Tag
Nguy cơ ngộ độc thực phẩm khi "nhậu" côn trùng

Kỳ 1: Khi côn trùng trở thành đặc sản "lạ miệng"

Sức khỏe 07/10/2024 11:00
aa
TTTĐ - Những năm gần đây, nhiều món ăn làm từ côn trùng đã xuất hiện trên bàn nhậu của các thực khách. Tuy nhiên, không ít ca ngộ độc thực phẩm đã xảy ra từ những món ăn này.
Dùng côn trùng, ve sầu làm thức ăn dễ ngộ độc thực phẩm Sử dụng côn trùng làm thức ăn, bệnh nhân bị ngộ độc nguy kịch Xác định được độc tố trong vụ ngộ độc nấm, côn trùng tại Lào Cai Ngộ độc sau khi ăn sâu ban miêu

Nở rộ những món đặc sản từ côn trùng

Không thể phủ nhận, nhiều món ăn từ côn trùng đã trở thành đặc sản địa phương hấp dẫn thực khách.

Một loại côn trùng đã làm nên tên tuổi của loại bánh cuốn Thanh Trì trong những món ngon Hà Thành là cà cuống. Loại côn trùng được sử dụng làm nguyên liệu pha nước mắm không thể thiếu trong những đĩa bánh cuốn Thanh Trì xưa.

Kỳ 1: Khi côn trùng trở thành đặc sản
Những món ăn đặc sản chế biến từ côn trùng

Tuy nhiên, ngày nay với tốc độ đô thị hoá, cà cuống gần như biến mất hoặc nếu được khai thác cũng bán với giá khá đắt đỏ. Nhiều hàng bánh cuốn không còn sử dụng cà cuống mà thay vào đó là các hương liệu bán sẵn làm mất đi hương vị độc đáo của món ngon Hà Thành xưa.

Nhiều đoạn clip “thưởng thức” đuông dừa còn sống ngoe nguẩy trong bát nước mắm của Việt Nam đã làm bạn bè quốc tế sửng sốt. Đây là loại ấu trùng sâu của bọ kiến dương khi ngâm mắm có vị ngon hấp dẫn rất được thực khách ưa chuộng. Món ăn độc đáo này cũng nhanh chóng trở thành đặc sản của đồng bằng sông Cửa Long làm say lòng khách du lịch.

Nhộng, ấu trùng ong, ve sầu, châu chấu, dế… khi được chiên giòn hoặc rang lá chanh cũng đem lại hương vị thơm ngon béo ngậy, giòn tan.

Trước đây, các món ăn từ côn trùng chủ yếu được người dân tộc tại nhiều tỉnh miền núi phía bắc như Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng chế biến thành nhiều món ăn. Nhưng nay những món ăn này cũng dần xuất hiện trong thực đơn các nhà hàng ở Hà Nội và nhanh chóng hấp dẫn du khách.

Thậm chí, những loài có vẻ ngoài khá đáng sợ như sâu, gián, giun đất, bọ cạp…cũng đều trở thành món nhậu hấp dẫn.

Kiến đóng góp độc đáo trong ẩm thực vùng miền với nhiều món ăn ngon như bánh trứng kiến, xôi trứng kiến, kiến chua nướng, dưa cải kho trứng kiến, gỏi cá kiến chua, canh trứng kiến...

Món trứng kiến làm từ hạt trứng nhỏ li ti trong suốt được chế biến công phu với nước ấm, bột canh, hành khô và mỡ, tạo nên một hương vị thơm ngon đặc trưng. Xôi trứng kiến béo của mỡ hành, bùi bùi của trứng kiến và thơm dẻo của xôi nếp là một trải nghiệm ẩm thực độc đáo không thể bỏ qua.

"Mồi nhậu" từ thiên nhiên có đảm bảo an toàn thực phẩm?

Mặc dù là món ăn đặc sản thơm ngon song với nguồn gốc thực phẩm côn trùng là do tự nhiên nên không thể kiểm soát hết quá trình sinh trưởng của loài vật đó.

