Tag

Người trẻ cùng thay đổi thói quen dùng túi nilon

Môi trường 17/12/2023 13:00
aa
TTTĐ - Túi nilon đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của con người trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, đặc tính bền, khó phân hủy của chúng đã và đang gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe con người và các loài động thực vật trên Trái đất.
Kể từ năm 2020, Thái Lan cấm sử dụng túi nilon dùng 1 lần Trăm kiểu đi siêu thị sau lệnh cấm sử dụng túi nilon tại Thái Lan Ô nhiễm “trắng” - vấn đề không của riêng một quốc gia Sử dụng đồ nhựa dùng một lần: Cần thay đổi nhận thức để bảo vệ tương lai

Giới trẻ ưa chuộng… túi vải

Cùng với sự phát triển kinh tế, nhu cầu mua sắm của người dân ngày một tăng lên thì túi nilon cũng trở thành vật dụng phổ biến. Túi nilon xuất hiện ở khắp nơi, từ chợ truyền thống cho đến siêu thị, khu trung tâm thương mại, mua sắm lớn, túi nilon dùng để đựng thực phẩm, hàng hóa… bởi giá thành rất rẻ và tiện dụng.

Có lẽ, chính vì sự tiện dụng của túi nilon mà lâu nay nhiều người đã không mấy quan tâm đến việc một chiếc túi nilon phải mất vài chục năm mới phân hủy được.

Người trẻ cùng thay đổi thói quen dùng túi nilon
Những thông điệp bảo vệ môi trường được vẽ trên túi vải

Sự tồn tại của túi nilon và chất thải nhựa trong môi trường còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường đất và nước bởi nhựa, túi nilon lẫn vào đất sẽ ngăn cản oxy đi qua đất, gây xói mòn đất, làm cho đất bạc màu, không tơi xốp, kém chất dinh dưỡng, từ đó làm cho cây trồng chậm tăng trưởng.

Các nhà khoa học còn phát hiện ra rằng, đất và nguồn nước bị ô nhiễm bởi các chất thải nhựa sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người. Cùng với đó, các loại túi nilon màu khi dùng để đựng thực phẩm có thể khiến thực phẩm nhiễm chì, clohydric… những chất gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi.

Trước tác động nghiêm trọng của loại rác thải nhựa này đối với môi trường, phong trào loại bỏ túi nilon khỏi thói quen sinh hoạt hàng ngày đã được nhân rộng trên thế giới.

Ở các nước tiên tiến như Nhật Bản, Anh… những bà nội trợ thường có thói quen mang theo những túi nilon đã qua sử dụng đến các cửa hàng, siêu thị để đổi hoặc tiếp tục đựng đồ mang về. Hơn ai hết, họ hiểu được tác hại của những đồ dùng này đối với môi trường.

Tại Việt Nam, Chính phủ cũng đã đặt mục tiêu đến năm 2025, các trung tâm thương mại, siêu thị sẽ thay thế hoàn toàn túi nilon, sản phẩm nhựa dùng một lần khó phân hủy bằng các loại vật liệu thân thiện hơn với môi trường.

Thay vì mỗi sản phẩm phải sử dụng một túi nilon để đựng thì nay nhiều bạn trẻ đã có thói quen sử dụng những chiếc túi vải, túi lưới cá nhân để đựng đồ. Lâu dần, việc loại bỏ túi nilon thay bằng chiếc túi sử dụng nhiều lần thân thiện với môi trường để đựng hàng hóa đã thành thói quen với nhiều người.

Giảm thiểu sử dụng túi nilon ngay từ các gia đình

Với xu hướng sống xanh sống sạch, tại các thành phố lớn xuất hiện khá nhiều cửa hàng bán lẻ hay các chuỗi cửa hàng tiện lợi, siêu thị đang nỗ lực để đa dạng phương thức đóng gói đồng thời cũng để giảm thiếu đến mức tối đa việc sử dụng các sản phẩm bằng nilon và các sản phẩm từ nhựa. Nhiều ưu đãi và nhiều mô hình sáng tạo, các đơn vị này đã bước đầu đánh được vào tâm lý và nhận thức của khách hàng.

Đặc biệt, việc loại bỏ túi nilon còn được một số nhà phân phối sử dụng những cách làm sáng tạo và hiệu quả, vừa tăng lợi ích cho cơ sở kinh doanh vừa đảm bảo lợi ích, nâng cao nhận thức về chống rác thải nhựa của người tiêu dùng.

Nhiều chuỗi cửa hàng thực hiện dừng cung cấp miễn phí túi nilong để khuyến khích khách hàng tái sử dụng túi đa năng, hạn chế lạm dụng túi nilon dùng một lần; Đồng thời áp dụng chính sách tính phí túi đựng khi mua sắm với giá 2.000 đến 3.000 đồng/1 túi vải gấp gọn, siêu tiện lợi với khả năng tái sử dụng lên tới 1.000 lần; Khuyến khích khách hàng mang túi đựng có sẵn của mình…

Em Nguyễn Phương Anh (Quận Long Biên, Hà Nội) cho biết: “Trước kia, mặc dù đã được biết về tác hại của túi nilon nhưng tem vẫn thường hay sử dụng khi đi mua sắm vì sự tiện lợi và được sử dụng đại trà. Tuy nhiên, khoảng vài năm trở lại đây, tại các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi… đã sử dụng túi tự hủy sinh học hoặc túi vải, túi giấy để đóng gói sản phẩm cho khách hàng.

