Khó khăn chồng chất
Nhân dân xã Thanh Phong dùng bê tông tươi làm đường giao thông nông thôn
Bài liên quan
Siêu thị Mường Thanh kiểm tra chất lượng "đầu vào" như khách sạn 5 sao
Phạt tới 1 tỷ đồng nếu vi phạm hành chính về thủy sản
Dự án thu hút đầu tư ở huyện Tân Kỳ (Nghệ An): Buông lỏng kiểm tra, giám sát
Đóng cửa các cơ sở SXKD gây TNLĐ: Đừng làm theo kiểu “đá ném ao bèo”
Nghệ An: Doanh thu du lịch đạt gần 300 tỷ đồng dịp lễ
Thanh Phong là xã nghèo, nằm ở tốp sau của huyện miền núi Thanh Chương. Cuộc sống nhân dân chủ yếu dựa vào hoạt động sản xuất nông nghiệp nên cái đói, cái nghèo luôn bủa vây. Triển khai xây dựng NTM, cán bộ, đảng viên và người dân nơi đây “nhìn đâu cũng thấy khó”. Ngoài diện tích đất nông nghiệp, diện tích phần lớn là đồi núi nên công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao thu nhập người dân gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, nguồn ngân sách địa phương quá hạn hẹp, hạn chế trong việc đầu tư xây dựng các công trình cơ bản; nhất là số km đường giao thông nông thôn lớn cần nhiều nguồn lực đầu tư để cứng hóa. Đáng quan tâm, một bộ phận cán bộ còn hạn chế về năng lực, thiếu nhiệt tình hoặc chưa đầu tư thời gian vào thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
“Gần như là một cuộc cách mạng lớn được cấp ủy đảng, chính quyền thực hiện để đổi thay cách nghĩ, cách làm, tư duy, suy nghĩ của bà con nhân dân. Bên cạnh đó là nỗ lực thu hút, mời gọi đầu tư, tranh thủ các nguồn lực để xây dựng NTM”, ông Phan Mạnh Hùng – Chủ tịch UBND xã Thanh Phong huyện Thanh Chương (Nghệ An) chia sẻ.
Theo lãnh đạo địa phương, từ việc xây dựng kế hoạch, dự thảo chương trình hành động; đến việc tuyên truyền, vận động người dân; tổ chức họp các thôn xóm, khu dân cư để bàn kỹ nhưng vẫn rất khó khăn vì dân còn băn khoăn.
Vậy là cán bộ, đảng viên phải xắn tay làm trước để dân tin. Công tác hiến đất mở đường, tự nguyện đóng góp tinh thần, vật chất… được đảng ủy, UBND xã phát động rộng rãi. Cách làm này đã làm chuyển biến nhận thức, suy nghĩ của người dân về chương trình mục tiêu NTM. Đã có hàng chục nghìn ngày công, hàng trăm nghìn m2 đất, hàng tỷ đồng tiền đóng góp của nhân dân được huy động để thực hiện.
Xã nghèo, xuất phát điểm thấp nên khối lượng công việc mà cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân Thanh Phong thực hiện được trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM rất đáng ghi nhận. Hiện tại, địa phương đã đạt 15/19 tiêu chí; còn 4 tiêu chí khó đạt đang được địa nỗ lực thực hiện là tiêu chí giao thông, cơ sở vật chất văn hóa, tổ chức sản xuất, môi trường và an toàn thực phẩm với tổng kinh phí cần thực hiện là hơn 9,1 tỷ đồng.
Lãnh đạo xã Thanh Phong cho biết những tiêu chí dễ được ưu tiên thực hiện trước nên đã đạt. Bốn tiêu chí còn lại đang gặp quá nhiều khó khăn rất cần sự quan tâm lớn của cấp trên về nguồn vốn thực hiện. Phát huy tinh thần tự lực tự cường, vượt khó khắc phục mọi khó khăn, xã Thanh Phong đang đặt ra lộ trình thực hiện cụ thể cho từng tiêu chí. Đó là, quý 3 năm 2019 hoàn thành tiêu chí giao thông, cơ sở vật chất văn hóa, hình thức tổ chức sản xuất.; quý 4 năm 2019 phấn đầu hoàn thành tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm.
Ông Phan Mạnh Hùng – Chủ tịch UBND xã Thanh Phong huyện Thanh Chương (Nghệ An) thông tin:để thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, địa phương tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, vận động các nội dung của chương trình từ xã đến xóm để các tầng lớp nhân dân hiểu và cả hệ thống chính trị tham gia. Thường xuyên cập nhật, đưa tin về các mô hình, các điển hình tiên tiến, sáng kiến kinh nghiệm hay về xây dựng NTM để nhân rộng. Phát động phong trào thi đua xây dựng NTM trong toàn xã. Mỗi cơ quan, đoàn thể từ xã đến xóm đều xây dựng chương trình hoạt động đóng góp vào công cuộc xây dựng NTM và xem đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm thường xuyên. Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị đóng vai trò nòng cốt trong cuộc vận động các tầng lớp nhân dân tin tưởng, đoàn kết xây dựng NTM. Thường xuyên tổ chức các cuộc thi đua để phát huy vai trò chủ thể và tính tích cực của người dân trong xây dựng NTM.
Trang thông tin này có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương