Tag

Lão Khoa hầu bạn đọc

Xã hội 14/12/2020 11:36
aa
TTTĐ - Ông Khoa ơi, vừa qua, báo giấy, báo mạng cồn lên chuyện quyết định mới của Bộ Giáo dục cho phép học sinh được dùng điện thoại di động. Rất nhiều ý kiến trái chiều nhau về quyết định này.
Lão Khoa hầu bạn đọc
Tào lao với lão Khoa

-Ông Khoa ơi, mấy hôm nay, báo giấy, báo mạng cồn lên chuyện quyết định mới của Bộ Giáo dục cho phép học sinh được dùng điện thoại di động. Rất nhiều ý kiến trái chiều nhau về quyết định này. Nhiều thầy cô phản đối rất quyết liệt. Còn với “góc nhìn” của mình, ông thấy sao?

- Tôi ủng hộ tất cả những quyết định của Bộ Giáo dục nhằm đổi mới giáo dục. Điện thoại di động là một phát minh khoa học, một tiện ích rất cần thiết cho đời sống của con người. Sao lại cấm các em dùng? Bắt các em quay lưng lại với nền văn minh và trở về thời đồ đá. Tất nhiên, nếu trong kỳ thi, dùng điện thoại di động chụp đề rồi chuyển ra ngoài, nhờ người giải hộ thì không được. Các thầy sẽ phát hiện được ngay.

Trong phòng thi có đến mấy giám thị cơ mà, làm sao lại không biết. Còn dùng tiện ích của nó để tính toán hay khai căn thì không sao cả. Cũng như các em có thể mang sách hay tài liệu vào phòng thi cũng không sao. Sách in ra là để mở chứ có phải để úp đâu. Thày cô mở giáo án để giảng thì sao lại bắt học sinh phải úp sách khi trả lời. Không nên biến học trò thành những con vẹt.

Dạy học sinh là dạy một lối tư duy chứ không phải biến học sinh thành những vách đá, chỉ máy móc nhại lại những gì thầy cô đã nói, như những tiếng vọng lòe nhòe giữa những vách núi âm u. Muốn chấm dứt chuyện coi cóp, phải có cách thi khác.

Đề thi tất nhiên cũng phải khác, nghĩa là nó phải nằm ngoài trang sách và cao hơn trang sách. Nghĩa là học trò phải nghe giảng, phải đọc giáo trình, đọc rất nhiều và lại phải biết tư duy thì mới có thể trả lời được câu hỏi của thầy. Mang cả một đống sách vào phòng thi, nếu không chịu học, không giỏi suy luận thì cũng chẳng làm gì được cả. Bắt nhớ máy móc vài sự kiện cụ thể, những thông số cụ thể chả để làm gì cả. Muốn biết số liệu, người ta bật google là biết ngay, vậy bắt các em phải nhớ làm gì?

Cách nhớ máy móc là kiểu học cũ, thời xã hội còn chưa phát triển, nên con người phải làm thay phần việc của máy móc. Bây giờ có máy móc rồi thì phải để con người làm những việc mà máy móc không thể làm được chứ. Vì vậy, tôi ủng hộ cải cách đó của Bộ Giáo dục.

- Ông Khoa ơi. Trong đời sống hiện đại ngày nay, hình như thơ với toán lại xích gần nhau. Thậm chí thơ với toán là một…

- Làm sao có chuyện đó. Thơ là thơ và toán là toán chứ. Ai cũng biết thơ ca và toán học là hai lĩnh vực rất khác nhau. Tôi có ông bạn thân là một nhà toán học. Thuở còn ít tuổi, ông ấy đã giỏi toán lắm. Cứ như quan niệm của ông ấy thì toán bao giờ cũng chặt chẽ, chính xác. Một đề Toán có thể có rất nhiều cách giải khác nhau nhưng đáp số thì chỉ có một. Còn thơ ca thì lại mung lung.

Càng đi vào xứ thơ, càng thấy mù mịt. Một bài thơ, có khi chỉ mấy câu mà có bao nhiêu cách hiểu khác nhau. Hiểu thế nào cũng được. Chả bao giờ có "đáp số" cuối cùng. Bởi nhà thơ là những anh tơ lơ mơ nên viết cứ tù mù. Sức hấp dẫn của thơ hình như chính là sự tù mù ấy. Tôi chẳng biết mình có tù mù không? Có một câu thơ tuyệt vời của nhà thơ Xuân Diệu mà tôi rất thích:

Đã nghe rét mướt luồn trong gió

Đã vắng người sang những chuyến đò...

Ta biết trời đất đang chuyển dần sang mùa đông. Xuân Diệu thật tinh tế. Ông "nhìn" được bằng cảm giác, biến cái vô hình thành cái hữu hình, nên thấy được cả rét mướt luồn trong gió. Mắt Xuân Diệu còn "siêu" hơn cả kính hiển vi. “Bịa - Anh bạn tôi trợn mắt lên - Xuân Diệu nhìn đâu mà nhìn. Ông ấy nghe đấy chứ. Mà ai lại nghe rét mướt? Câu thơ lù mù quá! Rét mướt luồn trong gió là thế nào? Rét bao nhiêu độ mới được chứ? Anh bạn tôi xoè ra cái nhiệt kế. Đến thế thì hãi quá! Xuân Diệu nếu nhìn thấy, chắc ông cũng "đứng tim".

