Tag

“Máy lấy tơ sen” đầu tiên tại Việt Nam của nhóm sinh viên Hà Nội

Giáo dục 06/01/2020 13:43
aa
TTTĐ - Để làm ra được một sản phẩm lụa từ tơ sen, người thợ thủ công cần mất từ 1 – 2 tháng lao động bằng tay trong khi trên thị trường không có loại máy móc nào tự động hóa quá trình lấy tơ. Tuy nhiên, đó là câu chuyện của quá khứ. Với “máy lấy tơ sen” của nhóm sinh viên Hà Nội, quy trình làm ra sản phẩm lụa chỉ còn hơn 1 tuần, hiệu suất lao động tăng gấp 5 – 7 lần so với làm thủ công…

“Máy lấy tơ sen” đầu tiên tại Việt Nam của nhóm sinh viên Hà Nội

Nhóm sinh viên Hà Nội giành giải Nhất cuộc thi "Sáng tạo trẻ Bách khoa" 2019 với sáng chế "Máy lấy tơ sen"

Bài liên quan

Tự hào 70 năm phong trào học sinh, sinh viên Việt Nam

Sinh viên Nhân văn mang “Đông ấm” đến Sà Phìn

Infographic giới thiệu lịch sử của Hội Sinh viên Việt Nam

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại “Ngày hội giao lưu văn hóa sinh viên quốc tế 2019”

Tự hào 70 năm phong trào học sinh, sinh viên Việt Nam

Hội Sinh viên Việt Nam đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất lần thứ II

Sáng chế “Máy lấy tơ sen” đầu tiên tại Việt Nam của nhóm sinh viên Ngô Trần Minh Đức, Nguyễn Văn Thắng, Trần Quốc Đạt, Cao Anh Tú (trường Đại học Bách khoa Hà Nội), Lương Đức Trung (trường Đại học Ngoại thương) vừa giành giải Nhất cuộc thi “Sáng tạo trẻ Bách khoa” năm 2019.

Chia sẻ về ý tưởng tạo ra chiếc máy độc đáo này, sinh viên Ngô Trần Minh Đức cho biết: “Chúng mình nhận thấy, hiện nay trên cả nước có khoảng 3.000 hecta trồng sen nhưng thân sen đang bị bỏ đi một cách lãng phí. Trong khi đó, trên thị trường tơ lụa xuất hiện loại lụa làm từ tơ sen. Tơ sen mềm mịn không thua kém tơ tằm, thậm chí mang lại giá trị độc đáo khác”.

Tuy nhiên, thông qua những nghệ nhân làm lụa từ tơ sen, Minh Đức cũng biết được rằng, để làm ra một sản phẩm, người nghệ nhân tốn thời gian từ 1 - 2 tháng lao động bằng tay. Trên thị trường không có loại máy nào tự động hóa quá trình lấy tơ. “Một chiếc khăn dài 1m7, rộng 25cm thì cần đến 4.800 cuống sen. Trong khi một người thợ lành nghề chỉ làm được từ 200-250 cuống mỗi ngày. Như vậy để sản xuất ra một lượng tơ đủ để dệt chiếc khăn phải mất đến hơn 1 tháng. Do làm thủ công nên trên thị trường giá bán của một sản phẩm từ tơ sen rất cao, lên đến 4-5 triệu đồng/sản phẩm. Việc sản xuất tơ sen vẫn chỉ dừng lại ở mức thủ công, quy mô nhỏ và chưa được tự động hóa”, Đức chia sẻ.

Cùng với những người bạn đam mê nghiên cứu khoa học, Đức đã quyết định nghiên cứu làm máy lấy tơ sen với hy vọng giảm giá thành, tăng năng suất, đặc biệt mang sản phẩm từ sen đến gần hơn với người tiêu dùng.

Là một thành viên tích cực tham gia vào quá trình nghiên cứu, Cao Anh Tú (sinh viên trường Đại học Bách khoa Hà Nội) cho rằng dự án rất tiềm năng và khả năng cạnh tranh cao khi đây là chiếc máy đầu tiên trên cả nước lấy tơ sen.

