Tag

Ngập trong nợ nần, Phát Đạt (PDR) cấp tập vay nợ cả nghìn tỷ từ trái phiếu

Doanh nghiệp 30/11/2021 13:00
aa
TTTĐ - Trong bối cảnh sắp tới kênh phát hành trái phiếu doanh nghiệp sẽ bị thắt chặt vì tiềm ẩn nhiều rủi ro, Phát Đạt (PDR) vừa công bố sẽ tiếp tục vay lượng lớn tiền qua kênh này.
Phát Đạt (PDR): Lãi cao nhưng nợ lớn và âm dòng tiền kinh doanh Khối nợ của Phát Đạt (PDR) tiếp tục tăng lên, nhiều lần nhận “trát” phạt Khối nợ của Bất Động sản Phát Đạt (PDR) “phình to” thêm

Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt (HOSE: PDR) vừa công bố quyết định của Hội đồng quản trị thông qua phương án phát hành trái phiếu doanh nghiệp lần thứ 7/2021.

Theo đó, lần thứ 7 này, Phát Đạt dự kiến sẽ phát hành 4.750 trái phiếu, với mệnh giá 100 triệu đồng, tương đương giá trị vay là 475 tỷ đồng, lãi suất 12%/năm. Đây là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, có bảo đảm bằng tài sản (cổ phiếu PDR, bảo đảm bởi bên thứ ba).

Mục đích phát hành nhằm tăng quy mô vốn hoạt động để tài trợ vốn cho các dự án bất động sản của Phát Đạt và công ty con. Cụ thể là tài trợ vốn cho dự án Phân khu 2, 4 và 9 thuộc Khu đô thị du lịch sinh thái Nhơn Hội (Bình Định) và tài trợ vốn cho các công ty con để thực hiện dự án TTTM và căn hộ cao cấp Bình Dương và dự án Hạ tầng Kỹ thuật Nội bộ Khu I (Khu Cổ Đại), TP HCM.

Từ đầu năm 2021 đến nay, Phát Đạt đã 6 lần phát hành trái phiếu với số tiền vay trên dưới cả nghìn tỷ đồng. Trước đó, năm 2020, công ty cũng đã phát hành trái phiếu nhiều lần, tổng cộng trị giá hơn 500 tỷ đồng.

Thời gian qua, nhiều công ty bất động sản đã phát hành trái phiếu doanh nhằm huy động tiền vay, trong bối cảnh việc vay vốn tín dụng ngày càng khó khăn do các yêu cầu về hồ sơ, thủ tục, đặc biệt là việc các ngân hàng đang kiểm soát chặt dòng vốn vào bất động sản do đây là lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.

Ngập trong nợ nần, Phát Đạt (PDR) cấp tập vay nợ cả nghìn tỷ từ trái phiếu
Hội đồng quản trị Phát Đạt thông qua phương án phát hành trái phiếu doanh nghiệp lần thứ 7/2021

Thực tế, từ đầu năm đến nay, Bộ Tài chính ít nhất đã 3 lần phát đi cảnh báo việc phát hành trái phiếu là rất rủi ro, có nguy cơ gây mất an ninh, an toàn nền tài chính quốc gia. Trong bối cảnh đó, việc vay nợ qua kênh trái phiếu doanh nghiệp được yêu cầu thắt chặt.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã giao các cơ quan liên quan tăng cường, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát tình hình phát hành và cung cấp dịch vụ về trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ; Đặc biệt là việc phát hành của các doanh nghiệp nhỏ lẻ, mới thành lập, hoạt động trong các lĩnh vực có tính rủi ro cao, có kết quả kinh doanh không rõ ràng, thực chất.

Đồng thời, người đứng đầu Bộ Tài chính cũng yêu cầu các đơn vị tập trung rà soát, kiểm tra phát hiện các doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm, lách quy định của pháp luật trong việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Trường hợp phát hiện các hành vi lừa đảo, có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản của nhà đầu tư thì khẩn trương chuyển cơ quan công an xử lý theo quy định của pháp luật.

Mới đây nhất, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 16/2021/TT-NHNN quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán trái phiếu doanh nghiệp, có hiệu lực từ 15/1/2022. Thông tư này được cho là sẽ có tác động mạnh đến doanh nghiệp bất động sản.

Hiện nay, tại Việt Nam và trên thế giới có nhiều doanh nghiệp bất động sản ở trong trạng thái thiếu thanh khoản. Họ đã sử dụng các kỹ thuật để ghi nhận doanh thu, lợi nhuận nhưng thực chất không có tiền.

