11), “bão chồng bão”, “lũ chồng lũ” chưa từng có trong nhiều năm qua đã gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sản xuất của hàng triệu người dân các tỉnh miền Trung, trong đó lĩnh vực sản xuất nông nghiệp bị tổn thương nghiêm trọng.
Công ty CP Văn hóa Phương Nam tặng quà cho các trường miền Trung trị giá 1 tỉ đồng Hiệu quả từ công trình nhà tránh lũ "hai trong một" Hàng nghìn phần quà trao tới các địa phương khó khăn vùng lũ Đêm nhạc “Tình nghệ sĩ - chung một tấm lòng” vì miền Trung ruột thịt Tổ chức khám tư vấn sức khỏe lưu động dành cho đồng bào miền Trung

Nông nghiệp bị thiệt hại nặng nề

Thống kê của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai cho thấy, trong khoảng hai tháng qua, thiên tai đã khiến cho 4.000ha lúa, 7.600ha hoa màu, 139.565 ha rừng, 12.672ha nuôi thủy sản bị thiệt hại.

Mưa lũ cũng khiến cho khoảng 38.500 con gia súc, 3.214.000 con gia cầm bị chết, cuốn trôi) 165km đê biển, cửa sông bị sự cố; 45,9km kè bị hư hỏng; 88 điểm sạt lở bờ biển với tổng chiều dài là 141km). Thiệt hại kinh tế ước tính trên 30.000 tỷ đồng.

Hỗ trợ các tỉnh miền Trung phục hồi sản xuất nhanh và hiệu quả hơn
Thiên tai đã khiến cho ngành nông nghiệp của các tỉnh miền Trung bị thiệt hại nghiêm trọng

Sau thiên tai, một loạt các giải pháp đã được thực hiện để khắc phục hậu quả và thúc đẩy sản xuất. Theo đó, về chính sách, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 165/NQ-CP ngày 5/11/2020 về việc hỗ trợ kinh phí khắc phục thiệt hại nặng do thiên tai gây ra.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn chủ động ứng phó mưa, bão, lũ; Khắc phục thiệt hại và khôi phục sản xuất do thiên tai gây ra.

Về công tác hỗ trợ khôi phục sản xuất, dân sinh, Chính phủ đã xuất cấp 15.804 tấn gạo. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ký 4 Quyết định xuất hỗ trợ 23 tấn hạt giống ngô và 15,8 tấn hạt giống rau cho các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế. Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng hỗ trợ 13 tấn lúa, ngô giống các loại, để giúp người dân 4 tỉnh trên từ nguồn xã hội hóa.

Hỗ trợ các tỉnh miền Trung phục hồi sản xuất nhanh và hiệu quả hơn
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường chuyển giao giống cá tốt tại trại cá Trúc Kinh, huyện Gio Linh, Quảng Trị

Cùng với đó, Chính phủ đã quyết định hỗ trợ khẩn cấp 1.250 tỷ đồng cho 9 tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng bởi mưa bão. Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã kêu gọi các tổ chức quốc tế và một số quốc gia hỗ trợ tiền và hàng hóa thiết yếu với tổng trị giá trên 21,53 triệu USD (tương đương với 500 tỷ đồng).

Bên cạnh sự hỗ trợ khẩn cấp của Chính phủ, các địa phương đã chủ động và phối hợp rất chặt chẽ với một số cơ quan đơn vị của Bộ, ngành, doanh nghiệp tập trung khắc phục hậu quả, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Phục hồi sản xuất nhanh hơn, hiệu quả hơn

Để phục hồi sản xuất nhanh hơn, tốt hơn, hiệu quả hơn, các địa phương cần khẩn trương triển khai cũng như đề ra một số giải pháp, kiến nghị những chính sách lâu dài trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nhằm phát triển bền vững và chủ động thích ứng trước thiên tai.

Theo đó, trước mắt, cùng với các giải pháp ứng phó, hỗ trợ khẩn cấp cho các tỉnh miền Trung đã triển khai, thời gian tới, thúc đẩy khôi phục sản xuất nông nghiệp trên tất cả các lĩnh vực gồm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, hạ tầng nông thôn... sẽ là những yêu cầu cấp thiết, nhất là từ nay đến Tết Nguyên đán.

Về lâu dài, các địa phương cần thực hiện một số giải pháp cụ thể như quy hoạch lại sản xuất phù hợp với điều kiện vùng lũ, nguy cơ sạt lở cao; Chuyển đổi đất, cây trồng, thời vụ; Chăn nuôi, chăn nuôi đại gia súc; Xây dựng, quy hoạch xử dụng đất.

Hỗ trợ các tỉnh miền Trung phục hồi sản xuất nhanh và hiệu quả hơn
Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra sạt lở Cảng Việt, huyện Gio Linh, Quảng Trị

Đặc biệt, các địa phương cần chú trọng xử lý môi trường sau thiên tai, đầu tư hạ tầng sản xuất, bao gồm hạ tầng thủy lợi, phòng chống thiên tai bền vững, xây dựng các hồ chứa thủy lợi lớn, đa mục tiêu... đảm bảo khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn nước, phòng chống lũ hạ du. Hạ tầng bảo đảm thoát lũ nhanh.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết: Trong thời gian vừa qua, các địa phương đã chủ động và phối hợp rất chặt chẽ với một số cơ quan đơn vị của Bộ ngành, doanh nghiệp tập trung khắc phục hậu quả, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Tuy nhiên, để phục hồi sản xuất nhanh hơn, tốt hơn, hiệu quả hơn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị với sự có mặt của 6 tỉnh trọng điểm để bàn về các biện pháp trước mắt cần khẩn trương triển khai cũng như đề ra một số giải pháp, kiến nghị những chính sách lâu dài trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nhằm phát triển bền vững và chủ động thích ứng trước thiên tai.

