Tag

Tăng cường khả năng chống chịu với thiên tai và khí hậu tại đô thị

Môi trường 07/11/2020 18:45
aa
TTTĐ - Biến đổi khí hậu được nhận định là thách thức mới của phát triển đô thị. Tuy vậy, công tác đánh giá khả năng chống chịu với thiên tai và khí hậu của các đô thị vẫn chưa được quan tâm đúng mức, trong khi đây là yếu tố quan trọng để lồng ghép được yếu tố biến đổi khí hậu vào xây dựng quy hoạch và quản lý phát triển đô thị trên cả nước.
Hiện tượng lũ quét, sạt lở đất và cách giảm thiểu rủi ro thiên tai Kinh nghiệm dự báo sạt lở đất từ Nhật Bản BHXH các địa phương chủ động ứng phó, phòng chống thiên tai bão lũ Cập nhật bão số 9: Quảng Nam đặt cảnh báo rủi ro thiên tai cấp độ 4 Huyện đảo Lý Sơn ra thông báo khẩn, đặt cấp độ 4 rủi ro thiên tai do cơn bão số 9 Quảng Ngãi: Thành lập Ban Chỉ huy tiền phương phòng chống bão số 9

Đô thị - nơi chịu nhiều rủi ro thiên tai và khí hậu

Đô thị và các nơi tập trung đông dân là trung tâm kinh tế phát triển của các địa phương, quốc gia và khu vực, tạo ra tới 80% GDP toàn cầu và đóng góp hơn 70% lượng khí thải carbon toàn cầu. Đô thị là nơi tập trung phần lớn dân số thế giới sinh sống, nơi phát triển đổi mới và là nơi tập trung của cơ quan chính phủ, thương mại, văn hóa và xã hội.

Theo dự báo với tốc độ đô thị hóa gia tăng đến năm 2030, hơn 66% dân số thế giới sẽ sống ở thành thị (tăng từ 55% vào năm 2018). Tốc độ thay đổi nhanh chóng do di cư từ nông thôn ra thành thị và gia tăng dân số, gây căng thẳng cho các dịch vụ và tài nguyên. Xu hướng này đang thúc đẩy những thách thức dai dẳng như bất bình đẳng, ô nhiễm và gia tăng nguy cơ do biến đổi khí hậu vì tập trung cơ sở hạ tầng và người dân ở các khu vực này, đặc biệt là ở các thành phố ven biển.

Theo đánh giá của các chuyên gia, hiện các đô thị của Việt Nam chịu tác động của biến đổi khí hậu có thể phân thành hai khu vực. Đối với hệ thống đô thị ven biển, ven sông, các khu vực đô thị đồng bằng có nguy cơ ngập lụt, nước biển dâng, triều cường, mất đất và nhiễm mặn nguồn nước. Hệ thống đô thị miền núi, cao nguyên chịu ảnh hưởng của lũ ống, lũ quét và sạt lở đất, suy giảm nước ngầm.

Tăng cường khả năng chống chịu với thiên tai và khí hậu tại đô thị
Tốc độ thay đổi nhanh chóng do di cư từ nông thôn ra thành thị và gia tăng dân số, gây căng thẳng cho các dịch vụ và tài nguyên

Dù là hệ thống đô thị ven biển, ven sông, các khu vực đồng bằng hay hệ thống đô thị miền núi, cao nguyên thì các loại hình thiên tai do biến đổi khí hậu gia tăng sẽ đe dọa cơ sở hạ tầng, nền kinh tế và cư dân đô thị. Đồng thời, nhiệt độ tăng và lượng mưa thay đổi làm gia tăng hiệu ứng đảo nhiệt đô thị, gây khó khăn cho việc cung cấp nước trong khi mực nước biển dâng có nguy cơ khiến một số khu đô thị ven biển sẽ có thể biến mất trong tương lai. Những tác động khí hậu này càng tăng khi kết hợp các yếu tố dễ bị tổn thương hiện có bao gồm cơ sở hạ tầng và dân số tập trung.

Khi đô thị đối mặt với sự tăng trưởng ngày càng nhanh trong tương lai với nguy cơ gia tăng tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu, cần có một kế hoạch tổng thể tích hợp đa ngành nhằm tăng cường khả năng chống chịu. Kế hoạch này có thể có tác động trong cả một vùng vì chuỗi giá trị và nền kinh tế nông thôn thường phụ thuộc vào các đô thị.

Như vậy khả năng chống chịu của đô thị không chỉ liên quan đến biến đổi khí hậu, mà còn liên quan chặt chẽ đến các nỗ lực giảm nghèo, tăng cường hiệu quả năng lượng, cơ sở hạ tầng và giao thông, hợp lý hóa quản lý chất thải, sức khỏe cộng đồng và đạt được tất cả các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs).

Tăng cường khả năng chống chịu của các đô thị

Có thể thấy, đô thị trên toàn cầu chịu nhiều rủi ro liên quan đến thiên tai và khí hậu. Việc thúc đẩy tăng trưởng đô thị sẽ góp phần làm gia tăng khả năng rủi ro do biến đổi khí hậu và tính dễ bị tổn thương đa chiều. Vì vậy, các đô thị phải lồng ghép yếu tố rủi ro khí hậu vào kế hoạch phát triển tổng hợp để nâng cao khả năng chống chịu và đạt được mục tiêu phát triển bền vững.