Ví dụ điển hình là Evergrande, công ty bất động sản Trung Quốc gặp vấn đề thanh khoản gây chấn động trong thời gian gần đây. Bản thân công ty này ghi nhận doanh thu, lợi nhuận tăng trưởng đều đặn hàng năm nhưng lại không có tiền trả nợ đến hạn.

Các chuyên gia cho rằng, sự kiện bom nợ hàng trăm tỷ USD của Evergrande đưa ra nhiều bài học cho cả những người đầu tư trái phiếu doanh nghiệp (nhà đầu tư tổ chức, nhà đầu tư cá nhân), nhà đầu tư bất động sản lẫn cơ quan quản lý.

Ngập trong nợ nần, Phát Đạt (PDR) cấp tập vay nợ cả nghìn tỷ từ trái phiếu
Phát Đạt được biết đến là doanh nghiệp có tiếng trong giới bất động sản

Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, bất động sản tiếp tục chiếm rủi ro lớn cho các nhà đầu tư trong trường hợp dòng tiền của các doanh nghiệp không được đảm bảo nếu hoạt động sản xuất kinh doanh gặp khó khăn và sẽ không trả được nợ gốc, lãi trái phiếu cho nhà đầu tư.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng lưu ý việc đảm bảo nghĩa vụ thanh toán nợ gốc trái phiếu bằng cổ phiếu không mang nhiều ý nghĩa vì khi vi phạm xảy ra, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán thì giá trị cổ phiếu dùng làm tài sản đảm bảo (thường là của tổ chức phát hành hoặc liên quan đến tổ chức phát hành) cũng sẽ sụt giảm nghiêm trọng.

"Việc Ngân hàng Nhà nước thắt chặt các nhà băng mua trái phiếu sẽ tác động lớn đến doanh nghiệp bất động sản trong thời gian tới. Chính bởi vậy, khi Thông tư 16 chưa có hiệu lực, các doanh nghiệp dự kiến sẽ cấp tập vay nợ qua kênh này", một chuyên gia tài chính đánh giá.

Trở lại với Phát Đạt, theo báo cáo tài chính mới nhất, quý III/2021, công ty đạt 760 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Lợi nhuận sau thuế đạt 607 tỷ đồng, tăng 38,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nguyên nhân lãi tăng mạnh được Phát Đạt lý giải là do công ty ghi nhận lợi nhuận từ việc tiếp tục bàn giao các nền đất khu thấp tầng Phân khu 9 thuộc Khu đô thị du lịch sinh thái Nhơn Hội, Bình Định. Đồng thời, công ty đã chuyển nhượng một phần khu cao tầng Phân khu số 4 và 9 cùng dự án.

Tính chung 9 tháng năm 2021, doanh thu thuần của Phát Đạt ghi nhận ở mức 2.391 tỷ đồng, giảm 4,3% so với cùng kỳ song lợi nhuận sau thuế đạt 1.109 tỷ đồng, tăng 54,5% so với cùng kỳ năm 2020.

Như vậy, so với kế hoạch, công ty mới chỉ hoàn thành trên 50% chỉ tiêu doanh thu thuần và gần 60% kế hoạch lợi nhuận được giao cho cả năm. Đáng nói, mặc dù lợi nhuận tăng cao nhưng dòng tiền kinh doanh 9 tháng năm 2021 của Phát Đạt lại âm 62 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm ngoái dương 1.768 tỷ đồng.

Theo chuyên gia tài chính, dòng tiền kinh doanh của doanh nghiệp biểu thị cho việc hoạt động kinh doanh có thu được tiền về không. Nếu dòng tiền âm có nghĩa rằng công ty chỉ ghi nhận lãi trên sổ sách chứ không thu được tiền về. Do đó, để bù đắp, doanh nghiệp có nhiều lựa chọn hoặc giảm chi đầu tư, thanh lý tài sản hoặc tăng cường đi vay.

Theo báo cáo tài chính, tại thời điểm ngày 30/9/2021, tổng tài sản của Phát Đạt ở mức 19.676 tỷ đồng, tăng 26% so với hồi đầu năm. Trong đó, lượng hàng tồn kho lên tới 11.920 tỷ đồng, tăng thêm 2.590 tỷ đồng, chủ yếu do phát sinh giá trị tại các dự án Bình Dương Tower (1.596 tỷ đồng) và Phước Hải (1.372 tỷ đồng), Trấn Phú Đà Nẵng (630 tỷ đồng). Trong khi đó, giá trị hàng tồn kho tại Khu đô thị du lịch sinh thái Nhơn Hội giảm hơn 1.000 tỷ đồng về mức 442 tỷ đồng.