Tú nói: “Máy có tính tự động hóa cao khi tính toán cho phép tích hợp rất nhiều các mô đun tùy theo nhu cầu sử dụng của khách hàng. Về nguyên lý hoạt động, máy lấy tơ sen có 3 cụm chính. Cụm thứ nhất giúp kẹp thân sen và quay, đồng thời lưỡi dao đi vào tạo vết cắt trên thân sen. Cụm thứ hai tay kẹp sẽ kẹp một đầu của thân sen để kéo xoắn nhằm lấy những sợi tơ ban đầu. Và cụm thứ ba sẽ làm công việc miết để nối các sợi tơ với nhau thành một sợi tơ hoàn chỉnh”.

Các nguyên lý miết tơ được các bạn sinh viên mô phỏng lại quá trình thực hiện của các nghệ nhân, gồm có: Bàn miết dưới và miết trên, mô phỏng cho bàn miết tay người. Vật liệu được dán trên bề mặt bàn miết để tăng ma sát cũng được mô phỏng vân tay người và vẫn đảm bảo độ mềm mại.

“Hiện tại, chúng mình đã miết thành công sợi tơ sen. Tuy nhiên, do nguyên liệu đầu vào chưa đúng như thiết kế máy với thân sen mẫu nên tỷ lệ miết chưa cao. Song trong tương lai, chúng mình có thể điều chỉnh để đạt được tỷ lệ cao hơn”, Tú chia sẻ.

Để “ra đời” được sản phẩm máy lấy tơ sen, nhóm sinh viên đã gặp không ít khó khăn. Cụ thể, nghiên cứu này là một sản phẩm hoàn toàn mới, chưa có sản phẩm nào có chức năng tương tự trên thị trường. Vì vậy, việc tối ưu hóa các cơ cấu để dựng lên máy vô cùng khó. Thành viên Lương Đức Trung (sinh viên Đại học Ngoại thương) chia sẻ: “Chúng mình đã phải tối ưu hóa các cơ cấu, tự dựng nên máy dựa trên cơ sở mô phỏng lại các cơ cấu thực hiện của tay người và quá trình làm ra tơ sen. Bên cạnh đó, nhóm phải thực nghiệm tất cả các thông số động học để tìm hướng tối ưu nhất”, Trung nói.

Nguyễn Văn Thắng (sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội) – thành viên của nhóm tự tin: “Theo các thông số mà chúng mình đã tính toán với tốc độ chạy của máy thì hiệu suất có thể gấp 5-7 lần làm thủ công, do đó có thể rút ngắn thời gian cho ra sản phẩm lụa chỉ còn mất khoảng hơn 1 tuần”.

Không bằng lòng với sản phẩm, nhóm bạn trẻ cho biết thời gian tới, nhóm hướng đến việc tiếp tục nghiên cứu để cải thiện máy có thể nhận chất liệu đầu vào là những thân sen có những kích thước, độ ma sát, độ ẩm khác nhau nhằm tăng tỷ lệ thành công trong việc cắt thân, lấy tơ.

“Chúng mình sẽ thử nghiệm và tính toán thêm xem tốc độ máy chạy như thế nào thì cho tơ sen ra nhiều nhất và không còn bị đứt. Dù còn nhiều khó khăn nhưng các thành viên đều tự tin với chiếc máy tự động hóa đầu tiên trên thị trường chắc chắn sẽ có chỗ đứng trên thị trường khi tạo ra những sản phẩm chất lượng không hề thua kém so với làm thủ công”, Thắng bày tỏ.

