Tag

Nghệ nhân Nguyễn Viết Hồng giữ gìn tinh hoa mĩ nghệ ngàn năm

Người Hà Nội 26/12/2023 10:59
aa
TTTĐ - Hơn 50 năm gắn bó với nghề điêu khắc tượng Phật và chế tác đồ thờ, nghệ nhân Nguyễn Viết Hồng (làng Sơn Đồng, Hoài Đức), mang trong mình sứ mệnh lưu giữ một nếp nghề trân quý, một nét đẹp văn hóa của dân tộc.
Nghệ nhân làng Ước Lễ đưa thương hiệu giò chả vươn xa Nghệ nhân tạo sức sống cho di sản văn hóa phi vật thể Tesla Cybertruck bằng gỗ của nghệ nhân Việt thu hút thế giới

“Nhất nghệ tinh, Nhất thân vinh”

Vừa bước vào xưởng nhà nghệ nhân Nguyễn Viết Hồng, chúng tôi đã nghe được bản nhạc đặc trưng của làng nghề mỹ nghệ Sơn Đồng - sự kết tinh từ thanh âm lách cách của tiếng đục đẽo và chạm khắc gỗ, hòa cùng tiếng cưa xẻ, mài giũa đều đặn và nhịp nhàng vang lên.

Sản phẩm của nghệ nhân làng nghề Sơn Đồng  (Ảnh: Khánh Phương)
Sản phẩm của nghệ nhân làng nghề Sơn Đồng (Ảnh: Khánh Phương)

Nguyễn Viết Hồng là một nghệ nhân nổi tiếng của làng nghề Sơn Đồng. Ông đến với nghề bởi sự say mê, tự mày mò tìm hiểu về tâm linh chứ không học qua bất kỳ một ai. Nhiều năm trôi qua, nghệ nhân Nguyễn Viết Hồng đã giữ gìn và phát triển tinh hoa văn hóa Việt Nam trong nghệ thuật điêu khắc của làng nghề.

Tại cơ sở sản xuất đồ thờ mang tên Nguyễn Viết Hồng, các nghệ nhân luôn cẩn thận và nhiệt huyết trong việc “thổi hồn” vào từng sản phẩm mỹ nghệ của dòng họ và giới thiệu, quảng bá với bạn bè quốc tế như một nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người Việt Nam…

Nghệ nhân Nguyễn Viết Hồng chia sẻ niềm đam mê với nghề (Ảnh: Khánh Phương)
Nghệ nhân Nguyễn Viết Hồng chia sẻ niềm đam mê với nghề (Ảnh: Khánh Phương)

Bằng bàn tay và khối óc tài hoa, cùng quan niệm “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, nghệ nhân Nguyễn Viết Hồng đã dành hơn 50 năm gắn bó với nghề tạc tượng để làm giàu, làm đẹp cho quê hương xứ sở.

Nghề tạc tượng và làm đồ thờ bằng gỗ làng Sơn Đồng có sự phát triển và nổi tiếng như ngày nay, phần lớn là nhờ công lao của những nghệ nhân vẫn miệt mài tìm tòi, nghiên cứu và không ngừng sáng tạo bao lâu nay nghề truyền thống của cha ông truyền lại. Một tác phẩm tượng hoàn chỉnh phải trải qua nhiều công đoạn cầu kỳ, phức tạp.

Sơn son thếp vàng tại làng nghề Sơn Đồng (Ảnh: Khánh Phương)
Sơn son thếp vàng tại làng nghề Sơn Đồng (Ảnh: Khánh Phương)

Khâu đầu tiên là chọn gỗ, chủ yếu là gỗ mít, đây là loại gỗ “thiêng”, rất thích hợp làm các loại đồ thờ cúng. Tiếp đó, người thợ sẽ đánh giấy ráp để cho gỗ mịn, vẽ hình và đục tạo hình. Khâu này được coi là quan trọng nhất, cũng là khâu khó nhằn nhất trong cả quá trình, đòi hỏi tay nghề khéo léo và sự tỉ mỉ, cẩn thận.

Khâu cuối cùng chính là sơn son thếp vàng với 12 lớp sơn khác nhau, yêu cầu người thợ canh thời gian chuẩn để sơn kỹ lưỡng, sơn xong phải mài tượng bằng đá và nước. Tượng phẳng nhẵn rồi thì phủ lớp sơn cầm thếp lên, chờ cho sơn se lại, thì dán lên bề mặt tượng những miếng bạc hoặc vàng quỳ, tùy theo yêu cầu của quý khách. Các sản phẩm gỗ thếp vàng lại tiếp tục trải qua 14 công đoạn: Đập bóc giấy, lướt quỳ mới, đập giấy vỡ, cắt dòng nong quỳ… mới thật sự hoàn thiện.