Theo đánh giá, lượng hàng tồn kho bất động sản tăng lên sẽ trở thành gánh nặng cho doanh nghiệp nói riêng và cho nền kinh tế nói chung. Nếu hàng tồn kho nằm trong nhóm dự án vướng mắc về pháp lý, bị dừng triển khai, không ra được sản phẩm làm tăng gánh nặng chi phí, lãi vay ngày càng lớn cho doanh nghiệp.

Hiện nay, tồn kho bất động sản của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán bao gồm tồn kho thành phẩm và tồn kho bán thành phẩm.

Trong đó, tồn kho thành phẩm là sản phẩm đã hoàn thiện như căn hộ, nhà ở đưa ra thị trường nhưng không được giao dịch, làm mất tính thanh khoản của doanh nghiệp, trở thành cục nợ có thể dẫn đến nguy cơ phá sản nếu không thể biến lượng hàng tồn thành tiền.

Đối với tồn kho bán thành sản phẩm hay còn gọi là bất động sản dở dang chủ yếu ghi nhận giá trị quyền sử dụng đất, chi phí lãi vay đã được vốn hóa, chi phí thiết kế, chi phí xây dựng... của các dự án đang trong giai đoạn triển khai. Tuy nhiên, đó chỉ là mặt lý thuyết còn trên thực tế rất nhiều dự án thực hiện mãi không xong vì nhiều lý do cả về thủ tục pháp lý, vốn... nên cứ nằm dài trong mục bất động sản dở dang.

"Tỷ trọng hàng tồn kho lớn luôn là mối quan ngại ít nhiều với nhà đầu tư, do tính chất tồn lâu, chôn vốn, chi phí phát sinh", một chuyên gia đánh giá.

Cũng tại thời điểm ngày 30/9/2021, nợ phải trả của Phát Đạt ở mức 11.914 tỷ đồng, cao hơn 14% so với mức ghi nhận hồi đầu năm, chủ yếu là các khoản nợ dài hạn. Đáng chú ý, số nợ phải trả vẫn cao hơn nhiều so với mức vốn chủ sở hữu hiện đang là 7.761 tỷ đồng.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu PDR của Phát Đạt chốt phiên 29/11 ở mức 94.000 đồng/đơn vị, giảm 2,1% so với đầu tháng 11 nhưng tăng 124% so với thời điểm đầu năm. Khối lượng giao dịch bình quân khoảng 4-5 triệu cổ phiếu mỗi ngày.

Phát Đạt nhiều lần vi pháp pháp luật về thuế

Hồi tháng 6/2021, Cục Thuế TP HCM đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế qua kiểm tra việc chấp hành pháp luật về thuế đối với Phát Đạt do khai sai thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ và khai sai các khoản chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế làm giảm số thuế thu nhập doanh nghiệp còn phải nộp trong kỳ.

Với các hành vi trên, Phát Đạt bị xử phạt hành chính 44,5 triệu đồng. Đồng thời, công ty còn bị truy thu số tiền thuế còn thiếu phải nộp vào ngân sách Nhà nước là 222,8 triệu đồng và khoản tiền chậm nộp 24,8 triệu đồng.

Đáng chú ý, đây không phải là lần đầu tiền Phát Đạt dính án phạt vi phạm pháp luật về thuế, mà ngược lại doanh nghiệp này đã nhiều lần bị cơ quan chức năng xử lý.

Vào cuối tháng 12/2019, Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) cũng đã ra quyết định xử phạt Phát Đạt vì đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp theo quy định tại Nghị định số 129/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế.

Trước đó, vào tháng 1/2017, Phát Đạt cũng đã bị Cục Thuế TP HCM xử phạt, truy thu thuế hơn 800 triệu đồng do có hành vi khai sai thuế. Cũng trong năm này, công ty còn bị xử phạt vi phạm về thuế với số tiền hơn 382 triệu đồng. Không những vậy, vào tháng 9/2018, công ty tiếp tục bị ngành thuế TP HCM xử phạt và truy thu thuế khoảng 250 triệu đồng.