Hỗ trợ các tỉnh miền Trung phục hồi sản xuất nhanh và hiệu quả hơn
Điểm sạt lở Cảng Việt, huyện Gio Linh, Quảng Trị

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, quan điểm trong công tác khôi phục sản xuất thời gian tới, trên hết phải không để người dân bị thiếu đói, thiếu nước sinh hoạt. Tạo mọi nguồn lực để người dân sớm ổn định sản xuất, trong đó tập trung cho sản xuất những sản phẩm cần thiết phục vụ kịp thời ngay trước và trong dịp Tết Nguyên đán.

Cùng với đó là đảm bảo vệ sinh môi trường, không để xảy ra các dịch bệnh trong chăn nuôi, thủy sản, trong đó cần tập trung cho khử trùng và xử lý môi trường chăn nuôi...

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, sau các đợt thiên tai, hiện đang tập trung quyết liệt các nhóm giải pháp để phục hồi sản xuất, phục hồi kinh tế và đời sống nhân dân. Chính phủ và Thủ tướng đã tập trung chỉ đạo các Bộ ngành, địa phương cùng cả hệ thống chính trị và toàn dân vào cuộc phục hồi ngay sản xuất.

Hỗ trợ các tỉnh miền Trung phục hồi sản xuất nhanh và hiệu quả hơn

Bộ trưởng đã nêu bốn nhóm giải pháp nhằm phục hồi kinh tế sau bão lũ, trong đó ưu tiên phục hồi nhanh đời sống người dân, phục hồi môi trường, không để dịch bệnh xảy ra, đưa các loại thuốc vào tập trung xử lý môi trường các địa phương; Khôi phục thiết chế hạ tầng gồm giao thông, công trình điện và các thiết chế hạ tầng khác và sản xuất…

Bộ trưởng Cường nhấn mạnh, trong phục hồi sản xuất có việc phục hồi nông nghiệp. Trong đó, có những nhóm lớn là tạo sinh kế trước mắt từ nay đến Tết bằng các sinh kế trồng trọt; Phục hồi chăn nuôi ngắn ngày bằng các giống gia cầm, gia súc; Tập trung phục hồi các thiết chế công trình thủy lợi, kênh mương nội đồng, giải phóng mặt bằng đồng ruộng bị bồi lấp trong đợt mưa lũ vừa qua để sản xuất vụ Đông - Xuân; Chuẩn bị giống tốt nhất và vật tư để bà con tổ chức sản xuất, để lấy vụ sản xuất tới bù đắp vào những thiệt hại do thiên tai gây ra.

Về lâu dài, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ nghiên cứu, tham mưu trình Chính phủ ban hành Nghị quyết về công tác khắc phục hậu quả thiên tai để giải quyết một số vấn đề trước mắt cũng như lâu dài đã bộc lộ sau đợt thiên tai vừa qua.

Đọc thêm

Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9 Môi trường

Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9

TTTĐ - Trưa 18/9, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Đà Nẵng vừa có thông báo cho học sinh nghỉ học do áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, gây mưa lớn.
Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão Xã hội

Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng có Công điện yêu cầu chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão đang đi vào khu vực Biển đông của nước ta.
Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão Môi trường

Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, đến 7 giờ ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão, cường độ cấp 8, giật cấp 10.
Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão Môi trường

Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới đang tiến sát Biển Đông. Hồi 4 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,7 độ Vĩ Bắc; 113,8 độ Kinh Đông, cách Hoàng Sa khoảng 250km về phía Đông.
Nhựa Bình Minh và tập đoàn SCG triển khai dự án "Thương nguồn nước, yêu tương lai" tại Quảng Nam Môi trường

Nhựa Bình Minh và tập đoàn SCG triển khai dự án "Thương nguồn nước, yêu tương lai" tại Quảng Nam

TTTĐ - Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (BM PLASCO), với sự đồng hành từ Tập đoàn SCG và các đối tác đã triển khai chuỗi hoạt động thuộc dự án “Thương nguồn nước, yêu tương lai” tại tỉnh Quảng Nam.
Chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão Môi trường

Chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 97/CĐ-TTg ngày 17/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão.
Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông có hướng di chuyển phức tạp Môi trường

Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông có hướng di chuyển phức tạp

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông đang có hướng di chuyển phức tạp.
Áp thấp nhiệt đới đang ở trên đất liền đảo Luzon (Philippines), giật cấp 9 Môi trường

Áp thấp nhiệt đới đang ở trên đất liền đảo Luzon (Philippines), giật cấp 9

TTTĐ - Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 7h ngày 17/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 120,9 độ Kinh Đông, trên đất liền đảo Luzon (Philippines). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây khoảng 15-20km/h.
Áp thấp nhiệt đới có thể đi vào Biển Đông, mạnh lên thành bão Môi trường

Áp thấp nhiệt đới có thể đi vào Biển Đông, mạnh lên thành bão

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông tiếp tục di chuyển theo hướng Tây.
Áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây khoảng 15km/h Môi trường

Áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây khoảng 15km/h

TTTĐ - Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 13h ngày 16/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 17,1 độ Vĩ Bắc; 123,9 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông đảo Luzon (Philippines). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (39-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây khoảng 15km/h.
Xem thêm