Tag

Nghe nhà thơ Vũ Quần Phương nói chuyện về cụ Đồ Chiểu

Người Hà Nội 15/06/2022 15:33
aa
TTTĐ - Nhà thơ Vũ Quần Phương đã chia sẻ về cuộc đời, sự nghiệp văn chương của cụ Đồ Chiểu trong chương trình nói chuyện chuyên đề: “Nguyễn Đình Chiểu - một biểu tượng văn hóa dân tộc”.
Khánh thành công trình “Vườn hoa thanh niên” tặng trường Nguyễn Đình Chiểu Khánh thành công trình “Vườn hoa thanh niên” tặng trường Nguyễn Đình Chiểu

TTTĐ - Sáng 5/3, Đoàn Thanh niên, Hội đồng Đội quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) tổ chức Lễ khánh thành và bàn giao công ...

Kỷ niệm 200 năm Ngày sinh nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu (1/7/1822– 1/7/2022) và chào mừng lễ đón bằng danh nhân văn hóa thế giới do UNESCO công nhận, cùng với cả nước, Hội Người mù thành phố Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động tôn vinh cụ Đồ Chiểu. Nói chuyện chuyên đề: “Nguyễn Đình Chiểu - một biểu tượng văn hóa dân tộc" là chương trình do Hội tổ chức ngày 15/6.

Theo nhà thơ Vũ Quần Phương, đối với người Nam bộ nói riêng và người Việt Nam nói chung, Nguyễn Đình Chiểu không chỉ là một nhà thơ nổi tiếng mà còn là tấm gương sáng về nhân cách, đạo đức, tiêu biểu cho văn hóa của dân tộc. Với sự tinh tế, sắc sảo và hóm hỉnh, nhà thơ Vũ Quần Phương đã khắc tạc được biểu tượng văn hoá Nguyễn Đình Chiểu.

Giao lưu văn nghệ
Giao lưu văn nghệ về cuộc đời cụ Đồ Chiểu

Nhà thơ Vũ Quần Phương cho biết, uy tín lớn lao về đạo đức của Đồ Chiểu - một nhà giáo có rất nhiều học trò, là thái độ bất hợp tác đối với thực dân Pháp. Điều đó đã khiến cụ trở thành một sức mạnh lớn lao, mặc dù không có binh tướng trong tay. Nguyễn Đình Chiểu là linh hồn của phong trào chống Pháp, cổ vũ phong trào khánh chiến chống thực dân. Chính vì vậy, các tác phẩm thơ văn của cụ đã rung động lòng người, đi thẳng vào trái tim Nhân dân.

Theo nhà thơ Vũ Quần Phương, nhắc đến Nguyễn Đình Chiểu, người ta nghĩ ngay đến truyện thơ Lục Vân Tiên. Tác phẩm như là biểu tượng thơ văn của người dân Nam bộ. Đó cũng là tác phẩm làm nên hiện tượng lạ, ra đời một làn điệu dân ca Nam bộ - nói thơ Lục Vân Tiên. Từ truyện thơ này, dân gian đã thêm vào những giai điệu ngân nga, trữ tình để học đạo làm người từ những câu thơ cụ Đồ.

Điều đặc biệt, tác giả của Lục Vân Tiên dù bị mù vẫn mở trường dạy học, bốc thuốc cứu người và tham gia bàn bạc công việc cứu nước. Thơ ông thể hiện tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước và là vũ khí sắc bén trong cuộc đấu tranh chống xâm lược, phục vụ đất nước, Nhân dân. Nguyễn Đình Chiểu là một chiến sĩ văn hóa, đồng thời là chiến sĩ giáo dục.

Nhà thơ Vũ Quần Phương
Nhà thơ Vũ Quần Phương nói về cụ Đồ Chiểu

Năm 1888, nhà thơ, nhà giáo Nguyễn Đình Chiểu qua đời. Ngày đưa tiễn cụ, cánh đồng An Đức (Ba Tri, Bến Tre) rợp khăn tang. Tên của cụ được đặt cho tên đường ở tỉnh, thành phố. Ngôi trường dành cho học sinh khiếm thị nổi tiếng của Thủ đô cũng được đặt theo tên của nhà văn hóa yêu nước này.

Ông Lê Trung Quyết, UVBTV Hội Người mù Việt Nam, Chủ tịch Hội Người mù thành phố Hà Nội bày tỏ: “Cụ Nguyễn Đình Chiểu - tấm gương người mù tự học tri thức, học nghề thuốc Đông y để hành nghề cứu người, một nhà văn, một nhà văn hóa tiêu biểu của dân tộc Việt Nam luôn là gương sáng để lớp lớp người khiếm thị học tập và noi theo. Cụ là một trong số 6 danh nhân của Việt Nam được thế giới công nhận, lại là người khiếm thị duy nhất.

Tôi mong rằng, hội viên Hội Người mù toàn thành phố hãy nêu cao tinh thần trách nhiệm, tiếp tục thực hiện lời dạy “Tàn nhưng không phế” của Chủ tịch Hồ Chí Minh và noi gương của danh nhân khiếm thị Nguyễn Đình Chiểu để tiếp tục học tập, công tác tốt và vươn lên hòa nhập trong cuộc sống”.