Đọc thêm

Samsung tạo sức lan tỏa qua hoạt động trách nhiệm xã hội Doanh nghiệp

Samsung tạo sức lan tỏa qua hoạt động trách nhiệm xã hội

TTTĐ - Samsung Việt Nam tổ chức Ngày hội Trách nhiệm xã hội - CSR Day lần thứ 2 nhằm giới thiệu tổng thể về các dự án vì cộng đồng điển hình đang được Samsung triển khai tại Việt Nam, đồng thời bày tỏ lòng biết ơn tới các cơ quan đối tác đã tích cực đồng hành cùng Samsung triển khai các hoạt động trách nhiệm xã hội trong thời gian qua.
SHB trên hành trình chuyển đổi, sáng tạo, lan tỏa "Tâm yêu thương" Doanh nghiệp

SHB trên hành trình chuyển đổi, sáng tạo, lan tỏa "Tâm yêu thương"

TTTĐ - Qua 31 năm phát triển đồng hành cùng đất nước, SHB đã khẳng định được vị thế của một trong 5 ngân hàng tư nhân lớn nhất Việt Nam. Cùng với việc tập trung nguồn lực để triển khai chiến lược chuyển đổi mạnh mẽ, toàn diện 2024 - 2028, SHB luôn tích cực lan tỏa "Tâm yêu thương" đến mọi miền Tổ quốc.
Agribank sẵn sàng cung ứng vốn phục vụ Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao Doanh nghiệp

Agribank sẵn sàng cung ứng vốn phục vụ Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

TTTĐ - Agribank sẵn sàng cung ứng nhu cầu vốn tín dụng và dịch vụ tài chính nhằm triển khai thành công Đề án phát triển 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 theo chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
LSP cam kết phát triển bền vững Doanh nghiệp

LSP cam kết phát triển bền vững

TTTĐ - Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn (LSP) thông báo về dự án đầu tư chiến lược trị giá 17,5 nghìn tỷ đồng (tương đương 700 triệu USD), để nâng cấp cơ sở vật chất, nhằm tăng cường sử dụng khí Ethane nhập khẩu từ Hoa Kỳ làm nguyên liệu thô.
Phân bón Cà Mau lần thứ 6 nhận giải thưởng thương hiệu quốc gia Doanh nghiệp

Phân bón Cà Mau lần thứ 6 nhận giải thưởng thương hiệu quốc gia

TTTĐ - Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công thương vừa tổ chức Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024. Tại chương trình, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (Phân bón Cà Mau, Hose: DCM) tự hào nhận vinh danh “Thương hiệu Quốc gia năm 2024”.
Tập đoàn LEGO đánh dấu cột mốc quan trọng trước lễ khánh thành Doanh nghiệp

Tập đoàn LEGO đánh dấu cột mốc quan trọng trước lễ khánh thành

Tập đoàn LEGO vừa tổ chức lễ tổng kết tiến độ dự án tại công trường nhà máy mới ở tỉnh Bình Dương. Các hạng mục xây dựng và lắp đặt đã hoàn thành được 90% tiến độ. Sự kiện có sự tham gia của ông Nguyễn Văn Lợi, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương; ôngVõ Văn Minh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương, cùng đại diện các cơ quan, ban ngành tỉnh và nhiều đối tác.
Chubb Life Việt Nam mở rộng Văn phòng đối tác Infinity tại Cần Thơ và Hưng Yên Doanh nghiệp

Chubb Life Việt Nam mở rộng Văn phòng đối tác Infinity tại Cần Thơ và Hưng Yên

TTTĐ - Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Chubb Việt Nam (“Chubb Life Việt Nam”) chính thức khai trương thêm hai văn phòng mới của Kênh đối tác kinh doanh Infinity tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ và huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên.
Hàng trăm sản phẩm đặc trưng tại Tuần lễ sản phẩm OCOP 2024 Nhịp sống phương Nam

Hàng trăm sản phẩm đặc trưng tại Tuần lễ sản phẩm OCOP 2024

TTTĐ - Có 324 doanh nghiệp với 638 sản phẩm OCOP đã được giới thiệu tại Tuần lễ sản phẩm OCOP năm 2024 tại TP Hồ Chí Minh.
Nestlé Việt Nam được vinh danh là “Nhà quảng cáo của năm” tại MMA Awards 2024 Doanh nghiệp

Nestlé Việt Nam được vinh danh là “Nhà quảng cáo của năm” tại MMA Awards 2024

TTTĐ - Tối ưu hóa công nghệ AI và phân tích dữ liệu xuất sắc, Nestlé Việt Nam được vinh danh là “Nhà quảng cáo của năm” tại MMA Awards 2024.
Hà Nội thể hiện vai trò đầu tàu trong phát triển công nghệ số Doanh nghiệp

Hà Nội thể hiện vai trò đầu tàu trong phát triển công nghệ số

TTTĐ - Thành phố Hà Nội đặt mục tiêu hình thành 10.000 doanh nghiệp công nghệ số và 10 nhóm sản phẩm công nghệ số chủ lực. Đây là nền tảng để TP. Hà Nội phát triển vượt bậc và đạt được mục tiêu về phát triển kinh tế, xã hội thời gian tới.
Xem thêm