Tag

Mối nguy hại của nước đóng bình gia công “siêu rẻ”

Chung tay vì an toàn thực phẩm 22/08/2023 10:00
aa
TTTĐ - Hiện nhu cầu sử dụng các loại nước uống đóng bình tăng mạnh kèm theo đó là nỗi lo về vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhiều vụ việc phát hiện dị vật trong nước uống đóng bình khiến người dân thêm hoang mang, lo lắng về chất lượng của các loại nước uống này.
Kinh hoàng công nghệ nước đóng bình Thị trường nước đóng bình: "Vàng thau lẫn lộn" Vụ “cấp khống giấy kiểm nghiệm nước đóng chai giả” ở Nghệ An: Đã xác định 21 cơ sở sản xuất vi phạm chất lượng Kỳ 1: Người tiêu dùng “tù mù” về chất lượng nước đóng chai

Nước uống “nhái”, giá “siêu rẻ” tràn ngập thị trường

Tháng 5/2023, một giáo viên trường Mầm non Phong Thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) tá hỏa khi phát hiện sinh vật giống đỉa ngoe nguẩy trong bình nước 20 lít vẫn còn nguyên tem, chưa mở.

Liên quan đến vụ việc trên, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có công văn đề nghị Sở Y tế tỉnh Quảng Bình chỉ đạo các đơn vị chức năng khẩn trương kiểm tra, xử lý thông tin được phản ánh. Một trong những yêu cầu của Cục An toàn thực phẩm là phải lấy mẫu các sản phẩm thực phẩm nghi ngờ không đảm bảo an toàn để kiểm nghiệm các chỉ tiêu an toàn thực phẩm.

Sinh vật giống đỉa đang ngoe nguẩy bên trong bình nước còn nguyên tem được phát hiện tại Trường Mầm non Phong Thủy
Sinh vật giống đỉa đang ngoe nguẩy bên trong bình nước còn nguyên tem được phát hiện tại trường Mầm non Phong Thủy (Quảng Bình)

Thực tế, đây cũng không phải lần đầu tiên người tiêu dùng phát hiện có các “dị vật” xuất hiện trong các loại nước đóng bình. Điều đó đã dấy lên hồi chuông cảnh báo về việc kiểm soát chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của các loại nước uống này.

Khảo sát trên thị trường hiện nay, ngày càng có nhiều loại nước đóng bình với đủ chủng loại, mẫu mã phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng. Bên cạnh các sản phẩm nước đóng chai uy tín có thương hiệu lâu năm xuất hiện với mức giá từ 60.000 - 80.000 đồng/bình khoảng 20 lít cũng có không ít sản phẩm nước đóng chai của các cơ sở tư nhân có mức giá rẻ chỉ bằng 1/4.

Các sản phẩm này đều lấy theo tên “nhái” theo những sản phẩm, thương hiệu quen thuộc với người tiêu dùng hoặc đặt tên “na ná” như: Lavis, Leve, Lovea, Leva, Bavie, Aquafona, Aquanova… Nếu chỉ nhìn qua, khách hàng rất có thể nhầm lẫn bởi có rất nhiều điểm giống nhau về mầu sắc, hình ảnh in trên bao bì, cùng kích cỡ, dung tích, màu sắc...

Các sản phẩm trên cũng được quảng cáo được sản xuất theo quy trình tiên tiến, hiện đại bậc nhất, công nghệ lọc tiên tiến nhất. Trên thực tế, ngoại trừ những loại nước uống đã khẳng định thương hiệu trên toàn quốc, được sản xuất và đóng bình bằng công nghệ hiện đại, đạt chuẩn theo tiêu chuẩn quốc tế, thì phần lớn các loại nước đóng bình khác đều được sản xuất theo quy mô hộ gia đình, nhỏ lẻ và khó có thể kiểm chứng chất lượng.

Qua các hoạt động kiểm tra của cơ quan chức năng phát hiện vi phạm, nhiều cơ sở sản xuất nước uống đóng bình giả thu gom những bình nước của thương hiệu chính hãng đã qua sử dụng và đổ nước máy hoặc nước giếng khoan, hoàn toàn không thông qua hệ thống lọc và kiểm tra chất lượng nguồn nước.