Thêm vào đó, việc dùng côn trùng làm món ăn cũng đòi hỏi nhiều quy trình chế biến, làm sạch mà không phải nhà hàng hay thực khách nào cũng nắm rõ kiến thức sơ chế đảm bảo an toàn thực phẩm.

Kỳ 1: Khi côn trùng trở thành đặc sản
Người dân không ăn các loại nhộng, ấu trùng, côn trùng lạ, đã bị chết hoặc có hình dạng, màu sắc khác lạ

Theo khuyến cáo của Hội Côn trùng học Việt Nam, côn trùng có thể được sử dụng như một loại thực phẩm bổ sung bởi chúng có hàm lượng protein cao cũng như rất giàu các vi chất (đồng, sắt, magiê, mangan, photpho, selen và kẽm). Tuy nhiên, không phải loài côn trùng nào cũng có thể sử dụng làm thực phẩm.

Lưu ý, khi thu bắt ngoài tự nhiên, nếu không cẩn thận chúng ta vẫn có thể nhầm lẫn với côn trùng không ăn được hay lẫn với tạp chất, nấm mốc có hại. Do đó, mọi người không thể khẳng định cứ là côn trùng bắt ngoài tự nhiên thì hoàn toàn sạch, yên tâm sử dụng, kể cả ăn sống.

Tùy theo môi trường thu bắt côn trùng để người dân biết côn trùng có sạch không hay bị dính thuốc trừ sâu, dính các tạp chất độc hại khác. Nhiều trường hợp ăn phải côn trùng nhiễm độc nên cũng ngộ độc theo.

Đặc biệt, khi chế biến món ăn, mọi người cần phải có quy trình xử lý đảm bảo; ví dụ nên rửa sạch côn trùng bằng nước muối, thậm chí là cồn để "khử" hết nấm độc, giun, rận... bám trên mình côn trùng.

Quá trình sơ chế, chế biến bảo đảm an toàn như ngâm, thả côn trùng vào nước muối ấm, nước vôi... để côn trùng bị kích thích, thải hết chất độc trong ruột, tại các tuyến ngoại tiết; loại bỏ ruột, cánh, chân, đầu, vòi; rửa sạch bằng nước ấm, nước muối để loại bỏ vi sinh vật, chất bẩn bám trên thân côn trùng; để ráo nước, đun chín kỹ và ăn ngay sau khi chế biến.

Đặc biệt, người dân lưu ý tuyệt đối không ăn sống, ăn tái, nấu chín nguyên con không qua sơ chế, vệ sinh... ; nguyên tắc khi ăn côn trùng ví dụ như loại bọ xít là buộc phải chế biến ở nhiệt độ cao vì chất độc sẽ bị phân giải.

Trong trường hợp sau khi ăn có các biểu hiện, triệu chứng khác thường như mệt mỏi, choáng váng, buồn nôn, mẩn ngứa, đau bụng, rối loạn tiêu hóa… cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Người dân cũng chú ý không sử dụng, không “thử nghiệm” các loại nhộng, ấu trùng, côn trùng lạ, đã bị chết hoặc có hình dạng, màu sắc khác lạ với tự nhiên để chế biến thành thức ăn mà chỉ nên lựa chọn những loại nhộng, ấu trùng, côn trùng thông thường, phổ biến, còn tươi sống để chế biến thành thức ăn. Đặc biệt những người có cơ địa dị ứng cần thận trọng khi ăn, nếu nghi ngờ thì không ăn.

Còn nữa

Đọc thêm

Tổ chức thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV Tin Y tế

Tổ chức thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV

TTTĐ - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 141/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS).
Chuyển hồ sơ sang công an xử lý phòng khám “vẽ bệnh, moi tiền” Nhịp sống phương Nam

Chuyển hồ sơ sang công an xử lý phòng khám “vẽ bệnh, moi tiền”

TTTĐ - Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, sẽ chuyển hồ sơ vụ việc đến Công an TP để điều tra, làm rõ các hành vi vi phạm pháp luật của Phòng khám đa khoa, thuộc Công ty TNHH MTV Dịch vụ Y tế Y học Sài Gòn khi cơ sở này tiếp tục tái phạm hành vi “vẽ bệnh, moi tiền” người bệnh.
Làm thế nào để tránh “lười” uống nước khi trời lạnh? Chung tay vì an toàn thực phẩm

Làm thế nào để tránh “lười” uống nước khi trời lạnh?

