Khoảng 150 gian hàng tham gia Hội chợ làng nghề Việt Nam
Dự kiến Hội chợ làng nghề Việt Nam thu hút khoảng 150 gian hàng tham gia trưng bày và giới thiệu sản phẩm
Bài liên quan
Đẩy mạnh tôn vinh các sản phẩm hàng Việt Nam chất lượng cao
“Hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam”
Tuổi trẻ Thủ đô đồng hành cùng hàng Việt Nam
Viên khớp Tâm Bình được vinh danh Top 1 “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” năm 2018
Với chủ đề “Phát triển sản phẩm chủ lực của các làng nghề Việt Nam hướng tới mỗi xã mỗi phường một sản phẩm hay mỗi làng một sản phẩm – OCOP”, dự kiến Hội chợ làng nghề Việt Nam thu hút khoảng 150 gian hàng tham gia trưng bày và giới thiệu sản phẩm tại Hội chợ.
Hội chợ được tổ chức nhằm mục đích giới thiệu quảng bá cho Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 – 2020 (OCOP), theo Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch triển khai Chương trình OCOP của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hội chợ cũng là dịp để quảng bá, tuyên dương các làng nghề truyền thống; Thúc đẩy các hoạt động giao lưu kinh tế, tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu, sản phẩm, tham quan giao dịch, mua sắm góp phần đưa sản phẩm làng nghề thành sản phẩm hàng hóa có tính thương mại và giá trị gia tăng cao.
Hội chợ làng nghề Việt Nam cũng là dịp khuyến khích khả năng sáng tạo của các nghệ nhân, thợ thủ công và các nhà sản xuất kinh doanh nhằm góp phần nâng cao chất lượng, tinh hoa văn hóa làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam. Bên cạnh đó, thông qua Hội chợ nhằm thu hút đầu tư trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm với quy mô rộng, khuyến khích phát triển tiềm năng văn hóa du lịch và ngành nghề nông thôn; khôi phục và phát triển nghề, phát huy bản sắc dân tộc theo chủ trương phát triển nông thôn mới; tạo cơ hội thuận lợi để ngành nghề nông thôn, nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống, du lịch làng nghề ngày càng phát triển trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế Quốc tế.
Đến thời điểm này, Ban tổ chức Hội chợ đã nhận được sự tham gia của nhiều tổ chức, đơn vị đến từ các Uỷ ban nhân dân, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng Điều phối nông thôn mới, Trung tâm XTTM, Trung tâm khuyến nông, khuyến công các tỉnh, thành phố; Các đơn vị làng nghề, phố nghề; Các nghệ nhân, thợ thủ công, hộ gia đình, câu lạc bộ, hợp tác xã; Các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, cơ sở làng nghề; Các quốc gia, tổ chức, công ty nước ngoài; Các đơn vị cung ứng, dịch vụ hỗ trợ; Các nghệ nhân, thợ thủ công, hộ gia đình.
Các gian hàng được phân chia thành các khu vực cụ thể như: Khu không gian trưng bày tôn vinh làng nghề truyền thống gồm: mỹ nghệ kim hoàn: vàng, bạc, đồng, khảm tam khí; gốm sứ, pha lê thuỷ tinh; điêu khắc trạm khảm từ đá, gỗ, sừng, sơn mài; mây song, tre nứa lá, mây tre đan; thêu, dệt thổ cẩm, lụa và các chất liệu khác; hoa khô, hoa lụa, hoa đất, hoa gỗ, hoa giấy, khảm trai, sơn son thiếp vàng, các loại sản phẩm và mô hình làng nghề, phố nghề.
Khu gian hàng trưng bày các đặc sản của các tỉnh, thành tiêu biểu; giới thiệu sản phẩm chủ lực của các tỉnh gồm: sản phẩm nông sản chủ lực, sản phẩm làng nghề (Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn; Văn phòng Điều phối nông thôn mới; Chi cục PTNT; Trung tâm khuyến nông, khuyến công; Hội nông dân các tỉnh, thành phố…).
Khu thao diễn tay nghề: nghề gỗ, nghề thêu, nghề dệt lụa, nghề nón lá, nghề gốm, đúc đồng,…; Khu gian hàng của các đơn vị, doanh nghiệp; Khu gian hàng của các dự án quốc tế tại Việt Nam (IFAD, UNIDO, SGF…); Khu gian hàng của các địa phương, các doanh nghiệp trưng bày giới thiệu sản phẩm OCOP.
Bài liên quan
Hà Nội có 80 chuỗi liên kết nông sản an toàn từ sản xuất đến tiêu thụ
Hà Nội có thêm cửa hàng nông sản an toàn phục vụ người dân
Tuần lễ giới thiệu “Nông sản an toàn” tới người dân Thủ đô
Phiên chợ Nông sản an toàn tháng 4: “Địa chỉ xanh – Nông sản sạch”