- Một bạn đọc nhỏ tuổi nhờ tôi chuyển đến ông câu hỏi: Chú Khoa ơi, cháu nghe nói hồi còn học tiểu học, chú đã từng làm "cố vấn tình yêu" cho các chị ở quê phải không? Thật sự thì câu chuyện ấy thế nào?

- Chuyện ấy xảy ra rất lâu rồi. Hồi ấy, tôi mới học lớp ba. Làng tôi có anh Bản, dạy học trên thị xã. Chỉ chủ nhật anh mới về. Anh về là tưng bừng khắp xóm. Anh dạy trẻ con hát rồi nói chuyện thời sự, toàn những chuyện vui anh thu lượm được qua đài báo. Có khi hào hứng, anh còn ca mấy câu cải lương rất mùi mẫn. Ông Chủ tịch xã bảo: "Cái thằng xuya thật. Không khéo làng này khối cô chết mê chết mệt vì nó!"

Chẳng biết ở làng có cô nào "chết" anh không, nhưng quả một người có mê anh thật. Đó là chị Nụ. Chị là xã viên chăn nuôi lợn. Người chị thấp đậm, đi lạch bạch, nhưng trắng nõn. Cặp má bầu bĩnh, lúc nào cũng đỏ au như quả táo chín.

Chị hay rủ tôi sang nhà anh Bản mượn sách, toàn những cuốn dày cộp. Mượn tối hôm trước, sáng sớm hôm sau, chị đã mang trả. Chị kẹp vào trang sách hai sợi chỉ hồng buộc xoắn vào nhau. Anh Bản thì dường như không biết đến sợi chỉ ấy.

Anh cứ hí hoáy kiểm xem cuốn sách có bị thiếu mất trang nào không? Anh bảo, cho mượn sách anh không sợ, anh chỉ sợ người ta xé mất sách. Chị Nụ bực lắm. Rồi bao nhiêu nỗi bực dọc không kìm nén được, chị lại trút sang tôi: "Người đâu mà ngốc thế. Mang danh trí thức mà lão còn đần hơn cả mấy con lợn của chị. Chị tặng lão cái khăn mùi-soa, thêu hai con chim đang mớm cho nhau. Lão tưởng chị quên cái khăn trong cuốn sách, lại mang đến trả "Người đâu mà đoảng, có mỗi cái khăn cũng bỏ quên thế này thì còn làm được gì. Em bảo thế chị có điên không?".

Nhà thơ Trần Đăng Khoa kể chuyện
Nhà thơ Trần Đăng Khoa kể chuyện

Chị gầy xọp hẳn đi. Rồi mấy ngày sau, chị lại tìm tôi: "Chị yêu lão lắm, Khoa ạ. Chị không còn làm ăn gì được nữa, mà lão thì vừa ngốc vừa đần. Vậy mà không hiểu sao, lúc nào chị cũng nghĩ đến lão.

Bây giờ chị cứ nói bộp vào mặt lão là chị rất yêu lão, em bảo có nên không? Có vô duyên, mang tiếng là cọc lại đi tìm trâu không? Trâu ngốc, trâu ngu, nên cọc mới phải đi tìm...". Tôi ngẩn ra nhìn chị. Thật là chẳng còn hiểu ra làm sao cả.

Chị rơm rớm nước mắt: "Chị rất tin em, em đi đây đi đó nhiều, em biết làm thơ, lại chăm chỉ đọc sách báo...". "Nhưng chị phải xem anh ấy có yêu chị không? Chị nên thử đã, rồi hãy nói thật với anh ấy!". "Thử thế nào?" - Chị có vẻ tò mò. "Thì chị cứ gặp anh ấy, tung ra một cái tin vịt, là chị sắp phải lấy chồng, lấy gã Tứ hâm. Bố chị bắt phải lấy...". "Lão Tứ thọt ấy à? Ối giời, cái lão vừa chấm phẩy, vừa điếc lác, làm sao mà lấy được...". " Thì chị chỉ "thử" thôi mà! Thử xem anh ấy phản ứng ra sao, nếu yêu chị, anh ấy sẽ cuống lên cho mà xem...". Chị Nụ thở phào. Đôi mắt ánh lên một tia sáng trong trẻo. Tự dưng, tôi thấy chị rất đẹp. Một vẻ đẹp thật nhuần hậu. Chị cười: "Ừ, mày đọc nhiều sách cũng có khác. Sách nó bảo thế hở?".

