Tag

Nâng cao năng lực đội ngũ làm công tác dự báo và phòng, chống thiên tai

Môi trường 19/11/2020 09:04
aa
TTTĐ - Từ đầu năm đến nay, trên phạm vi toàn quốc liên tiếp xảy ra các loại hình thời tiết, thiên tai cực đoan, bất thường, gây tổn thất lớn về người và tài sản. Để giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do thời tiết, thiên tai gây ra, nhiệm vụ quan trọng nhất hiện nay là nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo, trong đó trọng tâm là nâng cao năng lực đội ngũ làm công tác dự báo và phòng, chống thiên tai các cấp.
Quảng Ngãi: Đề xuất Trung ương hỗ trợ kinh phí khắc phục khẩn cấp hậu quả thiên tai Nâng cao hiểu biết về lũ quét và sạt lở đất để chủ động phòng ngừa Tăng cường khả năng chống chịu với thiên tai và khí hậu tại đô thị Hiện tượng lũ quét, sạt lở đất và cách giảm thiểu rủi ro thiên tai Kinh nghiệm dự báo sạt lở đất từ Nhật Bản

Thiên tai ngày càng khốc liệt, dị thường

Việt Nam nằm trong khu vực thường xuyên có nhiều bão, mưa, đồng thời với địa hình trải dài, nhiều đồi núi, độ dốc lớn, lượng mưa tập trung trong thời gian ngắn, rất dễ xảy ra lũ... Trong những năm gần đây, do biến đổi khí hậu dẫn đến thiên tai ngày càng gia tăng, bất thường, gần đây nhất là tổ hợp thời tiết bất lợi khiến xảy ra tình trạng mưa lũ lịch sử tại các tỉnh miền Trung trong khoảng một tháng trở lại đây gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản.

Thống kê của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai đến thời điểm hiện tại cho thấy, thiên tai đã làm hàng trăm người chết, mất tích, khoảng 112.000 ngôi nhà bị sập đổ, cuốn trôi, ngập và hư hỏng. Tổng giá trị thiệt hại về tài sản do thiên tai gây ra trong tháng 10 ước tính sơ bộ hơn 2,8 nghìn tỷ đồng.

Nâng cao năng lực đội ngũ làm công tác dự báo và phòng, chống thiên tai
Tổng giá trị thiệt hại về tài sản do thiên tai gây ra trong tháng 10 ước tính sơ bộ hơn 2,8 nghìn tỷ đồng

Đánh giá về tình hình thời tiết, thiên tai trong những tháng vừa qua, TS. Trần Quang Hoài, Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Phó Trưởng ban Chỉ đạo trung ương về Phòng, chống thiên tai cho hay: Trước tác động của biến đổi khí hậu, thời tiết, thiên tai diễn biến ngày càng cực đoan, dị thường và trái quy luật, gây thiệt hại lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của người dân...

Cụ thể, từ đầu năm 2020 đến nay, cả nước đã xảy ra 160 trận dông, lốc, mưa lớn trên 40 tỉnh, thành phố; trong đó có 9 đợt trên diện rộng tại 21 tỉnh, thành phố thuộc khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ. Hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng tại Đồng bằng sông Cửu Long, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên; sạt lở bờ sông, bờ biển đồng bằng sông Cửu Long; 15 trận động đất... Đáng lo ngại, thời gian gần đây, bão mạnh có xu hướng gia tăng về cường độ và dịch chuyển về phía Nam, nơi mà cơ sở hạ tầng và ý thức của người dân về phòng, chống thiên tai còn rất hạn chế... Mặt khác, sau nắng nóng, hạn hán kéo dài rất có thể chúng ta sẽ phải hứng chịu nhiều trận mưa, lũ lớn...

Theo TS Trần Quang Hoài, thách thức lớn nhất trong công tác phòng, chống thiên tai hiện nay của Việt Nam là khả năng chống chịu của cơ sở hạ tầng. Trên phạm vi toàn quốc hiện còn 230 vị trí trên các tuyến đê quốc gia, khoảng 200 hồ đập xuống cấp có nguy cơ xảy ra sự cố khi có mưa lũ lớn... Hệ thống tiêu, thoát nước ở nhiều đô thị chưa đáp ứng yêu cầu ứng phó khi xảy ra các trận thiên tai vượt tần suất thiết kế... Bên cạnh đó, công tác dự báo, cảnh báo dù đã có tiến bộ nhưng cũng chưa theo kịp diễn biến bất thường của thời tiết, thiên tai... Cùng với đó, nhận thức, kỹ năng phòng ngừa, ứng phó một số loại thiên tai của người dân còn hạn chế…

Cần chủ động hơn nữa trong công tác phòng, chống thiên tai

Trước những diễn biến bất thường của thời tiết, công tác phòng, chống thiên tai đã được hết sức chú trọng. Thời gian qua, Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các bộ, ngành liên quan và các địa phương đã có nhiều chỉ đạo và giải pháp quyết liệt phòng, chống nhằm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

“Thực tế cho thấy, mặc dù đợt mưa, lũ vừa qua diễn ra bất ngờ và lớn hơn nhiều so với các đợt mưa, lũ trước đây, nhưng thiệt hại về người do mưa lũ đã giảm đáng kể. Về công tác cứu hộ, cứu nạn, nhiều năm qua, chúng ta đã giảm được cơ bản thiệt hại về người, tàu, thuyền trên biển mỗi khi bão đổ bộ. Chúng ta đã làm tốt công tác cảnh báo, thông báo, kêu gọi, cứu hộ, cứu nạn tàu thuyền trên biển. Trước, trong và sau lũ, các cơ quan chức năng đã hỗ trợ hơn năm trăm nghìn người dân di chuyển đến nơi ở an toàn, hạn chế phần lớn thiệt hại do bão, lũ trực tiếp gây ra”, TS Trần Quang Hoài nhấn mạnh.

