Tag

Ô nhiễm “trắng” - vấn đề không của riêng một quốc gia

Môi trường 20/03/2020 19:48
aa
TTTĐ - Giải quyết ô nhiễm rác thải nhựa - còn gọi là ô nhiễm “trắng” đang là vấn đề cấp bách của các nước khu vực Đông Nam Á. Nhiều chính sách đã được Chính phủ các nước ban hành bên cạnh những khuyến cáo hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng một lần và cấm túi nhựa.

Ô nhiễm “trắng” - vấn đề không của riêng một quốc gia

Rác thải nhựa bị bỏ lại bên một bờ biển tại Thái Lan

Rác thải nhựa đang tàn phá nghiêm trọng môi trường tự nhiên và cuộc sống con người, gây tắc nghẽn hệ thống thoát nước đô thị, ô nhiễm các dòng sông và đại dương, làm trầm trọng thêm tình hình lũ lụt.

Ở nhiều quốc gia, lệnh cấm hoặc hạn chế túi nhựa đã được thực thi triệt để. Tại London, các nhà bán lẻ cam kết không sử dụng đồ nhựa dùng một lần; các siêu thị ở New Zealand thì không dùng túi nhựa để đựng hàng bán cho khách; nhiều siêu thị ở Hà Lan đã đồng loạt hành động để “không có sự xuất hiện của túi nhựa”.

Tại Vương quốc Anh, sau khi Chính phủ áp đặt phụ phí đối với túi nhựa năm 2015 số lượng sản phẩm tiện dụng này đã giảm một cách nhanh chóng.

Tại vùng Scandinavia, Đan Mạch là quốc gia đầu tiên trên thế giới đã áp dụng chính sách thuế đối với túi nhựa. Gần đó, Thụy Điển cũng ban hành các lệnh cấm nghiêm ngặt đối với sản phẩm nhựa dùng một lần. Na Uy kết hợp các chương trình ký gửi chai nhựa với các ưu đãi của nhà sản xuất dựa trên thuế để thay đổi hành động của người tiêu dùng vì mục tiêu phát triển bền vững.

Chung tay giải quyến ô nhiễm
Chung tay giải quyến ô nhiễm "trắng" là vấn đề cấp bách toàn cầu hiện nay

Ở một số quốc gia châu Á, nhiều lệnh cấm được đưa ra và thu được có những kết quả ban đầu nhưng cũng đe dọa một số ngành công nghiệp liên quan. Trong tháng đầu tiên thực hiện lệnh cấm của Chính phủ, một nhà máy sản xuất túi nhựa ở ngoại ô Bangkok (Thái Lan) đã giảm 90% đơn đặt hàng, ảnh hưởng đến hàng trăm lao động.

Nhiều doanh nghiệp tại quốc gia này cho rằng, lệnh cấm khiến quá trình sản xuất sản phẩm mới sẽ tăng lên thay vì tái chế. Mặc dù các lệnh cấm và những quy định về đóng gói đã giải quyết phần nào lượng tiêu thụ túi nhựa nhưng vấn đề vẫn không được giải quyết triệt để.

Thấy rõ sự ảnh hưởng trực tiếp của rác thải nhựa đến cuộc sống, một bộ phận lớn người dân đã không chấp nhận quốc gia của họ là nơi tái chế rác nhựa. Nhiều người đã lên tiếng chỉ trích các chương trình nhập khẩu chất thải về tái chế, đặc biệt là ở Philippines, Malaysia và Trung Quốc.

Tháng Hai vừa qua, Singapore đã thông qua các chính sách chặt chẽ hơn về vận chuyển xuyên biên giới của một số loại chất thải nhựa. Indonesia gần đây đã công bố những nỗ lực để loại bỏ ô nhiễm nhựa vào năm 2040 thông qua thiết kế lại sản phẩm, phạm vi thu gom chất thải rộng hơn và đẩy mạnh khả năng xử lý chất thải từ đầu nguồn.