Nguyễn Đình Chiểu, tục gọi là cụ Đồ Chiểu, tự Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai, sinh ngày 1/7/1822 tại làng Tân Khánh, huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định (nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh). Ông xuất thân trong một gia đình nhà Nho. Thân sinh của Nguyễn Đình Chiểu là Nguyễn Đình Huy, tự Dương Minh Phủ quê ở Thừa Thiên vào Gia Định khoảng năm 1822.

Các tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu để đời có truyện thơ Nôm: Lục Vân Tiên, Dương Từ - Hà Mậu, Ngư tiều y thuật vấn đáp. Các tác phẩm thơ lẻ, văn tế: Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn điếu Trương Định, Văn tế lục tỉnh sĩ dân trận vong…

Đọc thêm

Ấm áp như người Hà Nội... Nhịp điệu cuộc sống

Ấm áp như người Hà Nội...

TTTĐ - Trong trận bão lịch sử Yagi và đợt ngập lụt diện rộng do hoàn lưu của bão, người Hà Nội ấm áp vô bờ bởi những nghĩa cử vô cùng cao đẹp.
Quán xuyến công việc, huy động sức mạnh tổng hợp của cả Hà Nội Nhịp điệu cuộc sống

Quán xuyến công việc, huy động sức mạnh tổng hợp của cả Hà Nội

TTTĐ - Thực hiện yêu cầu của Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài, lãnh đạo các cấp của thành phố đã lăn xả, trực tiếp xuống hiện trường. Nhờ vậy, công tác khắc phục hậu quả của bão và lũ lụt của Hà Nội được hiệu quả, mang lại sự bình yên và khắc sâu niềm tin trong Nhân dân về người cán bộ mẫu mực.
Xây đắp văn minh, thắm tình Hà Nội Người Hà Nội

Xây đắp văn minh, thắm tình Hà Nội

TTTĐ - Giải Báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh đã góp phần xây đắp những hệ giá trị mới của các công dân đất Thăng Long ngàn năm văn hiến, khẳng định vốn quý của Hà Nội được gìn giữ, phát huy tích cực trong thời hiện đại.
Bản lĩnh, nghĩa tình, người Hà Nội vững vàng vượt bão Nhịp điệu cuộc sống

Bản lĩnh, nghĩa tình, người Hà Nội vững vàng vượt bão

TTTĐ - Từng trải, bản lĩnh và nắm vững thông tin, người Hà Nội bình tĩnh, đoàn kết, chấp hành mọi quy định, khuyến cáo về phòng, chống bão của các cấp chính quyền và tương trợ lẫn nhau trước thiên tai khủng khiếp.
Tìm về giá trị truyền thống với Trung thu tại Hoàng thành Thăng Long Nhịp điệu cuộc sống

Tìm về giá trị truyền thống với Trung thu tại Hoàng thành Thăng Long

TTTĐ - Nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp của phong tục truyền thống, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức chương trình “Vui tết Trung thu 2024”.
Phát huy giá trị chùa Trầm - chùa Trăm Gian trong dòng chảy công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Phát huy giá trị chùa Trầm - chùa Trăm Gian trong dòng chảy công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Sáng 6/9, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) tổ chức Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị cụm di tích quốc gia chùa Trầm, chùa Trăm Gian". Các nhà khoa học đầu ngành thống nhất quan điểm rằng hai di tích này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, cần thiết được nghiên cứu, bảo vệ, tôn tạo nhằm gắn với du lịch tham quan, trải nghiệm trong chủ trương phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí xét tặng các danh hiệu văn hóa Nhịp điệu cuộc sống

Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí xét tặng các danh hiệu văn hóa

TTTĐ - Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội tiếp tục tổ chức lấy ý kiến các chuyên gia nhằm đóng góp vào Dự thảo tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Mùa đi xây những ước mơ... Người Hà Nội

Mùa đi xây những ước mơ...

TTTĐ - "Mùa thu ơi! Mùa thu / Mùa đi xây những ước mơ / Tung bay màu khăn thắm / Rực rỡ trên vai em", hòa trong tiếng hát rộn rã của "Mùa thu ngày khai trường", gần 2,3 triệu học sinh Hà Nội bước vào năm học mới với niềm hân hoan, náo nức...
Hà Nội: Nâng cao chất lượng việc bình xét danh hiệu văn hóa Nhịp điệu cuộc sống

Hà Nội: Nâng cao chất lượng việc bình xét danh hiệu văn hóa

TTTĐ - Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội vừa tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hoá”; “Thôn, tổ dân phố văn hoá”; “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” tại quận Ba Đình và huyện Phúc Thọ.
Quan tâm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể Nhịp điệu cuộc sống

Quan tâm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể

TTTĐ - Thực hiện Chương trình số 06-Ctr/TU của Thành uỷ về “Phát triển văn hoá, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”, huyện Đông Anh (Hà Nội) đã triển khai nhiều giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể.
Xem thêm