Tag

Ngành Tài nguyên và Môi trường: Nỗ lực đóng góp vào sự tăng trưởng ấn tượng của đất nước

Môi trường 22/01/2023 08:39
aa
TTTĐ - Trong một năm đầy biến động với thuận lợi đan xen cả những thách thức, ngành Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả trong quản lý, khai thác bền vững tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường, đóng góp chung vào sự tăng trưởng ấn tượng của đất nước.
Chính phủ điều chỉnh thuế bảo vệ môi trường với mặt hàng nhiên liệu Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà sẽ kiêm nhiệm Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

Ngành TN&MT chuyển đổi số trên tất cả lĩnh vực

Để góp phần thực hiện thắng lợi các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2022, ngay từ đầu năm, ngành TN&MT đặt quyết tâm chủ động vượt qua thách thức, biến thách thức thành cơ hội.

Theo đó, toàn ngành TN&MT xác định các khâu đột phá để tăng tốc phát triển là đẩy mạnh cải cách thể chế, trong đó tập trung xây dựng, trình Quốc hội Luật đất đai sửa đổi, Luật Tài nguyên nước sửa đổi; Tiếp tục tháo gỡ các nút thắt, điểm nghẽn trong quy định của pháp luật, xây dựng hệ thống quy hoạch đồng bộ để giải phóng, phát huy các nguồn lực tài nguyên cho phát triển kinh tế, xã hội; Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rà soát, đề xuất phân cấp 20% thủ tục hành chính theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.

Đồng thời, ngành cũng tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác thi hành pháp luật và thanh tra, kiểm tra, giải quyết những vấn đề bức xúc từ thực tiễn; Tập trung rà soát, giải quyết các vướng mắc, xử lý tình trạng lãng phí đất đai, đất có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh, các dự án có vướng mắc sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán... trên phạm vi cả nước giải phóng nguồn lực đất đai, tài nguyên cho phát triển.

Bên cạnh đó, ngành TN&MT cũng thay đổi tư duy, phương thức quản lý bảo vệ môi trường, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ quản lý Nhà nước và nhận thức, hành đồng của toàn dân trong công tác bảo vệ môi trường; Tận dụng các cơ hội từ thỏa thuận tại Hội nghị Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP26 về biến đổi khí hậu hỗ trợ về tài chính, công nghệ và thu hút các dòng vốn đầu tư vào hạ tầng về biến đổi khí hậu, chuyển đổi mô hình sản xuất, công nghệ và phát triển năng lượng tái tạo.

Ngành Tài nguyên và Môi trường: Nỗ lực đóng góp vào sự tăng trưởng ấn tượng của đất nước
Bộ TN&MT vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất. Tháng 8.2022

Đặc biệt, ngành cũng đặt mục tiêu rõ ràng về việc phát triển tài nguyên số, dữ liệu số, chuyển đổi số ngành tài nguyên và môi trường, phát triển vận hành hệ thống thông tin đất đai, cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và cơ sở dữ liệu quan trắc tài nguyên và môi trường. Chỉ đạo điều hành và giải quyết hồ sơ công việc được thực hiện hoàn toàn trên môi trường điện tử (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật Nhà nước).

Theo ông Trần Hồng Hà - Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ TN&MT, trong thời gian qua, các đơn vị trong ngành đã quyết liệt, tích cực thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, vận hành Chính phủ/Chính quyền điện tử, hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số và đạt được những kết quả rất quan trọng như: Dữ liệu của ngành cơ bản là dữ liệu số; Công tác chỉ đạo, điều hành được thực hiện trên môi trường điện tử; Thủ tục hành chính của ngành tuy rất phức tạp nhưng đã được cung cấp đầy đủ qua dịch vụ công trực tuyến… Đó là tiền đề để trở thành ngành TN&MT số vào năm 2025.

Trong năm 2022, ngành TN&MT tiếp tục đẩy mạnh tập trung hoàn thiện, kết nối, chia sẻ dữ liệu, thông tin cho chỉ đạo điều hành của chính quyền, cung cấp các tiện tích cho xã hội, đóng góp vào phát triển kinh tế; Cải cách hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho giải quyết thủ tục hành chính thực chất, hiệu quả, làm hài lòng người dân, doanh nghiệp; Nâng cấp hạ tầng số, sử dụng các nền tảng số dùng chung đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số; Rà soát, đánh giá, bảo đảm an toàn thông tin các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, tránh lột lọt thông tin. Đồng thời, ngành cũng quyết liệt, bố trí các nguồn lực thực hiện các đề án, nhiệm vụ về chuyển đổi số, trong đó trọng tâm là Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025 tầm nhìn đến năm 2030.