Thông qua các thông điệp và hướng dẫn điều chỉnh hành vi tại trang website Kiêng Nhựa (website www.kiengnhua.vn), em cũng thấy được mỗi hành động tích cực của mình, dù là nhỏ nhất, dù là sớm hay muộn, cũng có thể mang lại những tác động môi trường tích cực.

Từ đó, em cũng có ý thức hơn về bảo vệ môi trường và sức khỏe của bản thân khi chủ yếu lựa chọn mua sắm ở những địa điểm bán hàng có sử dụng bao bì thân thiện với môi trường. Chiếc túi vải xinh xắn gấp gọn giờ đây cũng trở thành vật dụng không thể thiếu trong cốp xe máy của em mỗi khi mua sắm cuối năm”.

Giảm thiểu sử dụng túi nylon ngay từ các gia đình
Giảm thiểu sử dụng túi nilon ngay từ các gia đình

Mặc dù vậy, trong khi các chuỗi siêu thị lớn, hệ thống bán lẻ nỗ lực để đẩy lùi việc sử dụng túi nilon và rác thải nhựa thì ở chiều ngược lại, tại các chợ truyền thống, hầu hết hàng hóa tại đây đều được đóng gói bằng bao bì nilon.

Đặc biệt là dịp cuối năm, khi các sản phẩm hàng hoá, thực phẩm được tiêu thụ mạnh kéo theo lượng túi nilong do các tiểu thương và các bà nội trợ “xả” ra sau khi dùng cũng rất lớn. Có thể nói, việc thay đổi thói quen sử dụng túi nilon và các sản phẩm nhựa dùng một lần là không dễ dàng.

Bên cạnh các cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích hay chế tài xử phạt, mỗi chúng ta trước tiên cần tự ý thức, hạn chế dần và tiến tới bỏ hẳn việc sử dụng túi nilon, sản phẩm nhựa dùng một lần trong sinh hoạt hàng ngày hay khi đi chợ. Những hành động nhỏ ấy sẽ đem lại thay đổi lớn cho môi trường tương lai, đem lại cuộc sống xanh cho các thế hệ sau này.

Đọc thêm

Hạ Long khôi phục cảnh quan sau bão số 3 Môi trường

Hạ Long khôi phục cảnh quan sau bão số 3

TTTĐ - TP Hạ Long (Quảng Ninh) đã cơ bản hoàn thành bước đầu việc khắc phục hậu quả sau bão. Tại hội nghị Tổng kết chiến dịch cao điểm 7 ngày đêm khắc phục thiệt hại bão số 3, nhiều cá nhân, tập thể có thành tích trong thu dọn vệ sinh, khôi phục cảnh quan môi trường đã được biểu dương khen thưởng.
Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4 Môi trường

Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4

TTTĐ - Sáng sớm nay (19/9), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão số 4 năm 2024. Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7.
Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ Môi trường

Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới Môi trường

Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới

TTTĐ - Hồi 19h ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 360km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ khoảng 20km/h.
Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão Môi trường

Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão

TTTĐ - Hậu quả của bão số 3 và mưa lũ, ngập lụt trên địa bàn Hà Nội không chỉ gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng và tài sản mà còn để lại những mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với sức khỏe người dân. Do đó, thành phố đã và đang triển khai hàng loạt biện pháp khắc phục, tập trung vào xử lý vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch bệnh nhằm ổn định đời sống Nhân dân.
Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9 Môi trường

Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9

TTTĐ - Trưa 18/9, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Đà Nẵng vừa có thông báo cho học sinh nghỉ học do áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, gây mưa lớn.
Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão Xã hội

Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng có Công điện yêu cầu chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão đang đi vào khu vực Biển đông của nước ta.
Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão Môi trường

Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, đến 7 giờ ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão, cường độ cấp 8, giật cấp 10.
Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão Môi trường

Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới đang tiến sát Biển Đông. Hồi 4 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,7 độ Vĩ Bắc; 113,8 độ Kinh Đông, cách Hoàng Sa khoảng 250km về phía Đông.
Nhựa Bình Minh và tập đoàn SCG triển khai dự án "Thương nguồn nước, yêu tương lai" tại Quảng Nam Môi trường

Nhựa Bình Minh và tập đoàn SCG triển khai dự án "Thương nguồn nước, yêu tương lai" tại Quảng Nam

TTTĐ - Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (BM PLASCO), với sự đồng hành từ Tập đoàn SCG và các đối tác đã triển khai chuỗi hoạt động thuộc dự án “Thương nguồn nước, yêu tương lai” tại tỉnh Quảng Nam.
Xem thêm