Tag

Thị trường nước đóng bình: "Vàng thau lẫn lộn"

Bảo vệ người tiêu dùng 22/05/2022 08:00
aa
TTTĐ - Đã từ lâu, nước uống đóng bình đã trở thành nhu cầu không thể thiếu vì sự tiện lợi cũng như giá cả phải chăng. Tuy nhiên, do nhu cầu ngày càng tăng cao khiến nhiều cơ sở sản xuất nước đóng bình giá rẻ mọc lên như nấm dẫn đến tình trạng bát nháo, thật giả lẫn lộn, đe dọa sức khỏe người tiêu dùng.
25 năm tù cho 2 vợ chồng lừa đảo từ dự án "ma" nước uống học đường Tân Hiệp Phát: 20 năm gắn bó với giải đua xe đạp nữ toàn quốc mở rộng Nước gạo rang là thức uống lành mạnh và bổ dưỡng Á hậu Huyền My mặc áo xanh tình nguyện, tặng nước uống và khẩu trang cho các sĩ tử Nước uống cho phi hành gia có gì đặc biệt

Bóc gỡ đường dây làm giả nước Lavie

Mới đây, Đội Cảnh sát Kinh tế, Công an quận Hoàng Mai (Hà Nội) đã bóc gỡ thành công đường dây sản xuất, kinh doanh nước uống đóng bình giả nhãn hiệu Lavie.

Trước đó, qua công tác quản lý địa bàn, quản lý nghiệp vụ, khoảng đầu năm 2022, Đội Cảnh sát Kinh tế Công an quận Hoàng Mai phát hiện trên địa bàn xuất hiện một số loại nước đóng bình của một thương hiệu lớn được bán trôi nổi trên thị trường có giá rẻ hơn nhiều so với mặt hàng cùng loại các tại các đại lý chính hãng.

Nhận định đây là hàng giả, Đội Cảnh sát Kinh tế Công an quận Hoàng Mai đã báo cáo lãnh đạo Công an quận Hoàng Mai xác lập án đấu tranh. Qua nhiều tháng theo dõi, lần tìm từ nguồn hàng, đối mặt với không ít khó khăn do thủ đoạn của đối tượng gây án, đến tháng 3/2022, các trinh sát đã phát hiện được một cơ sở nghi vấn sản xuất hàng giả có địa chỉ tại huyện Thanh Trì, Hà Nội song việc phá án không dễ dàng.

Thị trường nước đóng bình:
Đội Cảnh sát Kinh tế, Công an quận Hoàng Mai (Hà Nội) đã bóc gỡ thành công đường dây sản xuất, kinh doanh nước uống đóng bình giả nhãn hiệu Lavie

Thông tin về vụ việc này, Đội trưởng Đội Cảnh sát Kinh tế Công an quận Hoàng Mai cho biết: Để tránh sự phát hiện của lực lượng chức năng, đối tượng có nhiều thủ đoạn tinh vi để đối phó. Cụ thể, đối tượng chỉ bán nước cho người quen; Khi giao hàng thì nhân viên đi vòng vèo qua nhiều tuyến đường.

Trong quá trình sản xuất, căn nhà thường xuyên cửa đóng, then cài. Vợ chồng đối tượng trực tiếp làm hàng, không thuê ai để đảm bảo thông tin. Nếu không kịp thời ngăn chặn, các loại nước không rõ nguồn gốc trên được tuồn ra thị trường sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người tiêu dùng.

Quá trình điều tra, theo dõi, các trinh sát Đội Cảnh sát Kinh tế Công an quận Hoàng Mai đã xác định hai đối tượng nghi vấn là vợ chồng Lê Đăng Giao và Lê Thị Tâm.

Cụ thể, đối tượng Giao từng có nhiều tiền án tiền sự. Năm 1999, Giao bị Toà án Nhân dân huyện Đông Sơn, Thanh Hóa, xử phạt 15 tháng tù giam về tội cố ý gây thương tích. Năm 2002, Giao bị Toà án Nhân dân huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh tuyên phạt 6 tháng tù giam về tội huỷ hoại tài sản; Đến năm 2007 bị tuyên phạt 40 tháng tù giam về tội đánh bạc. Vợ chồng đối tượng đã biến căn nhà thành một cơ sở sản xuất.