Nỗ lực đóng góp vào sự tăng trưởng ấn tượng của đất nước

Năm 2022 là năm kỷ niệm 20 năm thành lập Bộ TN&MT (5/8/2002 - 5/8/2022). Thực tế, trong suốt chặng đường 20 năm xây dựng và phát triển, Bộ đã khẳng định được vị trí, vai trò quan trọng trong dòng chảy đổi mới, hội nhập và phát triển của đất nước, thể hiện qua những dấu mốc lớn.

Ngành Tài nguyên và Môi trường: Nỗ lực đóng góp vào sự tăng trưởng ấn tượng của đất nước
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà tham quan gian triển lãm về lĩnh vực TN&MT

Với những nỗ lực và đóng góp đối với sự phát triển đất nước, Bộ TN&MT, từng lĩnh vực và nhiều cán bộ đã vinh dự và tự hào được Đảng, Nhà nước trao tặng những phần thưởng cao quý như: Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập, Huân chương Lao động, Giải thưởng Hồ Chí Minh...

Năm 2022, Bộ TN&MT cũng đã tích cực xây dựng hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Việc nghiêm túc tiếp thu ý kiến đóng góp từ các Đại biểu Quốc hội và lấy ý kiến rộng rãi từ Nhân dân sẽ giúp Bộ TN&MT hoàn thành sớm dự thảo Luật Đất đai sửa đổi để từ đó hoàn thiện hệ thống pháp luật đất đai phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện hội nhập quốc tế; giải quyết các chồng chéo, vướng mắc phát sinh từ thực tiễn; tăng cường quản lý đất đai cả về diện tích, chất lượng, giá trị kinh tế... hài hòa quyền, lợi ích của Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư.

Theo ông Trần Hồng Hà, trong năm 2022, toàn ngành đã đặt quyết tâm cao, nỗ lực phấn đấu để hoàn thành các nhiệm vụ được giao; Nhạy bén trong phản ứng chính sách để điều hành linh hoạt giải quyết những vấn đề đặt ra từ thực tiễn. Đặc biệt, cách ngành đã cầu thị, lắng nghe, huy động được trí tuệ trong gải quyết những vấn đề hết sức khó khăn như chủ trương, chính sách về đất đai, ứng phó với biến đổi khí hậu… được Quốc hội, Chính phủ và dư luận Nhân dân đánh giá cao.

Đóng góp vào các thành tựu chung đó có sự nỗ lực, sáng tạo của toàn ngành TN&MT. Trong đó, Bộ TN&MT đã có những dự báo sớm để chủ động trong chỉ đạo điều hành bám sát yêu cầu của thực tiễn khi đã khẩn trương trình phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất đai quốc gia; Đôn đốc đốc hướng dẫn các địa phương lập quy hoạch cấp huyện, giải quyết tháo gỡ vướng mắc liên quan đến vật liệu, chỉ đạo cải cách thủ tục môi trường, tài nguyên nước... để đảm bảo các đầu vào của nền kinh tế, chủ động đón các dòng đầu tư, thúc đẩy giải ngân các nguồn vốn.

Về một số nhiệm vụ trong tâm trong năm 2023, theo đại diện lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, trên cơ sở rà soát Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Chương trình hành động thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021-2025 của Chính phủ và của Bộ; các đơn vị thuộc Bộ đã đề xuất 14 đề án trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Trong đó, đáng chú ý nhất là lĩnh vực đất đai, đề xuất trình Quốc hội dự án Luật đất đai sửa đổi sau khi lấy ý kiến Nhân dân và trình Chính phủ 3 Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật; Lĩnh vực môi trường, đề xuất xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ: Đề án phát triển công nghiệp sinh học ngành môi trường đến năm 2030.

Trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà đề nghị các đơn vị bám sát Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, các Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ yêu cầu từ thực tiễn rà soát hoàn thiện đề xuất để xây dựng Chương trình công tác, Chương trình xây dựng văn bản pháp luật; Kế hoạch thanh tra; Kế hoạch chuyển đổi số báo cáo Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực trước khi gửi các đơn vị tổng hợp báo cáo Ban Cán sự đảng, lãnh đạo Bộ.