Lựa chọn mua các sản phẩm nước đóng bình từ thương hiệu có uy tín

PGS.TS Phan Thị Sửu, Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam cho biết quy trình sản xuất nước đóng bình để đảm bảo chất lượng phải có rất nhiều bước và nếu làm đúng các quy trình này thì nước đóng bình đến tay người tiêu dùng không thể có giá “siêu rẻ” như các loại nước đóng bình “nhái”. Nước uống nhiễm vi khuẩn E.coli, B.cereus, có hàm lượng men mốc, kim loại vượt giới hạn cho phép sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, đứng đầu là các bệnh đường ruột.

Nước đóng bình không đảm bảo chất lượng thường được lấy trực tiếp từ nguồn nước máy hoặc giếng khoan, không qua xử lý lọc do đó nếu uống phải loại nước này sẽ rất nguy hiểm đối với sức khỏe.

Mối nguy hại của nước đóng bình gia công “siêu rẻ”
Nhiều cơ sở sản xuất nước đóng bình "nhái" gia công lấy từ nguồn nước máy, nước giếng khoan

Chưa kể đến, nguồn nước mà các cơ sở sản xuất nước đóng bình “nhái” nếu là nước giếng khoan gần vùng đất ô nhiễm có thể chứa hàm lượng cao nitrat, asen, amoniac - những chất có thể gây ung thư, bệnh tim mạch. Ngoài ra còn có thể khiến người tiêu dùng bị nhiễm độc do có các kim loại nặng như thủy ngân, chì.

Ngoài nguồn nước thì môi trường sản xuất nước uống đóng chai giả thường rất mất vệ sinh, bụi bặm và không đạt tiêu chuẩn vô trùng không đảm bảo tiêu chuẩn của Bộ Y tế như các loại nước uống đóng bình của các nhãn hàng chính hãng.

Do đó nước uống giả có thể chứa các vi khuẩn có hại, đặc biệt là vi khuẩn E.Coli. Đây là loại vi khuẩn trong phân rất nguy hiểm, nếu uống nước nhiễm vi khuẩn này hàng ngày có thể bị ngộ độc cấp tính, làm tăng nguy cơ mắc bệnh đường ruột, tiêu chảy…

Chi phí trang bị hệ thống lọc nước rất cao, do đó để có thể sản xuất hàng loại nước đóng chai giả, nhiều cơ sở gia công còn sử dụng chất hóa học để làm nước trong, khử mùi. Các chai nước đóng bình gia công cũng thường được sản xuất bằng nhựa tái chế, nguy cơ nước bị nhiễm độc là rất lớn.

Để tránh "bệnh từ miệng vào", các chuyên gia khuyến cáo người tiêu dùng không nên chọn mua các loại nước uống đóng chai với mức giá quá rẻ.

Đồng thời, chúng ta nên chọn các loại nước uống đóng chai có nhãn mác và thành phần rõ ràng, có địa chỉ nơi sản xuất vì các loại nước uống này đều được quản lý chặt chẽ về chất lượng và nguồn nguyên liệu để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Đọc thêm

Kỳ 1: Liên tiếp thu giữ các sản phẩm“nhiều không” Chung tay vì an toàn thực phẩm

Kỳ 1: Liên tiếp thu giữ các sản phẩm“nhiều không”

TTTĐ - Càng gần đến dịp Trung thu, thị trường các sản phẩm bánh kẹo, bánh Trung thu càng tiêu thụ mạnh, sức mua cũng tăng lên nhanh chóng. Lực lượng chức năng cũng kịp thời truy xuất, thu hồi các sản phẩm không bảo đảm vệ sinh ATTP, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trên địa bàn.
Kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm hàng cứu trợ vùng bão lũ Chung tay vì an toàn thực phẩm

Kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm hàng cứu trợ vùng bão lũ

TTTĐ - Sở Y tế giao cho Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội thực hiện biện pháp kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các thực phẩm tài trợ, hỗ trợ, ủng hộ… cho Nhân dân trong vùng lụt bão.
Nguy cơ ngộ độc vì tích trữ quá nhiều đồ ăn trong tủ lạnh Chung tay vì an toàn thực phẩm