Vào hồi 7h30 phút ngày 18/5, tại khu vực số 9, ngách 51/15 Ngọc Hồi, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, tổ công tác Đội Cảnh sát Kinh tế - Công an quận Hoàng Mai phát hiện Lê Đăng Giao đang tập kết 10 bình nước nhãn hiệu Lavie (loại 19 lít) và 10 bình nước nhãn hiệu Viva loại 18,5 lít không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ để giao cho khách.

Tại Cơ quan Công an, Giao và Tâm khai nhận: Trước đó, Giao là nhân viên giao nước cho một đại lý phân phối, có địa chỉ tại Hà Nội nên nắm bắt được nhu cầu mua và sử dụng nước khoáng Lavie trên địa bàn. Sau khi nghỉ việc ở công ty một thời gian, vì hám lời, Giao cùng vợ nảy sinh ý định làm giả nước Lavie đóng bình.

Để thực hiện việc sản xuất hàng giả, Giao mua nắp bình, tem, nhãn mác nước Lavie, Viva tại một địa chỉ ở quận Cầu Giấy; Đổi vỏ bình nước rồi mang về chỗ ở tại huyện Thanh Trì, Hà Nội. Nước tinh khiết không có nhãn mác, Giao mua của Dương Thanh Tùng (sinh năm 1973, địa chỉ Hoàng Mai, Hà Nội) rồi dùng máy khò dập vào bình nước, dán nhãn Lavie, Viva, sau đó bọc nắp, màng co, hoàn thiện rồi đem đi bán cho các cửa hàng tạp hóa, khách có nhu cầu sử dụng.

Bước đầu vợ chồng Giao, Tâm khai nhận đã sản xuất nước Lavie, Viva giả từ khoảng tháng 11/2021 đến nay. Trong đó, giai đoạn đầu từ khoảng tháng 11/2021 - 2/2022, Giao vừa sản xuất, bán nước giả, vừa mua nước thật bán cho khách. Từ khoảng tháng 3/2022 đến nay chỉ sản xuất, bán nước giả cho khách, không có hàng thật. Tổng hàng giả đã sản xuất khoảng hơn 1.200 bình Lavie, Viva bán cho khách.

Khởi tố ổ nhóm làm giả nước uống đóng chai

Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an quận Hoàng Mai đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, ra quyết định tạm giữ 4 đối tượng về hành vi phạm tội trên. Trong số các đối tượng tham gia có hai trường hợp đang là nhân viên giao bán nước chính hãng của Công ty Lavie.

Các đối tượng gồm: Lê Đăng Giao (sinh năm 1972); Lê Thị Tâm (cùng ở tại huyện Thanh Trì); Lê Văn Bắc (sinh năm 1987, địa chỉ Cầu Giấy, Hà Nội) và Nguyễn Văn Hiền (sinh năm 1987, địa chỉ tại Chương Mỹ, Hà Nội).

Thị trường nước đóng bình:
Đối tượng Lê Đăng Giao tại cơ quan công an

Mở rộng điều tra, Đội Cảnh sát Kinh tế Công an quận Hoàng Mai đã triệu tập hai đối tượng gồm Lê Văn Bắc và Nguyễn Văn Hiền là nhân viên giao bán nước chính hãng của Công ty Lavie. Tại Cơ quan Công an, Bắc và Hiền cho biết: Giao đã đặt mua các bộ nắp bình, tem tròn Lavie, Nestlé Waters và màng co nắp Lavie của Bắc và Hiền với giá 10.000 đồng/1 bộ.

Để có số nắp bình và tem tròn trên, trong quá trình đi giao bán nước, hai đối tượng đã bóc lại các nắp bình, tem tròn, màng co nhãn hiệu Lavie, Viva, khi lắp vào cây nước, mở vòi bình cho khách, để bán cho Giao.

Bắc và Hiền biết Giao mua lại các nắp bình, tem nhãn, màng co để về sản xuất nước Lavie, Viva giả nhưng vì lợi nhuận nên vẫn cung cấp bán.

Trong đó, Bắc bán cho Giao 35 bộ, trị giá khoảng 350.000 đồng; Hiền bán cho Giao khoảng 810 bộ trị giá khoảng 8,1 triệu đồng. Hiện, Cơ quan Công an đang tiến hành điều tra, xác minh mở rộng vụ án và xử lý nghiêm các đối tượng theo quy định pháp luật.