Đọc thêm

Nghiêm cấm lợi dụng Ban đại diện cha mẹ học sinh thu các khoản ngoài quy định Muôn mặt cuộc sống

Nghiêm cấm lợi dụng Ban đại diện cha mẹ học sinh thu các khoản ngoài quy định

TTTĐ - Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hải Phòng chỉ đạo nghiêm cấm việc lợi dụng danh nghĩa Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, trường để thu các khoản thu ngoài quy định, tăng cường công tác quản lý các khoản thu trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo năm học 2024-2025 sau bão số 3.
“Trung thu lan tỏa yêu thương” sẻ chia với đồng bào vùng lũ Giáo dục

“Trung thu lan tỏa yêu thương” sẻ chia với đồng bào vùng lũ

TTTĐ - Giờ học Hoạt động trải nghiệm của học sinh trường Tiểu học Văn Yên, quận Hà Đông, Hà Nội sáng 16/9 đặc biệt hơn mọi ngày.
Nhịp sống trở lại bình thường ở nhiều trường học vùng ngập lụt Giáo dục

Nhịp sống trở lại bình thường ở nhiều trường học vùng ngập lụt

TTTĐ - Sau nhiều ngày phải tạm dừng đến trường vì ngập lụt sau bão số 3, hôm nay (16/9), học sinh trên địa bàn thành phố Hà Nội đã trở lại trường học.
Công ty CP Giáo dục quốc tế HTC khánh thành trường Mầm non Hugo Giáo dục

Công ty CP Giáo dục quốc tế HTC khánh thành trường Mầm non Hugo

TTTĐ - Tối 14/9, Công ty CP Giáo dục quốc tế HTC đã long trọng tổ chức khánh thành trường Mầm non Ngôi nhà Hugo tại phường Anh Dũng, quận Dương Kinh, Hải Phòng. Hơn 600 khách mời và phụ huynh, học sinh nhà trường đến dự buổi lễ.
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Đà Nẵng khai giảng năm học mới Giáo dục

Đại học Sư phạm Kỹ thuật Đà Nẵng khai giảng năm học mới

TTTĐ - Trường Đại học (ĐH) Sư phạm Kỹ thuật, Đại học Đà Nẵng vừa long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025 tại cơ sở 2, Khu đô thị đại học Đà Nẵng
Vệ sinh môi trường, phòng dịch bệnh trước khi đón học sinh trở lại Giáo dục

Vệ sinh môi trường, phòng dịch bệnh trước khi đón học sinh trở lại

TTTĐ - Sau lũ, những khu vực bị ngập, nhiều rác thải gây ô nhiễm môi trường. Đây cũng là lúc nhiều dịch bệnh bùng phát.
Trường THPT Hoàng Diệu đình chỉ học sinh đánh bạn Giáo dục

Trường THPT Hoàng Diệu đình chỉ học sinh đánh bạn

TTTĐ - Học sinh trường THPT Hoàng Diệu (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đánh bạn đã bị đình chỉ học.
Hơn 5.000 tân sinh viên nhập học Giáo dục

Hơn 5.000 tân sinh viên nhập học

TTTĐ - Từ ngày 12 - 14/9, hơn 5.000 tân sinh viên Học viện Hành chính quốc gia làm thủ tục nhập học.
Thầy cô lội bùn dọn dẹp trường lớp sau mưa lũ Giáo dục

Thầy cô lội bùn dọn dẹp trường lớp sau mưa lũ

TTTĐ - Nước lũ rút, nhịp sống của người dân đang dần trở lại bình thường, các thầy cô giáo lại xắn tay dọn dẹp trường lớp để sẵn sàng đón học sinh.
Thầy cô khẩn trương dọn dẹp, sẵn sàng đón học sinh trở lại trường Muôn mặt cuộc sống

Thầy cô khẩn trương dọn dẹp, sẵn sàng đón học sinh trở lại trường

TTTĐ - Với phương châm "nước rút đến đâu, vệ sinh đến đó", cán bộ, giáo viên các trường học ngoài đê sông Hồng của quận Ba Đình, huyện Thanh Trì khẩn trương dọn dẹp, sẵn sàng đón học sinh trở lại trường vào tuần tới.
Xem thêm