Nguy cơ ngộ độc vì tích trữ quá nhiều đồ ăn trong tủ lạnh

TTTĐ - Cuối tuần vừa qua, hàng nghìn người dân Hà Nội đổ xô tới các siêu thị, chợ dân sinh mua nhu yếu phẩm, rau củ quả, thịt tươi sống tích trữ trước bão Yagi (bão số 3).
Nguy cơ từ những nguyên liệu làm bánh Trung thu kém chất lượng Chung tay vì an toàn thực phẩm

Nguy cơ từ những nguyên liệu làm bánh Trung thu kém chất lượng

TTTĐ - Dù việc sản xuất kinh doanh bánh Trung thu handmade mang tính thời vụ, chỉ kéo dài trong khoảng hơn 1 tháng nhưng vấn đề an toàn thực phẩm được người tiêu dùng đặt lên hàng đầu.
Không sử dụng gia súc, gia cầm chết để chế biến thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Không sử dụng gia súc, gia cầm chết để chế biến thực phẩm

TTTĐ - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến cáo người dân vùng ngập lụt, ảnh hưởng mưa bão tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia cầm chết làm thức ăn hoặc chế biến thực phẩm.
Những lưu ý để đảm bảo an toàn thực phẩm trong lũ lụt Chung tay vì an toàn thực phẩm

Những lưu ý để đảm bảo an toàn thực phẩm trong lũ lụt

TTTĐ - Lũ trên sông Hồng ở Hà Nội vượt báo động 2 khiến Hà Nội và nhiều tỉnh thành phía Bắc bị ảnh hưởng nặng nề. Lúc 0 giờ ngày 11/9, mực nước trên sông Hồng tại Hà Nội là 10,54m, trên báo động 2 là 0,04m. Mưa lụt là điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển, gây tình trạng ô nhiễm thực phẩm như ôi, thiu, mốc và sinh độc tố. Để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm, người dân cần chú ý những điều sau:
Hỗ trợ người dân nhu yếu phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm mùa mưa lũ Chung tay vì an toàn thực phẩm

Hỗ trợ người dân nhu yếu phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm mùa mưa lũ

TTTĐ - Nhằm đảm bảo nước sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường phòng, chống dịch bệnh, quản lý chất thải sau bão số 3 và mưa lũ năm 2024, Sở Y tế Hà Nội ban hành Kế hoạch số 4301/SYT-NVY ngày 9/9/2024 gửi các đơn vị y tế trong và ngoài công lập trực thuộc để triển khai thực hiện.
Nhiễm liên cầu lợn, suy đa tạng do ăn tiết canh "giải đen" Chung tay vì an toàn thực phẩm

Nhiễm liên cầu lợn, suy đa tạng do ăn tiết canh "giải đen"

TTTĐ - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã tiếp nhận một nam bệnh nhân mắc liên cầu khuẩn lợn do ăn tiết canh.
Đảm bảo nước sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm trước nguy cơ lũ Chung tay vì an toàn thực phẩm

Đảm bảo nước sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm trước nguy cơ lũ

TTTĐ - Theo báo cáo nhanh của Sở Y tế về công tác đáp ứng y tế trong ứng phó cơn bão số 3, các đơn vị y tế tiếp tục tăng cường đáp ứng công tác y tế trong và sau mưa bão, lũ lụt
Đau đầu giải quyết thức ăn tích trữ sau cơn bão số 3 Sức khỏe

Đau đầu giải quyết thức ăn tích trữ sau cơn bão số 3

TTTĐ - Lo ngại ảnh hưởng của cơn bão số 3, không ít người dân Thủ đô đã tích trữ quá nhiều thực phẩm. Thêm vào đó nhiều khu vực bị mất điện đột ngột, nhiều bà nội trợ lo lắng thức ăn bảo quản trong tủ lạnh khi mất điện dễ mất vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP).
Xem thêm