Tag

Không chỉ đi đúng luật mà còn phải biết nhường nhịn nhau trên đường

Giao thông 14/12/2020 13:00
aa
TTTĐ - Đề cập đến câu chuyện về văn hóa giao thông, tại chương trình "Người bạn đường" và Lễ tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông năm 2020 diễn ra vào trung tuần tháng 11 vừa qua, nhằm hưởng ứng "Ngày Thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông" do Đại Hội đồng Liên hợp quốc phát động, các ý kiến khách mời tham gia chương trình cho rằng văn hóa giao thông là không chỉ đi đúng luật mà còn biết nhường nhịn nhau trên đường, đối xử với những người cùng lưu thông trên đường một cách có văn hóa, sẵn sàng giúp đỡ nhau khi cần.
Bình Dương: Xem xét thí điểm hạn chế phương tiện lưu thông theo giờ trên một số tuyến đường trọng điểm Hà Nội thông qua nghị quyết đặt tên 27 đường phố mới
Hình ảnh đối tượng Lê Tấn Thành hành hung nữ sinh sau va chạm giao thông
Hình ảnh đối tượng Lê Tấn Thành hành hung nữ sinh sau va chạm giao thông

Đã có hai năm liền, văn hóa giao thông được lấy làm chủ đề của Năm An toàn giao thông. Đó là năm 2016 với chủ đề "Xây dựng văn hóa giao thông gắn với nâng cao trách nhiệm, siết chặt kỷ cương của người thực thi công vụ" và năm 2017 với chủ đề "Xây dựng văn hóa giao thông trong thanh, thiếu niên."

Nhìn một cách sâu xa, chủ đề của mỗi năm An toàn giao thông kể từ 2016 đến nay đều gắn với văn hóa giao thông, như năm 2018 là "An toàn giao thông cho trẻ em"; năm 2019 "An toàn giao thông cho hành khách và người đi môtô, xe máy" và năm 2020 "Đã uống rượu, bia không lái xe."

Đi liền với chủ đề của các năm đều gắn với mục tiêu phấn đấu mỗi năm kéo giảm từ 5-10% số vụ, số người chết và số người bị thương do tai nạn giao thông.

Báo cáo đánh giá 5 năm thực hiện phong trào thi đua bảo đảm trật tự an toàn giao thông giai đoạn 2016-2020 và Năm An toàn giao thông 2020 của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho thấy công tác tuyên truyền văn hóa giao thông khá dày đặc với nhiều hoạt động quy mô lớn, tạo được dấu ấn và sự quan tâm của xã hội, như chương trình giáo dục "An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ"; chuỗi hoạt động "Uống có trách nhiệm và An toàn giao thông"; Ngày hội "Thanh niên với văn hóa giao thông"…

Nội dung tuyên truyền đều tập trung vận động nhân dân thực hiện nếp sống "văn hóa giao thông," tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông.

Mặc dù chúng ta đã và đang rất nỗ lực xây dựng một cộng đồng văn minh trên đường nhưng tai nạn vẫn có thể xảy ra và hằng ngày vẫn có những người ra đường và không trở về nhà.

Tại Lễ tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông năm 2020, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình chia sẻ trong những năm qua tại Việt Nam, tai nạn giao thông đã luôn được kiềm chế và kéo giảm cả về số vụ, số người chết và số người bị thương. Tuy nhiên, mỗi năm vẫn có trên 7.500 người bị tai nạn giao thông cướp đi mạng sống cùng với gần 15.000 người bị thương tật suốt đời. Thiệt hại về nhân mạng là không gì bù đắp được.

Tai nạn giao thông không chỉ gây tổn thất rất lớn cho cá nhân, gia đình, mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế, tạo gánh nặng cho xã hội và gây tổn thương cho hình ảnh một đất nước Việt Nam hòa bình, thân thiện. Chúng ta cần thẳng thắn nhìn nhận là việc để xảy ra tai nạn giao thông có phần lỗi và trách nhiệm của từng cá nhân, của cả cộng đồng và của Nhà nước.