Tạc tượng từ “tâm”

Theo nghệ nhân Nguyễn Viết Hồng, tất cả các khâu đều vô cùng quan trọng, chỉ một khâu sai sót sẽ làm hỏng cả tác phẩm.

Nặng tình với nghề truyền thống thiêng liêng này từ thuở còn thơ bé, nghệ nhân Nguyễn Viết Hồng chia sẻ: “Để tạo nên những sản phẩm thờ cúng tinh khôi, kỳ công, một đôi bàn tay tài hoa thôi chưa đủ, người thợ Sơn Đồng còn phải có phẩm hạnh, hay được biết đến là tam “tâm”: Tâm đức, tâm hồn và tâm linh.

Không ngoài sự yêu nghề và sự kính trọng, niềm tự hào khi được làm những sản phẩm thờ cúng, bên cạnh đó, mỗi nghệ nhân phải lĩnh hội được cội nguồn sâu xa của nhân vật, thấu hiểu phẩm chất của các vị Phật, vị Thánh... để từ đó đặt một niềm tin, thái độ thành tâm, cung kính nhất trong từng sản phẩm của mình tạo ra”.

Nghệ nhân Nguyễn Viết Hồng hoàn thiện tác phẩm (Ảnh: Khánh Phương)
Nghệ nhân Nguyễn Viết Hồng hoàn thiện tác phẩm (Ảnh: Khánh Phương)

Với mong muốn tạo ra các giá trị văn hóa có thể lưu truyền ngàn đời, bản thân ông Hồng luôn tâm huyết truyền “lửa nghề” cho vô số lứa học viên. Có người đã trở thành nghệ nhân, người là chủ cơ sở sản xuất, có người lại quyết định theo phụ giúp công việc cho ông. Với những người nghệ nhân tại đây, việc làm nghề không chỉ đơn thuần là một công việc để kiếm sống mà họ còn tìm được niềm vui và tình yêu khi gắn bó với nó.

Để sản phẩm của Sơn Đồng vươn xa, khi được hỏi về cách thức quảng bá sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ, nghệ nhân Nguyễn Viết Hồng đã nhận định: “Hiện nay công nghệ - thông tin phát triển mạnh mẽ, giới trẻ mang sản phẩm lên các trang mạng, trang báo để quảng cáo nhưng riêng tôi thì không. “Hữu xạ tự nhiên hương”, mình làm lâu năm tạo nên cái tiếng tăm nhất định, chứ không có một trang mạng nào quảng cáo. Từ xưa đến nay, tự người ta tìm đến, đó là cái duyên, và mình làm tốt thì dường như có một yếu tố gì đó tâm linh, tự khắc người ta đến”.

Cũng theo lời ông, các sản phẩm tượng Phật, đồ thờ Sơn Đồng nổi tiếng cả trong và ngoài nước, tuy nhiên tạc tượng và đồ thờ cúng thuộc về nét văn hóa đặc trưng của người phương Đông, người nước ngoài đến Việt Nam tham quan thường chỉ mua những pho tượng nhỏ làm kỷ niệm. Chiếm phần lớn là lượng tiêu thụ trong nước về tượng, đồ thờ cúng sơn son thếp vàng, thếp bạc, phủ màu hoàng kim, phục vụ đời sống văn hóa tâm linh, tín ngưỡng của Nhân dân, đối tượng trải dài khắp mọi miền Tổ quốc.

Ngoài ra, Việt kiều sinh sống tại nước ngoài về quê đặt hàng, mang sang Mỹ, Úc, Nga, Canada… để trang hoàng, xây chùa, đền, phủ… Đồng thời, không ít khách hàng quốc tế biết đến và ưa chuộng nét đẹp truyền thống này của dân tộc Việt Nam, đặc biệt là các quốc gia có nền Phật giáo phát triển.

Thế hệ trẻ làng Sơn Đồng hiện nay đã năng động áp dụng khoa học - kỹ thuật, công nghệ - thông tin, gắn việc giữ gìn nét văn hóa, bản sắc làng nghề từ đó nâng cao giá trị sản phẩm, phát triển thị trường, không ngừng đưa thương hiệu của làng đi xa. Giờ đây, sản phẩm của Sơn Đồng đã có mặt ở các quốc gia Anh, Mỹ, Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nga...

