Tag

Nghệ nhân tạo sức sống cho di sản văn hóa phi vật thể

Người Hà Nội 27/09/2023 12:19
aa
TTTĐ - Dành sự quan tâm đặc biệt đến việc phát huy, bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể, thành phố Hà Nội đã hỗ trợ Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú hơn 3,5 tỷ đồng.
Nhà văn, kiến trúc sư, nhiếp ảnh gia chưa được xét tặng danh hiệu nghệ sĩ Nhân dân, nghệ sĩ ưu tú Công nghiệp văn hoá thúc đẩy phát triển ngành nghệ thuật biểu diễn Thủ đô

Đó là thông tin được Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội chia sẻ tại tọa đàm “Vai trò, trách nhiệm của nghệ nhân trong bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn thành phố Hà Nội” sáng 27/9.

Tọa đàm là hoạt động quan trọng nhằm lắng nghe những ý kiến, chia sẻ, đóng góp của các nghệ nhân nhằm bảo vệ, phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Nghệ nhân tạo sức sống cho di sản văn hóa phi vật thể
Bà Trần Thị Vân Anh - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phát biểu tại tọa đàm

Chia sẻ tại tọa đàm, bà Trần Thị Vân Anh - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cho biết: Tại kỳ họp thứ X, khóa XVI vào tháng 12/2022, HĐND TP Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 23/2022/NQ-HĐND quy định chế độ đãi ngộ, hỗ trợ Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú, nghệ nhân và câu lạc bộ tiêu biểu trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể thành phố Hà Nội.

Ngày 28/4/2023, Sở Văn hóa và Thể thao ban hành văn bản số 1535/SVHTT-QLDSVH hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị quyết tới UBND các quận, huyện thị xã trong với việc hỗ trợ, đãi ngộ nghệ nhân và câu lạc bộ tiêu biểu trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể.

Ngày 16/6/2023, Sở Văn hóa và Thể thao ban hành quyết định số 488/QĐ-SVHTT về việc chi đãi ngộ, hỗ trợ Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú. Kinh phí đãi ngộ được chi trả vào tài khoản cá nhân các nghệ nhân do UBND các quận, huyện, thị xã tổng hợp.

Nghệ nhân tạo sức sống cho di sản văn hóa phi vật thể
Các nghệ nhân tham dự tọa đàm

“Đến nay, 14/18 Nghệ nhân Nhân dân và 101/113 Nghệ nhân Ưu tú còn sống (tính từ khi Nghị quyết được ban hành) đã nhận được kinh phí đãi ngộ theo Nghị quyết số 23 của HĐND thành phố với tổng kinh phí 3.590.000.000 đồng.

Các nghệ nhân rất phấn khởi khi nhận được kinh phí đãi ngộ, có ý nghĩa to lớn, kịp thời động viên, khích lệ các nghệ nhân tiếp tục gìn giữ, bảo vệ, trao truyền, quảng bá, phát huy giá trị các di sản đang nắm giữ. Có thể nói, chính sách hỗ trợ nghệ nhân trong lĩnh vực văn hóa phi vật thể đã được các cấp triển khai hiệu quả, đi vào thực tiễn”, bà Trần Thị Vân Anh thông tin.

Hiện nay, các quận, huyện, thị xã các đã và đang triển khai thực hiện, hỗ trợ kiện toàn, thành lập các câu lạc bộ tiêu biểu trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể theo quy định của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về việc tổ chức, hoạt động và quản lý hội; Các quy định liên quan đề từ đó có thể được hưởng chế độ hỗ trợ tại Nghị quyết 23 với mức hỗ trợ các câu lạc bộ lần đầu thành lập được 50 triệu đồng đồng và hàng năm được hỗ trợ 20 triệu đồng để hoạt động.

Hiện thành phố đã có 2 câu lạc bộ được thành lập: Câu lạc bộ Trống quân xã Khánh Hà (huyện Thường Tín) và Câu lạc bộ ca trù Yên Nghĩa (quận Hà Đông). 10 địa phương đã thành lập ban vận động và đang hoàn thiện thủ tục thành lập Câu lạc bộ như: Câu lạc bộ Ca trù Lỗ Khê, Chanh Thôn, Câu lạc bộ múa bồng Triều Khúc, Câu lạc bộ tuồng xã Xuân Nộn…

Nghệ nhân tạo sức sống cho di sản văn hóa phi vật thể
Nghệ sĩ biểu diễn Ca trù tại tọa đàm

Ngay sau khi Nghị quyết ban hành, thành phố Hà Nội đã bố trí nguồn kinh phí thực hiện Nghị quyết đến các quận, huyện, với tổng kinh phí là 13,232 tỷ đồng. Chính sách hỗ trợ Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú, người kế cận nắm giữ di sản tham gia thực hành, trình diễn, truyền dạy, bảo vệ, phát huy giá trị các loại hình di sản văn hóa phi vật thể theo quy định tại khoản 3, Mục II và khoản 3 mục III phụ lục 02 Nghị quyết số 23 trong đó có kinh phí hỗ trợ Nghệ nhân Nhân dân truyền dạy: 500.000 đồng/người/buổi, Nghệ nhân Ưu tú 300.000 đồng/người/buổi.