Để tiếp tục kéo giảm tai nạn giao thông, Phó Thủ tướng kêu gọi các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương, các tổ chức, đoàn thể và mọi người dân nghiêm chỉnh chấp hành quy định pháp luật về an toàn giao thông, cùng tự giác thực hiện việc khi đã uống rượu, bia thì không lái xe; không phóng nhanh, vượt ẩu khi lái xe; luôn đội mũ bảo hiểm khi đi tham gia giao thông bằng xe môtô, xe máy; luôn thắt dây an toàn khi ngồi trên ôtô; nhường nhịn, giúp đỡ nhau khi tham gia giao thông; cùng nhau tạo lập một môi trường giao thông, văn hóa giao thông an toàn và thân thiện.

Là Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình luôn quan tâm đến vấn đề văn hóa giao thông. Trong mỗi hội nghị, phát biểu chỉ đạo, ông đều đề cập đến việc xây dựng văn hóa giao thông.

Nếu như triển khai nhiệm vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông năm 2018, Phó Thủ tướng chỉ đạo "tiếp tục xây dựng văn hóa giao thông cho toàn xã hội, trọng tâm là bảo vệ an toàn giao thông cho trẻ em và người lớn nêu gương về văn hóa giao thông" thì năm 2019, Phó Thủ tướng yêu cầu "xây dựng văn hóa an toàn trong cơ quan cơ quan quản lý nhà nước, lực lượng thực thi công vụ và doanh nghiệp vận tải, tuyên truyền văn hóa giao thông liên tục, để ý thức giao thông thấm vào trong từng người, từ trẻ em mầm non đến người cao tuổi thấy được trách nhiệm của mình trong khi tham gia giao thông."

Tại Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện phong trào thi đua bảo đảm trật tự an toàn giao thông giai đoạn 2016-2020 và Năm An toàn giao thông 2020 vừa qua, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đề nghị phát huy các giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống và hiện đại trong tuyên truyền, xây dựng văn hóa giao thông; đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng các phương tiện, nền tảng kỹ thuật số, mạng xã hội để tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật, định hướng các giá trị văn hóa giao thông; đấu tranh, ngăn ngừa những hiện tượng "phi văn hóa" trong giao thông.

Vụ việc cụ thể được Phó Thủ tướng nhắc đến như một "điển hình" về tình trạng "phi văn hóa" trong giao thông là trường hợp em V.N.K.V. (15 tuổi, học sinh Trường Trung học Phổ thông Nguyễn Đình Chiểu, thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương) bị Lê Tấn Thành (29 tuổi, ngụ phường Tương Bình Hiệp, Thủ Dầu Một) dùng gậy đánh, sau khi va chạm giao thông (ngày 7/12) khiến em V phải nhập viện, khâu 10 mũi ở đỉnh đầu và rơi vào trạng thái hoảng loạn.

"Đã vi phạm, làm ngã em nữ sinh rồi còn quay lại đánh người ta bằng ống nước. Dã man không?," Phó Thủ tướng thốt lên.

Vụ việc gây bức xúc dư luận này chưa kịp lắng xuống, ngày 12/12, một vụ việc khác tương tự lại xảy ra ở Tây Ninh. Do có va chạm giao thông với chị Lê Thị Mộng Trúc (sinh năm 1995, ngụ ấp Khởi Nghĩa, xã Cầu Khởi, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh), nữ sinh H.B.B.N. (sinh năm 2008, học sinh lớp 7 Trường Trung học cơ sở Chà Là, huyện Dương Minh Châu) bị Trần Văn Mẫn (là chồng chị Trúc) đánh bị thương, phải khâu ở đầu và bị bong gân chân.

Mặc dù các vụ hành hung trên đã được cơ quan công an vào cuộc xử lý kịp thời nhưng vẫn dấy lên lo ngại về hiện tượng phi văn hóa, bạo lực giao thông. Cách đây hơn 1 tháng, Công an quận Cầu Giấy (Hà Nội) thụ lý vụ va chạm giao thông giữa hai tài xế ôtô Vinfast và Lexus 350 rượt đuổi, húc, đâm và chèn bánh xe nhau như phim hành động trên phố Trần Duy Hưng, bất chấp dòng phương tiện đang qua lại đông đúc.