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa Người Hà Nội

75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

TTTĐ - Trong 2 năm 2023 - 2024, Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn thị xã Sơn Tây (Hà Nội) đã đạt nhiều kết quả tốt đẹp. Toàn thị xã có trên 95% gia đình đạt gia đình văn hóa; 75/82 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa.
Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”… Người Hà Nội

Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”…

TTTĐ - Với vị trí đắc địa ven sông Hồng, di tích đền Rừng đang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách thập phương. Tuy nhiên, để di tích này “tỏa sáng”, rất cần một kế hoạch, nghiên cứu khoa học bài bản và sự đầu tư có trọng điểm.
Tuổi trẻ Thủ đô tích cực tham gia phát triển văn hóa Hà Nội Người Hà Nội

Tuổi trẻ Thủ đô tích cực tham gia phát triển văn hóa Hà Nội

TTTĐ - Tại Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình 06-CTr/TU Thành ủy Hà Nội, đồng chí Nguyễn Tiến Hưng - Phó Bí thư Thành đoàn Hà Nội đã có bài tham luận với chủ đề "Tuổi trẻ Thủ đô với triển khai, thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025”. Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu bài phát biểu của đồng chí.
Dấu ấn Đảng bộ Hà Nội trong phát triển văn hóa và con người Văn hóa

Dấu ấn Đảng bộ Hà Nội trong phát triển văn hóa và con người

TTTĐ - Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước. Trong suốt 95 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Hà Nội, thành phố luôn trở thành địa phương luôn tiên phong, đi đầu trong xây dựng con người và phát triển văn hóa.
Hà Nội - hình mẫu tiêu biểu kiến tạo môi trường giáo dục thanh lịch, văn minh, hạnh phúc Người Hà Nội

Hà Nội - hình mẫu tiêu biểu kiến tạo môi trường giáo dục thanh lịch, văn minh, hạnh phúc

TTTĐ - Tại Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình 06-CTr/TU của Thành ủy về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” giai đoạn 2021 - 2025, đồng chí Trần Thế Cương - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã có bài tham luận về "Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh gắn với phát triển nguồn nhân lực".
Tự hào, lạc quan về dư địa, tương lai văn hóa của Hà Nội Người Hà Nội

Tự hào, lạc quan về dư địa, tương lai văn hóa của Hà Nội

TTTĐ - Ngày 28/3 tại Bảo tàng Hà Nội, Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình 06-CTr/TU của Thành ủy về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” giai đoạn 2021 - 2025. Đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình 06 khẳng định từ những kết quả đạt được, chúng ta cảm thấy tự hào, lạc quan về dư địa, tương lai văn hóa của Hà Nội.
Bài 2: Ấn tượng không gian di tích bên sông Hồng Người Hà Nội

Bài 2: Ấn tượng không gian di tích bên sông Hồng

TTTĐ - Trong hơn 6.000 di tích lịch sử, văn hóa của Hà Nội, nhiều nơi đã “bắt kịp” hơi thở của thời đại, ứng dụng công nghệ để số hóa, phát huy hiệu quả giá trị văn hóa, mang lại trải nghiệm mới mẻ, hấp dẫn cho du khách và người dân. Đền Rừng là một trong số những di tích đó.
Không tăng giá vé từ cảng Ao Tiên đi Cô Tô Người Hà Nội

Không tăng giá vé từ cảng Ao Tiên đi Cô Tô

TTTĐ - Trước thông tin về khả năng tăng giá vé tàu từ cảng cao cấp Ao Tiên đi các xã đảo thuộc huyện Vân Đồn và huyện Cô Tô, Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ninh cùng UBND huyện Cô Tô đã tổ chức buổi đối thoại với các doanh nghiệp vận tải hành khách để làm rõ vấn đề.
Bài 1: Huyền tích ngôi đền linh thiêng ven sông Hồng Người Hà Nội

Bài 1: Huyền tích ngôi đền linh thiêng ven sông Hồng

TTTĐ - Nằm ven sông Hồng, ngôi đền Rừng hướng ra sông Hồng quanh năm mát mẻ và rộn ràng câu hát Văn. Theo lời giới thiệu của những thanh đồng, tôi đã có dịp đặt chân tới đền Rừng và được nghe những câu chuyện tâm linh huyền bí ở ngôi đền cổ hơn một trăm năm trước.
Hạnh phúc vì “ngôi nhà xưa” đầm ấm, khang trang Nhịp điệu cuộc sống

Hạnh phúc vì “ngôi nhà xưa” đầm ấm, khang trang

TTTĐ - Là người đặt nền móng và phát triển ấn phẩm từ bản tin nội bộ thành tờ báo Tuổi trẻ Thủ đô, nữ Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô nghỉ hưu đã lâu nhưng vẫn vô cùng tâm huyết và dõi theo những hoạt động của báo. Nhân dịp 40 năm báo Tuổi trẻ Thủ đô xuất bản số đầu tiên, bà Khúc Nga hồ hởi dành cho chúng tôi - thế hệ phóng viên đi sau cuộc trò chuyện tâm tình đầy ắp những kỷ niệm vui buồn dưới “mái nhà” 19 Lý Thường Kiệt.
Xem thêm