TTTĐ - Khi thời tiết chuyển mùa không khí lạnh tràn về, mọi người thường có xu hướng uống ít nước đi. Tuy nhiên, điều này dẫn đến tình trạng cơ thể thiếu nước và gây ra một số biến chứng nghiêm trọng.
Những món ăn tăng cường sức đề kháng cho các bà bầu Chung tay vì an toàn thực phẩm

Những món ăn tăng cường sức đề kháng cho các bà bầu

TTTĐ - Khi thời tiết giao mùa, nóng lạnh thất thường, tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây bệnh có cơ hội phát triển. Khi mang thai, sức đề kháng của mẹ bầu cũng suy giảm nên có nguy cơ cao mắc bệnh.
Tiếp tục triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin sởi - rubella Tin Y tế

Tiếp tục triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin sởi - rubella

TTTĐ - Theo thông tin từ Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội, trong tuần qua, trên địa bàn tiếp tục ghi nhận nhiều bệnh nhân mắc các dịch bệnh nguy hiểm như sốt xuất huyết, sởi, viêm não mô cầu...
Hai cơ sở thẩm mỹ gây tai biến nặng, trốn tránh trách nhiệm Nhịp sống phương Nam

Hai cơ sở thẩm mỹ gây tai biến nặng, trốn tránh trách nhiệm

TTTĐ - Cơ quan chức năng TP Hồ Chí Minh đang làm rõ hành vi vi phạm và xử lý nghiêm 2 cơ sở hành nghề phẫu thuật thẩm mỹ trái phép, gây tai biến nặng cho bệnh nhân, trốn tránh trách nhiệm.
Nâng cao kiến thức an toàn thực phẩm cho nhân viên trông bán trú Chung tay vì an toàn thực phẩm

Nâng cao kiến thức an toàn thực phẩm cho nhân viên trông bán trú

TTTĐ - Với mong muốn ngày một nâng cao chất lượng dịch vụ trong trường học, sáng 27/10, Công ty TNHH Dịch vụ ăn uống Minh Đức phối hợp với Phòng Y tế huyện Gia Lâm (Hà Nội) tổ chức lớp tập huấn nâng cao kiến thức về an toàn thực phẩm (ATTP) cho cán bộ, nhân viên công ty cùng các thầy cô trông bán trú tại một số trường trên địa bàn.
Nâng mức hỗ trợ bảo hiểm y tế cho học sinh, sinh viên Tin Y tế

Nâng mức hỗ trợ bảo hiểm y tế cho học sinh, sinh viên

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội kiến nghị xem xét tăng mức hỗ trợ từ nguồn ngân sách Nhà nước cho nhóm đối tượng học sinh, sinh viên và người thuộc hộ gia đình làm nông lâm ngư nghiệp và diêm nghiệp có cuộc sống ở mức trung bình.
Các quy định mới về thông tuyến bảo hiểm y tế còn chung chung Tin Y tế

Các quy định mới về thông tuyến bảo hiểm y tế còn chung chung

TTTĐ - Nhận định các quy định mới về thông tuyến bảo hiểm y tế còn chung chung, đại biểu Quốc hội cho rằng cần tiếp tục “gia cố” thêm để giải tỏa những vướng mắc, bất cập hiện nay.
Số trẻ em mắc tay chân miệng, sởi và sốt xuất huyết lại tăng Nhịp sống phương Nam

Số trẻ em mắc tay chân miệng, sởi và sốt xuất huyết lại tăng

TTTĐ - Theo thống kê của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh, số ca mắc bệnh tay chân miệng, sởi và sốt xuất huyết ở trẻ gần đây đang có xu hướng tăng nhanh.
Xem thêm