Theo đánh giá của đại diện Cục Phát triển Đô thị (Bộ Xây dựng), công tác ứng phó với biến đổi khí hậu tại hầu hết các đô thị chưa thực sự gắn kết với các chính sách, chiến lược, kế hoạch, quy hoạch. Biến đổi khí hậu là vấn đề rất mới, những ảnh hưởng thời tiết, thiên tai khó dự đoán và gây thiệt hại lớn. Trong khi đó, Việt Nam lại thiếu các công cụ pháp luật, tài liệu hướng dẫn kỹ thuật, hệ thống dữ liệu, các tiêu chuẩn, quy chuẩn quy hoạch đô thị và quản lý phát triển đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu.

Ở địa phương, khi xây dựng kế hoạch và triển khai các biện pháp thích ứng, người dân và chính quyền rất hạn chế về nguồn dữ liệu, thông tin và nghiên cứu cấp địa phương. Họ gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận hoặc nắm bắt một cách đầy đủ những nội dung mà các cơ quan chuyên môn cung cấp. Nguyên nhân do dữ liệu, thông tin chỉ được công bố trên một số ít kênh, phương tiện thông tin.

Tăng cường khả năng chống chịu với thiên tai và khí hậu tại đô thị
Nhiều tuyến đường tại thành phố Đà Nẵng bị phong tỏa vì ngập sâu do ảnh hưởng bão số 5

Bên cạnh đó, tuy Chính phủ đã đầu tư nhiều cho hệ thống quan trắc và phân tích số liệu phục vụ ứng phó biến đổi khí hậu nhưng mức độ chi tiết số liệu cả về không gian và thời gian chỉ dừng ở cấp vùng, khó dùng trong công tác ứng phó cấp cộng đồng.

Việc tự đánh giá khả năng chống chịu giúp các đô thị có cái nhìn tổng quan, làm rõ những điểm mạnh, yếu trên từng khía cạnh của hệ thống đô thị dưới tác động của biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của các địa phương hiện nay là vấn đề phát triển đô thị chưa được cụ thể trong văn bản pháp luật nào. Vì vậy, dù nhận thức được sự cần thiết của việc tự đánh giá nhưng các đơn vị đều triển khai rất dè dặt.

Theo đại diện Sở Xây dựng tỉnh Sơn La, tỉnh cần có thêm hướng dẫn cụ thể về lồng ghép các yếu tố rủi ro của đô thị trong công tác quy hoạch, kế hoạch. Một số chỉ số, biến số không có sẵn hoặc nằm rải rác sở các Sở, ngành khác nên khó thu thập, xử lý.

Để tạo đà tăng cường sức chống chịu đô thị, hiện, Bộ Xây dựng đã đưa các chính sách cụ thể về phát triển đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu, tiết kiệm năng lượng, xanh, sinh thái vào Chương II Dự luật Phát triển đô thị. Theo đó, những chỉ số quan trọng ngoài ngành xây dựng có liên quan đến đô thị ứng phó biến đổi khí hậu cũng sẽ đưa vào các Nghị định, Thông tư hướng dẫn.

Để tăng cường khả năng chống chịu với thiên tai và khí hậu của đô thị, thời gian tới, các địa phương cần điều tra đánh giá mức độ tác động của biến đổi khí hậu đến đô thị, tích hợp nội dung ứng phó biến đổi khí hậu vào chương trình, kế hoạch phát triển của từng địa phương. Đồng thời, các tỉnh, thành phố cần tập trung nâng cao năng lực lãnh đạo, cán bộ chuyên môn các cấp về quản lý, phát triển đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu. Nếu làm tốt được các nhiệm vụ nêu trên sẽ góp phần giảm nhẹ rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu tại các đô thị trên cả nước.

Đọc thêm

Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4 Môi trường

Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4

TTTĐ - Sáng sớm nay (19/9), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão số 4 năm 2024. Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7.
Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ Môi trường

Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới Môi trường

Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới

TTTĐ - Hồi 19h ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 360km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ khoảng 20km/h.
Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão Môi trường

Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão

TTTĐ - Hậu quả của bão số 3 và mưa lũ, ngập lụt trên địa bàn Hà Nội không chỉ gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng và tài sản mà còn để lại những mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với sức khỏe người dân. Do đó, thành phố đã và đang triển khai hàng loạt biện pháp khắc phục, tập trung vào xử lý vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch bệnh nhằm ổn định đời sống Nhân dân.
Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9 Môi trường

Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9

TTTĐ - Trưa 18/9, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Đà Nẵng vừa có thông báo cho học sinh nghỉ học do áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, gây mưa lớn.
Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão Xã hội

Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng có Công điện yêu cầu chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão đang đi vào khu vực Biển đông của nước ta.
Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão Môi trường

Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, đến 7 giờ ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão, cường độ cấp 8, giật cấp 10.
Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão Môi trường

Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới đang tiến sát Biển Đông. Hồi 4 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,7 độ Vĩ Bắc; 113,8 độ Kinh Đông, cách Hoàng Sa khoảng 250km về phía Đông.
Nhựa Bình Minh và tập đoàn SCG triển khai dự án "Thương nguồn nước, yêu tương lai" tại Quảng Nam Môi trường

Nhựa Bình Minh và tập đoàn SCG triển khai dự án "Thương nguồn nước, yêu tương lai" tại Quảng Nam

TTTĐ - Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (BM PLASCO), với sự đồng hành từ Tập đoàn SCG và các đối tác đã triển khai chuỗi hoạt động thuộc dự án “Thương nguồn nước, yêu tương lai” tại tỉnh Quảng Nam.
Chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão Môi trường

Chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 97/CĐ-TTg ngày 17/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão.
Xem thêm