Đọc thêm

Phạt nặng một cá nhân buôn bán phân bón kém chất lượng Bảo vệ người tiêu dùng

Phạt nặng một cá nhân buôn bán phân bón kém chất lượng

TTTĐ - UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành quyết định xử phạt đối với 1 cá nhân về hành vi "Buôn bán hàng hóa có chất lượng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng". Sản phẩm bị phát hiện vi phạm là Phân bón hỗn hợp NPK 20-5-5-13S+TE Việt Đức G7 của Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất phân bón Việt Đức.
Bình Dương: Tiêu hủy hơn 43 tấn phân bón vi phạm Bảo vệ người tiêu dùng

Bình Dương: Tiêu hủy hơn 43 tấn phân bón vi phạm

TTTĐ - Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Dương đã phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tiêu hủy 43 tấn phân bón là tang vật vi phạm của Công ty CP Thương mại nông nghiệp Vàng. Ngoài ra, công ty này còn phải nộp phạt hơn 247 triệu đồng,
Cẩn trọng “sập bẫy” môi giới khi sang nhượng kỳ nghỉ du lịch Bảo vệ người tiêu dùng

Cẩn trọng “sập bẫy” môi giới khi sang nhượng kỳ nghỉ du lịch

TTTĐ - Với lời hứa có khách sẵn mua và chỉ trong vòng nửa tháng là thực hiện xong việc sang nhượng nhưng đã nhiều tháng trôi qua, ông P cùng nhiều khách hàng khác vẫn trông ngóng vô vọng dù tiền đã đóng đủ cho công ty môi giới.
Lợi dụng chuyển phát hàng hóa để vận chuyển, tàng trữ hàng cấm Bảo vệ người tiêu dùng

Lợi dụng chuyển phát hàng hóa để vận chuyển, tàng trữ hàng cấm

TTTĐ - Cơ sở kinh doanh dịch vụ chuyển phát hàng hóa Quyết Đại Phát Express ở Kim Chung, Hoài Đức có dấu hiệu của Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm.
Phát hiện phân bón kém chất lượng, phạt người bán và nhà cung ứng Nhịp sống phương Nam

Phát hiện phân bón kém chất lượng, phạt người bán và nhà cung ứng

TTTĐ - Cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ngãi vừa tiến hành xử phạt đối với một hộ kinh doanh và nhà cung ứng sản phẩm phân bón kém chất lượng.
Phát hiện hàng loạt sản phẩm phân bón Quốc tế Âu Việt vi phạm Bảo vệ người tiêu dùng

Phát hiện hàng loạt sản phẩm phân bón Quốc tế Âu Việt vi phạm

TTTĐ - Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp vừa phát hiện 4.500 sản phẩm phân bón vi phạm về nhãn hàng hóa.
An Giang: Phát hiện nhiều cửa hàng kinh doanh phân bón giả Bảo vệ người tiêu dùng

An Giang: Phát hiện nhiều cửa hàng kinh doanh phân bón giả

TTTĐ - Lực lượng chức năng tỉnh An Giang trong quý I/2024 đã phát hiện nhiều trường hợp kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, qua đó đã xử lý nhiều hộ kinh doanh và công ty.
Sản phẩm của Cty CP Nông dược HAI bị phát hiện kém chất lượng Bảo vệ người tiêu dùng

Sản phẩm của Cty CP Nông dược HAI bị phát hiện kém chất lượng

TTTĐ - Năm 2023, ngành chức năng phát hiện Công ty Cổ phần Nông dược HAI có sản phẩm vi phạm về chất lượng nhưng vừa qua lại bất ngờ đạt danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn do Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức.
An Giang: Tạm giữ 65 tấn phân bón vi phạm nhãn mác Bảo vệ người tiêu dùng

An Giang: Tạm giữ 65 tấn phân bón vi phạm nhãn mác

TTTĐ - Cơ quan chức năng tỉnh An Giang vừa lập biên bản tạm giữ để tiếp tục thẩm tra, xác minh làm rõ xử lý theo quy định của pháp luật đối với 65 tấn phân bón vi phạm nhãn của Công ty TNHH MTV TM XNK Chính Ph.
Gửi tiết kiệm qua app, lãi suất hấp dẫn kèm rủi ro lớn? Bảo vệ người tiêu dùng

Gửi tiết kiệm qua app, lãi suất hấp dẫn kèm rủi ro lớn?

TTTĐ - Bằng nhiều tên gọi khác nhau, các app fintech đang quảng cáo các gói tích lũy cùng mức lãi suất hấp dẫn, thậm chí cao hơn cả ngân hàng. Tuy nhiên, thực tế việc các nhà đầu tư gửi tiền vào các app này vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro và khung pháp lý cũng chưa rõ ràng.
Xem thêm