Ngoài ra, ông Trần Hồng Hà cũng đề nghị các đơn vị ngành TN&MT tiếp tục xây dựng và triển khai công tác cải cách hành chính để đơn giản hóa các thủ tục; Công tác hợp tác quốc tế; Kiện toàn lại tổ chức để có tiến hành các nhiệm vụ hợp tác với các đối tác quốc tế; Công tác thanh tra, kiểm tra bám sát các định hướng thanh tra của Thanh tra Chính phủ để xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2023, tập trung vào các vấn đề bức xúc từ dư luận, từ thực tiễn đặc biệt bám sát các Nghị quyết giám sát của Quốc hội về thực hành tiết kiệm, phòng chống lãng phí; Khiếu nại, tháo gỡ, giải quyết các khó khăn…

Đọc thêm

Ngày 4/10: Bắc Bộ trời lạnh về đêm và sáng sớm Môi trường

Ngày 4/10: Bắc Bộ trời lạnh về đêm và sáng sớm

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 4/10, khu vực Bình Thuận, Nam Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào, dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, cục bộ có nơi trên 70mm, thời gian mưa tập trung vào chiều tối và tối; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Hà Nội "cứu" được hơn 4.100 cây xanh gãy, đổ sau bão số 3 Môi trường

Hà Nội "cứu" được hơn 4.100 cây xanh gãy, đổ sau bão số 3

TTTĐ - Qua thống kê, cây xanh do TP quản lý có 11.756 cây gãy đổ, cây dựng lại được ngay tại chỗ là 3.513 cây và cây mang về vườn ươm để cứu là 608 cây. Như vậy, tổng số cây trồng tại chỗ và đưa về vườn ươm để cứu là 4.103 cây.
Bắc Bộ sáng sớm và đêm trời lạnh, ngày nắng hanh Môi trường

Bắc Bộ sáng sớm và đêm trời lạnh, ngày nắng hanh

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 5 đang di chuyển chậm theo hướng Bắc Đông Bắc với tốc độ khoảng 5km/h. Theo dự báo hiện tại, bão không có khả năng ảnh hưởng đến vùng biển ven bờ và đất liền Việt Nam.
Ứng phó với biến đổi khí hậu cần hành động nhanh hơn Môi trường

Ứng phó với biến đổi khí hậu cần hành động nhanh hơn

TTTĐ - Sáng 2/10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26 (Ban Chỉ đạo COP26) chủ trì Phiên họp lần thứ 5 của Ban Chỉ đạo.
Cuộc sống mới tại Trung Châu Xã hội

Cuộc sống mới tại Trung Châu

Những ngày này, xã Trung Châu (Đan Phượng, Hà Nội) đang tất bật như một công trường trên hành trình tái thiết bởi ảnh hưởng khủng khiếp của cơn bão số 3 vừa qua.
Hà Nội sáng sớm và đêm trời lạnh, trưa chiều trời nắng Môi trường

Hà Nội sáng sớm và đêm trời lạnh, trưa chiều trời nắng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, bão số 5 đang di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ khoảng 5km/h; không có khả năng ảnh hưởng đến vùng ven biển và đất liền nước ta.
Lũ ống bất ngờ tại miền núi Nghệ An, nhiều khu vực cô lập Môi trường

Lũ ống bất ngờ tại miền núi Nghệ An, nhiều khu vực cô lập

TTTĐ - Lũ ống xuất hiện bất ngờ trong đêm tại huyện Tương Dương, Nghệ An, khiến hai trường học ngập sâu, nhiều khu vực bị chia cắt, hơn 80 hộ dân phải sơ tán khẩn cấp
Không khí lạnh ảnh hưởng tới Hà Nội gây mưa rào và dông Xã hội

Không khí lạnh ảnh hưởng tới Hà Nội gây mưa rào và dông

TTTĐ - Đài Khí tượng thủy văn khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ cho biết, sáng sớm nay, không khí lạnh đã ảnh hưởng tới thành phố Hà Nội gây mưa rào và dông, nhiệt độ giảm.
Hà Nội: Bảo đảm an toàn hệ thống đê điều, công trình thủy lợi Môi trường

Hà Nội: Bảo đảm an toàn hệ thống đê điều, công trình thủy lợi

TTTĐ - Cần bảo đảm an toàn hệ thống đê điều, công trình thủy lợi, hệ thống các cầu trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm đáp ứng yêu cầu phòng, chống thiên tai.
Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa rất to, vùng núi chuyển rét Môi trường

Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa rất to, vùng núi chuyển rét

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, bộ phận không khí lạnh ở phía Bắc tiếp tục di chuyển xuống phía Nam.
Xem thêm