Nhiều công dân các quốc gia đang phát triển ở Đông Nam Á đã nhận thức vấn đề bảo vệ môi trường đồng nghĩa với việc bảo vệ cuộc sống của họ. Hành động để giải quyết vấn đề ô nhiễm nhựa, ngoài các lệnh cấm sử dụng nhựa dùng một lần bằng các công cụ chính sách của Chính phủ rất cần ý thức chung tay của cả cộng đồng và trách nhiệm của mỗi cá nhân.

Tại Việt Nam, nhận thức của mọi người về ô nhiễm nhựa đang gia tăng và yêu cầu về trách nhiệm của lĩnh vực công và tư cũng ngày càng lớn. Do vậy, chúng ta cần phải có một cách tiếp cận toàn diện về quản lý và phát thải rác nhựa để giảm khối lượng loại bỏ ra môi trường.

Các sản phẩm nhựa khó có thể biến mất hoàn toàn trong đời sống bởi tác dụng tiện lợi của nó, do đó song song với việc hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa khó phân hủy thì việc đi tìm một nguyên liệu thân thiện với môi trường, sản phẩm sinh học dễ phân hủy sẽ là giải pháp tối ưu trong tương lai.

Là một trong những quốc gia thải nhựa ra đại dương nhiều nhất, Việt Nam có thể đi đầu trong giải quyết thách thức này bằng việc ủng hộ sự ra đời của các hiệp định quốc tế về nhựa. Đồng thời, chúng ta cần đẩy mạnh nghiên cứu các sản phẩm thay thế có tính thân thiện với môi trường để trở thành quốc gia đi đầu trong việc chung tay bảo vệ môi trường sống của nhân loại.

Đọc thêm

Hạ Long khôi phục cảnh quan sau bão số 3 Môi trường

Hạ Long khôi phục cảnh quan sau bão số 3

TTTĐ - TP Hạ Long (Quảng Ninh) đã cơ bản hoàn thành bước đầu việc khắc phục hậu quả sau bão. Tại hội nghị Tổng kết chiến dịch cao điểm 7 ngày đêm khắc phục thiệt hại bão số 3, nhiều cá nhân, tập thể có thành tích trong thu dọn vệ sinh, khôi phục cảnh quan môi trường đã được biểu dương khen thưởng.
Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4 Môi trường

Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4

TTTĐ - Sáng sớm nay (19/9), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão số 4 năm 2024. Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7.
Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ Môi trường

Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới Môi trường

Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới

TTTĐ - Hồi 19h ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 360km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ khoảng 20km/h.
Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão Môi trường

Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão

TTTĐ - Hậu quả của bão số 3 và mưa lũ, ngập lụt trên địa bàn Hà Nội không chỉ gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng và tài sản mà còn để lại những mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với sức khỏe người dân. Do đó, thành phố đã và đang triển khai hàng loạt biện pháp khắc phục, tập trung vào xử lý vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch bệnh nhằm ổn định đời sống Nhân dân.
Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9 Môi trường

Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9

TTTĐ - Trưa 18/9, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Đà Nẵng vừa có thông báo cho học sinh nghỉ học do áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, gây mưa lớn.
Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão Xã hội

Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng có Công điện yêu cầu chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão đang đi vào khu vực Biển đông của nước ta.
Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão Môi trường

Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, đến 7 giờ ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão, cường độ cấp 8, giật cấp 10.
Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão Môi trường

Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới đang tiến sát Biển Đông. Hồi 4 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,7 độ Vĩ Bắc; 113,8 độ Kinh Đông, cách Hoàng Sa khoảng 250km về phía Đông.
Nhựa Bình Minh và tập đoàn SCG triển khai dự án "Thương nguồn nước, yêu tương lai" tại Quảng Nam Môi trường

Nhựa Bình Minh và tập đoàn SCG triển khai dự án "Thương nguồn nước, yêu tương lai" tại Quảng Nam

TTTĐ - Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (BM PLASCO), với sự đồng hành từ Tập đoàn SCG và các đối tác đã triển khai chuỗi hoạt động thuộc dự án “Thương nguồn nước, yêu tương lai” tại tỉnh Quảng Nam.
Xem thêm