Từ những vụ việc trên cho thấy nâng cao nhận thức và ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông, xây dựng văn hóa giao thông trong cộng đồng luôn cần được chú trọng và làm thường xuyên, liên tục.

Mỗi người cần tuân thủ pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, nhường nhịn khi tham gia giao thông, như câu tục ngữ "một điều nhịn, chín điều lành" để chúng ta có một xã hội giao thông an toàn.

Đọc thêm

Thông xe cầu Nam Lý sau 8 năm khởi công Giao thông

Thông xe cầu Nam Lý sau 8 năm khởi công

TTTĐ - Sau khoảng 8 năm khởi công xây dựng, sáng 2/10, cầu Nam Lý (TP Thủ Đức) đã chính thức được thông xe, góp phần giảm thiểu ùn tắc giao thông khu vực và phục vụ người dân đi lại.
Hầm chui cửa ngõ phía Nam TP Hồ Chí Minh trước ngày thông xe Giao thông

Hầm chui cửa ngõ phía Nam TP Hồ Chí Minh trước ngày thông xe

TTTĐ - Một nhánh hầm chui đường Nguyễn Văn Linh từ hướng Quận 7 đi huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh dự kiến thông xe vào ngày 4/10 tới đây.
Khẩn trương hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Giao thông

Khẩn trương hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi

TTTĐ - Sáng 1/10, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà họp trực tuyến với các bộ, ngành và địa phương liên quan về tình hình triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 TP HCM.
Sau hơn 20 năm quy hoạch, ga Bình Triệu giờ ra sao? Giao thông

Sau hơn 20 năm quy hoạch, ga Bình Triệu giờ ra sao?

TTTĐ - Sau hơn 20 năm được quy hoạch nhưng chưa thực hiện được gì, mới đây trong Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP Hồ Chí Minh đến năm 2040, tầm nhìn 2060, TP Hồ Chí Minh vẫn muốn giữ quy hoạch ga Bình Triệu để làm ga đường sắt đô thị, depot cho đường sắt đô thị.
Xử lý nghiêm các phương tiện kinh doanh vận tải vi phạm giao thông Nhịp điệu cuộc sống

Xử lý nghiêm các phương tiện kinh doanh vận tải vi phạm giao thông

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đối với hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ trong tình hình mới.
Quy định về mở, sử dụng, khóa tài khoản giao thông Giao thông

Quy định về mở, sử dụng, khóa tài khoản giao thông

TTTĐ - Nghị định 119/2024/NĐ-CP quy định về thanh toán điện tử giao thông đường bộ, Chính phủ nêu rõ quy định về mở, sử dụng, khóa tài khoản giao thông.
Việc phát triển đường sắt tốc độ cao phải bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ Giao thông

Việc phát triển đường sắt tốc độ cao phải bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ

TTTĐ - Ngày 30/9/2024, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 441/TB-VPCP thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam.
Xây dựng cầu Phong Châu mới theo quy định về xây dựng công trình khẩn cấp Giao thông

Xây dựng cầu Phong Châu mới theo quy định về xây dựng công trình khẩn cấp

TTTĐ - Ngày 30/9/2024, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 7002/VPCP-CN truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về việc tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới trên quốc lộ 32C nối huyện Tam Nông với huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
Tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm học sinh vi phạm giao thông Thanh niên Thủ đô với văn hoá giao thông

Tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm học sinh vi phạm giao thông

TTTĐ - Trước tình trạng học sinh vi phạm Luật Giao thông vẫn diễn ra phổ biến, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an thành phố Hà Nội đã và đang chỉ đạo các đơn vị tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng tuyên truyền, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông cho các em học sinh. Đồng thời, cơ quan chức năng tổ chức lực lượng kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
6 ý nghĩa lớn của Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu Giao thông

6 ý nghĩa lớn của Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

TTTĐ - Ngày 29/9, tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khởi công tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn từ Km19 đến Km53 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình) với tổng vốn gần 10.000 tỷ đồng.
Xem thêm