Chị Nụ vui lắm nhưng tôi còn vui hơn. Vui và hồi hộp nữa. Chả gì mình cũng mới tò tè học có lớp Ba, thế mà đã đi làm cố vấn cho người lớn rồi, mà cố vấn ái tình hẳn hoi nhé. Ngày hôm sau, tôi tìm chị Nụ: "Chị thấy anh ấy sao? Có cuống cuồng hốt hoảng không? ".

"Hốt cái khỉ gì? - Chị Nụ rơm rớm nước mắt. Lão lại mừng như vớ được của: "Bao giờ cưới, Nụ nhớ báo trước cho tớ nhé, để tớ làm chủ hôn! Ối giời ơi là giời. Em bảo thế thì chị còn biết làm thế nào?". "Thế thì chị trả thù lão đi!". "Cái gì?". Chị Nụ trợn mắt nhìn tôi. "Trả thù! Nghĩa là chị lấy béng luôn cái gã chấm phảy ấy cho lão tiếc!".

"Ối giời ơi, làm sao lại có chuyện thế được! Cứ tưởng mày đọc nhiều sách, mày thông minh, hoá ra mày cũng ngu! Ngu hơn cả lợn!" . Nói rồi, chị bẻ ngoéo luôn cành xoan, còn tôi thì ù té chạy. Chị vung cành xoan lạch bạch đuổi theo tôi, như đuổi một con lợn vừa mới xổng chuồng...

Đọc thêm

Bão số 4 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới Môi trường

Bão số 4 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 4 hiện đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn Muôn mặt cuộc sống

Hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

TTTĐ - Thành phố Hà Nội sẽ xây dựng phương án hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, diện hộ nghèo, cận nghèo, vùng sâu, vùng xa…; vận động học sinh quyên góp, ủng hộ sách giáo khoa cũ vào thư viện để học sinh các lớp sau, các học sinh có hoàn cảnh khó khăn được mượn và sử dụng sách giáo khoa hiệu quả.
Sẻ chia cùng đồng bào bị thiệt hại bởi bão, lũ Muôn mặt cuộc sống

Sẻ chia cùng đồng bào bị thiệt hại bởi bão, lũ

TTTĐ - Nhằm chia sẻ và chung tay ủng hộ đồng bào các địa phương đang chịu ảnh hưởng nặng nề của bão lũ, Trường Tiểu học Đông Dư (Gia Lâm, Hà Nội) tổ chức chương trình “Tiếp sức cho em vượt qua mùa bão, lũ” nhằm phát động quyên góp ủng hộ đồng bào bị thiệt hại bởi cơn bão số 3 (bão Yagi).
Tổ chức hội nghị biểu dương người tốt, việc tốt vào sáng 7/10 Muôn mặt cuộc sống

Tổ chức hội nghị biểu dương người tốt, việc tốt vào sáng 7/10

UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 273/KH-UBND về tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt; vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2024.
Hành trình tìm "ánh sáng" của chàng trai khiếm thị Xã hội

Hành trình tìm "ánh sáng" của chàng trai khiếm thị

TTTĐ - Trong dòng đời đầy thử thách, đôi khi điều mỗi người mong mỏi chỉ là một khoảnh khắc bình yên. Hành trình tìm "ánh sáng" đầy ấm áp của chàng trai Bình An chính là hiện thân của một trái tim luôn trao gửi tình yêu thương đến với mọi người.
Quảng Nam di dời người dân vùng sạt lở tại Nam Trà My Môi trường

Quảng Nam di dời người dân vùng sạt lở tại Nam Trà My

TTTĐ - 51 hộ dân với 164 nhân khẩu được sơ tán tại các xã Trà Mai, Trà Leng, Trà Vân, Trà Dơn, Trà Don thuộc huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) do sạt lở.
Cảnh báo lũ trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Nam Môi trường

Cảnh báo lũ trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Nam

TTTĐ - Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai cảnh báo từ ngày 19/9 đến 21/9, trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Nam có khả năng xuất hiện 1 đợt lũ, biên độ lũ lên trên thượng lưu các sông từ 3-7m, hạ lưu các sông từ 2-3m.
Ứng phó bão số 4, các địa phương cho học sinh nghỉ học khi cần thiết Môi trường

Ứng phó bão số 4, các địa phương cho học sinh nghỉ học khi cần thiết

TTTĐ - Ngày 19/9, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành công điện về việc chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão.
Trao giải cuộc thi "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5 Muôn mặt cuộc sống

Trao giải cuộc thi "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5

TTTĐ - Sáng 19/9, Báo Người Lao động tổ chức Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi viết "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5 và phát động cuộc thi trong năm 2024 - 2025. Trong lần thứ 5 tổ chức, có 6 tác phẩm đã nhận được giải thưởng này.
Quảng Nam: Nâng cao trách nhiệm phòng chống thiên tai cho người dân Môi trường

Quảng Nam: Nâng cao trách nhiệm phòng chống thiên tai cho người dân

TTTĐ - Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, chiều 18/9, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng chủ trì cuộc họp khẩn với Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh nhằm đưa ra các biện pháp ứng phó.
Xem thêm