Các địa phương Đan Phượng, Phúc Thọ, Phú Xuyên, Bắc Từ Liêm, Hà Đông, Đông Anh, Hoài Đức, Quốc Oai, Thường Tín, Ứng Hòa, Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Thanh Xuân, Long Biên… đã hỗ trợ các câu lạc bộ và nghệ nhân tổ chức nhiều lớp truyền dạy, nhiều đợt truyền dạy với các di sản như: Hát Ca trù, Hát trống quân, Hát Tuồng, Múa Rối nước, Hát Dô, Hát Chèo, Hát Chèo Tàu, Cồng chiêng của người Mường, Múa rối cạn, Nặn Tò he, Xẩm, Hát múa Bài bông, Hát múa Ải lao…

Các hoạt động trình diễn, giới thiệu di sản cũng đã được quy định mức hỗ trợ cụ thể nghệ nhân thực hành di sản góp phần tạo nên sức sống của di sản; Trong các lễ hội truyền thống, các sự kiện văn hóa của địa phương và thành phố, các hoạt động trên khu vực phố đi bộ, phố cổ đã thường xuyên đưa các tiết mục trình diễn của nghệ nhân đến với công chúng…

Tọa đàm nhằm xác định rõ cao vai trò, trách nhiệm của nghệ nhân trong việc bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn thành phố Hà Nội, hướng đến xác định hệ giá trị văn hóa Thủ đô

Thông qua tọa đàm, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội mong muốn đẩy mạnh vai trò tích cực của nghệ nhân trong việc bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn thành phố; Xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam nói chung, người Hà Nội nói riêng đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Trong khuôn khổ tọa đàm, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội thông tin về “Cuộc thi sáng tác lời thơ mới cho các thể cách hát nói trong Ca trù trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2023”.

Kế hoạch và Thể lệ cuộc thi đã được ban hành tới các quận, huyện, thị xã và nhận được sự hưởng ứng tích cực của các nghệ nhân.

Đọc thêm

Quán xuyến công việc, huy động sức mạnh tổng hợp của cả Hà Nội Nhịp điệu cuộc sống

Quán xuyến công việc, huy động sức mạnh tổng hợp của cả Hà Nội

TTTĐ - Thực hiện yêu cầu của Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài, lãnh đạo các cấp của thành phố đã lăn xả, trực tiếp xuống hiện trường. Nhờ vậy, công tác khắc phục hậu quả của bão và lũ lụt của Hà Nội được hiệu quả, mang lại sự bình yên và khắc sâu niềm tin trong Nhân dân về người cán bộ mẫu mực.
Xây đắp văn minh, thắm tình Hà Nội Người Hà Nội

Xây đắp văn minh, thắm tình Hà Nội

TTTĐ - Giải Báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh đã góp phần xây đắp những hệ giá trị mới của các công dân đất Thăng Long ngàn năm văn hiến, khẳng định vốn quý của Hà Nội được gìn giữ, phát huy tích cực trong thời hiện đại.
Bản lĩnh, nghĩa tình, người Hà Nội vững vàng vượt bão Nhịp điệu cuộc sống

Bản lĩnh, nghĩa tình, người Hà Nội vững vàng vượt bão

TTTĐ - Từng trải, bản lĩnh và nắm vững thông tin, người Hà Nội bình tĩnh, đoàn kết, chấp hành mọi quy định, khuyến cáo về phòng, chống bão của các cấp chính quyền và tương trợ lẫn nhau trước thiên tai khủng khiếp.
Tìm về giá trị truyền thống với Trung thu tại Hoàng thành Thăng Long Nhịp điệu cuộc sống

Tìm về giá trị truyền thống với Trung thu tại Hoàng thành Thăng Long

TTTĐ - Nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp của phong tục truyền thống, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức chương trình “Vui tết Trung thu 2024”.
Phát huy giá trị chùa Trầm - chùa Trăm Gian trong dòng chảy công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Phát huy giá trị chùa Trầm - chùa Trăm Gian trong dòng chảy công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Sáng 6/9, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) tổ chức Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị cụm di tích quốc gia chùa Trầm, chùa Trăm Gian". Các nhà khoa học đầu ngành thống nhất quan điểm rằng hai di tích này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, cần thiết được nghiên cứu, bảo vệ, tôn tạo nhằm gắn với du lịch tham quan, trải nghiệm trong chủ trương phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí xét tặng các danh hiệu văn hóa Nhịp điệu cuộc sống

Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí xét tặng các danh hiệu văn hóa

TTTĐ - Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội tiếp tục tổ chức lấy ý kiến các chuyên gia nhằm đóng góp vào Dự thảo tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Mùa đi xây những ước mơ... Người Hà Nội

Mùa đi xây những ước mơ...

TTTĐ - "Mùa thu ơi! Mùa thu / Mùa đi xây những ước mơ / Tung bay màu khăn thắm / Rực rỡ trên vai em", hòa trong tiếng hát rộn rã của "Mùa thu ngày khai trường", gần 2,3 triệu học sinh Hà Nội bước vào năm học mới với niềm hân hoan, náo nức...
Hà Nội: Nâng cao chất lượng việc bình xét danh hiệu văn hóa Nhịp điệu cuộc sống

Hà Nội: Nâng cao chất lượng việc bình xét danh hiệu văn hóa

TTTĐ - Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội vừa tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hoá”; “Thôn, tổ dân phố văn hoá”; “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” tại quận Ba Đình và huyện Phúc Thọ.
Đông đảo người dân thăm nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập Người Hà Nội

Đông đảo người dân thăm nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập

TTTĐ - Dịp lễ Quốc Khánh năm nay, nhiều gia đình đã cùng nhau ghé thăm ngôi nhà ở số 48 phố Hàng Ngang, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
Ký ức hào hùng về ngày hội non sông Người Hà Nội

Ký ức hào hùng về ngày hội non sông

TTTĐ - Thời gian 79 năm đã bào mòn sức khỏe, ký ức và thậm chí là nhân số của Đoàn thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu - tổ chức tập hợp thanh niên ưu tú của Hà Nội trước Cách mạng tháng Tám. Tuy nhiên, thời gian không thể làm lung lay lòng nhiệt thành với cách mạng của họ, dù có người đã bước qua tuổi 100.
Xem thêm