Nâng cao năng lực đội ngũ làm công tác dự báo và phòng, chống thiên tai
Để giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra, nhiệm vụ quan trọng nhất hiện nay là nâng cao năng lực đội ngũ làm công tác dự báo và phòng, chống thiên tai

Để giảm tổn thất do thời tiết, thiên tai gây ra, nhiệm vụ quan trọng nhất hiện nay là chủ động phòng ngừa, ứng phó. Đây được coi là giải pháp đặc biệt quan trọng để giảm rủi ro và thiệt hại do thiên tai gây ra. trong đó, chủ động phòng ngừa cần được ưu tiên hơn.

Để làm tốt giải pháp này, ngay từ bây giờ, các địa phương cần quán triệt, thực hiện ngay Chỉ thị số 42-CT/TƯ ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai. Cùng với nhiệm vụ này, các địa phương khẩn trương triển khai kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại hội nghị trực tuyến về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2020. Trong đó, triển khai ngay nhiệm vụ rà soát, xây dựng chi tiết phương án ứng phó từng loại hình thiên tai có thể xảy ra trên địa bàn; chuẩn bị đầy đủ vật tư, phương tiện, nhân lực để bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của người dân trước các tình huống mưa, lũ lớn, lũ quét, sạt lở đất...

Cùng với việc kiện toàn bộ máy, cần rà soát, cập nhật, sẵn sàng vật tư, trang thiết bị, nhân lực để ứng phó kịp thời; nhất là các tình huống bão muộn trên Biển Ðông, đổ bộ vào khu vực Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Tổ chức đào tạo, tập huấn cho lực lượng làm công tác phòng, chống thiên tai và cộng đồng bằng các hình thức phong phú, hấp dẫn, dễ áp dụng.

Song hành với những nhiệm vụ trên, các địa phương cần đẩy nhanh tiến độ sửa chữa hư hỏng, sự cố công trình phòng, chống thiên tai, nhất là các trọng điểm đê điều, hồ đập xung yếu có nguy cơ xảy ra sự cố trong mùa mưa lũ; di dời dân cư khẩn cấp khỏi vùng thiên tai... Đặc biệt là chú trọng xây dựng, nâng cao hiệu quả của lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai ở cấp xã; tuyên truyền, nâng cao nhận thức, hướng dẫn kỹ năng ứng phó với các loại hình thiên tai cho người dân...

Một vấn đề cần đẩy mạnh hơn nữa, nhằm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra là tập trung nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo. Trong đó, trọng tâm là nâng cao năng lực đội ngũ làm công tác dự báo và phòng, chống thiên tai các cấp; khẩn trương bổ sung các trạm quan trắc khí tượng - thủy văn, tiến tới hiện đại hóa công nghệ dự báo.

Cùng với nghiên cứu ứng dụng khoa học - công nghệ, cần tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, nhất là quan trắc, giám sát, dự báo phục vụ chỉ đạo, ứng phó. Cùng với các giải pháp phi công trình, các giải pháp công trình cũng cần được chú trọng trong thời gian tới như khẩn trương kiểm tra, rà soát đầu tư, nâng cao khả năng chống chịu trước thiên tai của công trình kết cấu hạ tầng, nhất là hệ thống đê điều, hồ đập, khu neo đậu tàu thuyền trú tránh bão.

Đọc thêm

Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4 Môi trường

Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4

TTTĐ - Sáng sớm nay (19/9), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão số 4 năm 2024. Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7.
Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ Môi trường

Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới Môi trường

Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới

TTTĐ - Hồi 19h ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 360km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ khoảng 20km/h.
Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão Môi trường

Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão

TTTĐ - Hậu quả của bão số 3 và mưa lũ, ngập lụt trên địa bàn Hà Nội không chỉ gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng và tài sản mà còn để lại những mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với sức khỏe người dân. Do đó, thành phố đã và đang triển khai hàng loạt biện pháp khắc phục, tập trung vào xử lý vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch bệnh nhằm ổn định đời sống Nhân dân.
Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9 Môi trường

Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9

TTTĐ - Trưa 18/9, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Đà Nẵng vừa có thông báo cho học sinh nghỉ học do áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, gây mưa lớn.
Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão Xã hội

Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng có Công điện yêu cầu chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão đang đi vào khu vực Biển đông của nước ta.
Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão Môi trường

Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, đến 7 giờ ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão, cường độ cấp 8, giật cấp 10.
Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão Môi trường

Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới đang tiến sát Biển Đông. Hồi 4 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,7 độ Vĩ Bắc; 113,8 độ Kinh Đông, cách Hoàng Sa khoảng 250km về phía Đông.
Nhựa Bình Minh và tập đoàn SCG triển khai dự án "Thương nguồn nước, yêu tương lai" tại Quảng Nam Môi trường

Nhựa Bình Minh và tập đoàn SCG triển khai dự án "Thương nguồn nước, yêu tương lai" tại Quảng Nam

TTTĐ - Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (BM PLASCO), với sự đồng hành từ Tập đoàn SCG và các đối tác đã triển khai chuỗi hoạt động thuộc dự án “Thương nguồn nước, yêu tương lai” tại tỉnh Quảng Nam.
Chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão Môi trường

Chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 97/CĐ-TTg ngày 17/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão.
Xem thêm